trevorquach
08-06-2012, 06:43 PM
Truyện ngắn:
<div align="center">Chờ nhật thực
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=354574
Minh họa: Lê Thiết Cương
1. Hôm nay tôi là một chàng trai già, gần bốn mươi tuổi. Đương nhiên tôi không thể sống đến năm 2132. Tức là phải hơn một trăm hai mươi năm nữa mới lại có một ngày nhật thực toàn phần như hôm nay. Tôi dậy khá sớm vì điều quan trọng đó, dù nhật thực hay không
chẳng ảnh hưởng gì tới tôi cả.
Cũng chẳng có thay đổi tí ti nào đến ai. Nhưng tin nhật thực mấy bữa nay khiến tôi bồn chồn, ngủ không yên giấc, bồn chồn đến nỗi không sờ được vào công việc gì nữa. Lúc nào Hoa cũng ẩn hiện trước mắt tôi.
Em ơi, nhật thực toàn phần đây này!
Trước ngày Hoa mất, năm đó là dịp nhật thực hình vành khuyên. Tôi còn nhớ em náo nức thế nào, quyết tâm xem cho được cái hình vành khuyên ám ảnh kia. Tôi chiều em, bỏ dở bài báo, pha cho em một chậu nước với mực xanh, thả cái gương soi vào đáy chậu, rồi cằn
nhằn:
- Cứ như nhật thực cuối cùng trong đời không bằng. Làm sao hôm nay em nhất định phải thấy nó? Em có biết mỗi năm hai ba lần cái thứ vành khuyên vớ vẩn ấy xuất hiện không? Có khi còn nhật thực toàn phần nữa kia.
Em ngẩn ra. Đôi mắt mười chín tuổi trông ngơ ngác tội nghiệp, đôi mắt khiến tôi không nỡ bực thêm với em.
- Toàn phần? Em biết rồi, nghĩa là mặt trời biến mất... A, không phải, nghĩa là sẽ có một mặt trời đen tuyền lơ lửng trên không... Chao ôi, giá em được một lần nhìn thấy thế nhỉ!
Tôi bỏ mặc em ngoài ban công, đi vào với bài báo ?Bãi đá cổ bí ẩn?.
Không ngờ đúng là lần nhật thực cuối cùng của em. Hai tháng sau em đột ngột ra đi vì bị ong vò vẽ đốt khi vào rừng Cát Bà, trong lần cùng các bạn dã ngoại vẽ phong cảnh. Người ta tìm được em nhưng đã không cứu kịp.
Về cái chết kỳ lạ xảy ra, tôi không tin do ong vò vẽ, mặc dù em nằm bất động ngay bên dưới tán cổ thụ, cạnh một tổ ong đang bay xớn xác. Làm sao một vài nốt ong châm trên cánh tay em lại là nguyên nhân để em phải chấm dứt cuộc sống trên thế gian này? Dù tất
cả kết luận khám nghiệm đều nói với tôi điều vô lý đó, nhưng tôi không bao giờ hết hoài nghi.
Kỷ niệm lần nhật thực vành khuyên năm ấy khiến tôi mãi xót xa. Tại sao tôi lại cằn nhằn em vào dịp đầu tiên, cuối cùng và duy nhất em được nhìn nhật thực hình vành khuyên?
Tôi chưa bao giờ cầm đến cây cọ với sơn dầu, nhưng một hôm tôi nổi máu vẽ nốt bức tranh Mặt trời đen mà em mới phác thảo. Vừa vẽ vừa lặng lẽ khóc. Nhớ hôm đặt nét bút đầu tiên cho bức tranh, em thì thầm bên tai tôi:
- Em sẽ hoàn thiện bức tranh Mặt trời đen thật tuyệt, rồi anh sẽ thấy. Để em đi Cát Bà đã.
Tôi đặt tên bức tranh Mặt trời đen trinh trắng. Cây lá rực lửa, bầu trời mây rực lửa và một mặt trời đen chết lặng chênh chếch. Đôi cò trắng chuẩn bị bay lên từ bãi sậy hoang vắng cũng như chấp chới ánh lửa.
Hai chữ trinh trắng tôi dành cho em. Cho đến lúc chết em vẫn còn là một trinh nữ. Tôi đã giữ đúng lời hứa hẹn với mẹ em, dành tất cả chờ ngày hôn lễ, sau khi em tốt nghiệp. Em không biết một lời hứa thiêng liêng bí mật đã gắn bó chúng ta khiến tôi say mê em
hơn, lúc nào cũng như chàng Đông-ki-sốt tôn thờ tuyệt đối thần tượng nàng Đuyn-xi-nê cao quý. Khác một chút là có thêm nỗi chết nhịn chết thèm trần tục luôn bị kìm nén.
Nhiều lúc không giữ được mình, tôi sắp vượt qua cái ngưỡng cho phép, em chỉ im lặng chấp nhận nếu điều đó xảy ra. Nhưng em run rẩy, lo sợ, nỗi sợ của một con thú nhỏ sắp bị tiêu diệt với những giọt nước mắt rơm rớm lặng lẽ. Tôi lập tức tỉnh lại ngay. Tôi ôm
chặt em, ấp úng xin em tha lỗi. Sau những phút bồng bột đó, em yêu chiều tôi hơn với cả sự biết ơn. Và tôi hiểu cái giá của sự trinh trắng thật cao quý mà cũng thật ngớ ngẩn.
Một phần vì tôi bị ràng buộc bởi lời hứa hẹn. Điều này chính em cũng không biết.
<div class="x_bbcode_container" style="width:90%">
<div class="x_bbcode_quote">
<div class="x_quote_container">
<div class="x_bbcode_quote_container">
Từ hiện tượng nhật thực hiếm hoi mới đây, nhà văn đã xâu chuỗi một câu chuyện tình qua nhiều kiếp, ở hai phương trời khác nhau, biết đâu sẽ còn hẹn về vào một lần nhật thực khác, qua cả trăm năm nữa. Yếu tố huyền ảo được sử dụng nhằm tôn lên những nét hiện
thực và lịch sử.
Trước ngày nhật thực, nhà văn Đoàn Lê đã hẹn bạn bè cùng về chứng kiến sự kiện này tại căn nhà của bà, dưới chân một hòn núi nhỏ cạnh bãi biển Đồ Sơn. Rộn ràng lắm. Người về được, người không, để rồi bây giờ mới biết bà đã viết được một truyện ngắn về nhật
thực.
Đoàn Lê sinh năm 1943 ở Hải Phòng, khởi nghiệp bằng nghề diễn viên điện ảnh, cùng khóa với Trà Giang, Lâm Tới, Minh Đức, Thụy Vân... rồi chuyển sang viết kịch bản phim, làm đạo diễn, vẽ tranh - một cô Kiều cầm kỳ thi họa giữa khóa bạn bè nghệ sĩ. Tiểu thuyết
Cuốn gia phả để lại đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989 và sách của bà đã được dịch in ở Mỹ, Thụy Điển. Tiểu thuyết mang tính tự truyện của Đoàn Lê, Đường lên trời, cũng sắp ra mắt. Nếu không đọc mấy dòng tiểu sử, chỉ đọc truyện ngắn này chắc bạn
sẽ hình dung đây là một cây bút nữ mới ở độ tuổi U-30 mà thôi.
HỒ ANH THÁI
<div align="center">Chờ nhật thực
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=354574
Minh họa: Lê Thiết Cương
1. Hôm nay tôi là một chàng trai già, gần bốn mươi tuổi. Đương nhiên tôi không thể sống đến năm 2132. Tức là phải hơn một trăm hai mươi năm nữa mới lại có một ngày nhật thực toàn phần như hôm nay. Tôi dậy khá sớm vì điều quan trọng đó, dù nhật thực hay không
chẳng ảnh hưởng gì tới tôi cả.
Cũng chẳng có thay đổi tí ti nào đến ai. Nhưng tin nhật thực mấy bữa nay khiến tôi bồn chồn, ngủ không yên giấc, bồn chồn đến nỗi không sờ được vào công việc gì nữa. Lúc nào Hoa cũng ẩn hiện trước mắt tôi.
Em ơi, nhật thực toàn phần đây này!
Trước ngày Hoa mất, năm đó là dịp nhật thực hình vành khuyên. Tôi còn nhớ em náo nức thế nào, quyết tâm xem cho được cái hình vành khuyên ám ảnh kia. Tôi chiều em, bỏ dở bài báo, pha cho em một chậu nước với mực xanh, thả cái gương soi vào đáy chậu, rồi cằn
nhằn:
- Cứ như nhật thực cuối cùng trong đời không bằng. Làm sao hôm nay em nhất định phải thấy nó? Em có biết mỗi năm hai ba lần cái thứ vành khuyên vớ vẩn ấy xuất hiện không? Có khi còn nhật thực toàn phần nữa kia.
Em ngẩn ra. Đôi mắt mười chín tuổi trông ngơ ngác tội nghiệp, đôi mắt khiến tôi không nỡ bực thêm với em.
- Toàn phần? Em biết rồi, nghĩa là mặt trời biến mất... A, không phải, nghĩa là sẽ có một mặt trời đen tuyền lơ lửng trên không... Chao ôi, giá em được một lần nhìn thấy thế nhỉ!
Tôi bỏ mặc em ngoài ban công, đi vào với bài báo ?Bãi đá cổ bí ẩn?.
Không ngờ đúng là lần nhật thực cuối cùng của em. Hai tháng sau em đột ngột ra đi vì bị ong vò vẽ đốt khi vào rừng Cát Bà, trong lần cùng các bạn dã ngoại vẽ phong cảnh. Người ta tìm được em nhưng đã không cứu kịp.
Về cái chết kỳ lạ xảy ra, tôi không tin do ong vò vẽ, mặc dù em nằm bất động ngay bên dưới tán cổ thụ, cạnh một tổ ong đang bay xớn xác. Làm sao một vài nốt ong châm trên cánh tay em lại là nguyên nhân để em phải chấm dứt cuộc sống trên thế gian này? Dù tất
cả kết luận khám nghiệm đều nói với tôi điều vô lý đó, nhưng tôi không bao giờ hết hoài nghi.
Kỷ niệm lần nhật thực vành khuyên năm ấy khiến tôi mãi xót xa. Tại sao tôi lại cằn nhằn em vào dịp đầu tiên, cuối cùng và duy nhất em được nhìn nhật thực hình vành khuyên?
Tôi chưa bao giờ cầm đến cây cọ với sơn dầu, nhưng một hôm tôi nổi máu vẽ nốt bức tranh Mặt trời đen mà em mới phác thảo. Vừa vẽ vừa lặng lẽ khóc. Nhớ hôm đặt nét bút đầu tiên cho bức tranh, em thì thầm bên tai tôi:
- Em sẽ hoàn thiện bức tranh Mặt trời đen thật tuyệt, rồi anh sẽ thấy. Để em đi Cát Bà đã.
Tôi đặt tên bức tranh Mặt trời đen trinh trắng. Cây lá rực lửa, bầu trời mây rực lửa và một mặt trời đen chết lặng chênh chếch. Đôi cò trắng chuẩn bị bay lên từ bãi sậy hoang vắng cũng như chấp chới ánh lửa.
Hai chữ trinh trắng tôi dành cho em. Cho đến lúc chết em vẫn còn là một trinh nữ. Tôi đã giữ đúng lời hứa hẹn với mẹ em, dành tất cả chờ ngày hôn lễ, sau khi em tốt nghiệp. Em không biết một lời hứa thiêng liêng bí mật đã gắn bó chúng ta khiến tôi say mê em
hơn, lúc nào cũng như chàng Đông-ki-sốt tôn thờ tuyệt đối thần tượng nàng Đuyn-xi-nê cao quý. Khác một chút là có thêm nỗi chết nhịn chết thèm trần tục luôn bị kìm nén.
Nhiều lúc không giữ được mình, tôi sắp vượt qua cái ngưỡng cho phép, em chỉ im lặng chấp nhận nếu điều đó xảy ra. Nhưng em run rẩy, lo sợ, nỗi sợ của một con thú nhỏ sắp bị tiêu diệt với những giọt nước mắt rơm rớm lặng lẽ. Tôi lập tức tỉnh lại ngay. Tôi ôm
chặt em, ấp úng xin em tha lỗi. Sau những phút bồng bột đó, em yêu chiều tôi hơn với cả sự biết ơn. Và tôi hiểu cái giá của sự trinh trắng thật cao quý mà cũng thật ngớ ngẩn.
Một phần vì tôi bị ràng buộc bởi lời hứa hẹn. Điều này chính em cũng không biết.
<div class="x_bbcode_container" style="width:90%">
<div class="x_bbcode_quote">
<div class="x_quote_container">
<div class="x_bbcode_quote_container">
Từ hiện tượng nhật thực hiếm hoi mới đây, nhà văn đã xâu chuỗi một câu chuyện tình qua nhiều kiếp, ở hai phương trời khác nhau, biết đâu sẽ còn hẹn về vào một lần nhật thực khác, qua cả trăm năm nữa. Yếu tố huyền ảo được sử dụng nhằm tôn lên những nét hiện
thực và lịch sử.
Trước ngày nhật thực, nhà văn Đoàn Lê đã hẹn bạn bè cùng về chứng kiến sự kiện này tại căn nhà của bà, dưới chân một hòn núi nhỏ cạnh bãi biển Đồ Sơn. Rộn ràng lắm. Người về được, người không, để rồi bây giờ mới biết bà đã viết được một truyện ngắn về nhật
thực.
Đoàn Lê sinh năm 1943 ở Hải Phòng, khởi nghiệp bằng nghề diễn viên điện ảnh, cùng khóa với Trà Giang, Lâm Tới, Minh Đức, Thụy Vân... rồi chuyển sang viết kịch bản phim, làm đạo diễn, vẽ tranh - một cô Kiều cầm kỳ thi họa giữa khóa bạn bè nghệ sĩ. Tiểu thuyết
Cuốn gia phả để lại đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989 và sách của bà đã được dịch in ở Mỹ, Thụy Điển. Tiểu thuyết mang tính tự truyện của Đoàn Lê, Đường lên trời, cũng sắp ra mắt. Nếu không đọc mấy dòng tiểu sử, chỉ đọc truyện ngắn này chắc bạn
sẽ hình dung đây là một cây bút nữ mới ở độ tuổi U-30 mà thôi.
HỒ ANH THÁI