pluong
08-06-2012, 10:47 PM
NÂNG CAO NGHIỆP VỤ ĐỂ HỘI NHẬP
1. Những rào cản và đòi hỏi đối với sự phát triển của luật sư Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường. Nhiều lĩnh vực và ngành nghề đã có lịch sử lâu đời ở các nước phát triển nhưng chỉ mới được biết đến ở Việt Nam, trong đó có dịch vụ pháp lý và nghề luật sư kinh doanh. Trước đây có những giai đoạn, dịch vụ tư vấn pháp luật bị định kiến nặng nề và bị coi như một nghề chỉ trỏ, môi giới nước bọt và không đóng góp gì cho đời sống xã hội.
Với sự biến chuyển của xã hội, quan niệm này đã thay đổi. Vai trò của các nhà tư vấn pháp luật và luật sư kinh doanh dần được đề cao và tôn trọng. Nhà nước đã thừa nhận các chi phí mua các dịch vụ pháp lý trong các doanh nghiệp là một loại chi phí hợp lệ. Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thuê các tổ chức luật sư tham gia vào những giao dịch quan trọng của mình, ví dụ, thuê luật sư tham gia vào bảo vệ các doanh nghiệp liên quan đến vụ tranh chấp cá tra, cá ba sa hay vụ tranh chấp tôm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hoặc trong các giao dịch thuê, mua máy bay Boeing từ Hoa Kỳ hay Airbus từ châu Âu.
Tuy nhiên, cần phải thấy một thực tế là, so với lĩnh vực hình sự và dân sự thì lĩnh vực pháp luật kinh doanh và giới luật sư kinh doanh chưa được nhìn nhận và hỗ trợ một cách thỏa đáng. Hệ thống pháp luật về kinh doanh và tố tụng kinh tế chưa đồng bộ, hoàn thiện. Ngoài ra, vai trò và quyền năng của giới luật sư nói chung và luật sư kinh tế nói riêng chưa được đề cao. Hoạt động của giới luật sư nói chung mới chỉ đóng vai trò như là các hoạt động bổ trợ cho sự quản lý của nhà nước, chứ chưa đóng vai trò như các tổ chức đối trọng tạo ra sự cân bằng xã hội.
Một rào cản nữa đối với sự phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh là những ràng buộc về trách nhiệm pháp lý đối với các luật sư. Theo Pháp lệnh luật sư năm 2001, các tổ chức luật sư chỉ chịu một loại hình trách nhiệm duy nhất là trách nhiệm vô hạn, trong khi ở nhiều nước trên thế giới, xu hướng đa dạng hoá loại hình trách nhiệm của luật sư đang trở nên phổ biến. Mặt khác, ràng buộc về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm đối với luật sư cũng là nguyên nhân tạo ra sự hạn chế đối với các luật sư kinh doanh Việt Nam trong việc có các cơ hội tham gia các giao dịch kinh doanh phức tạp và có giá trị lớn.
2. Nâng cao nghiệp vụ để hội nhập
Với thời gian, các rào cản nói trên sẽ dần dần được dỡ bỏ. Tuy nhiên, để có thể làm tốt vai trò bảo vệ các lợi ích kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp, đội ngũ luật sư kinh doanh Việt Nam cần được tạo điều kiện và không ngừng rèn luyện đáp ứng các đòi hỏi:
- Có những kiến thức kinh doanh và hiểu biết văn hoá tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo; thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Phương pháp tư duy và hành động phải linh hoạt, năng động và có khả năng phát triển các quan hệ kinh doanh cho mình và cho khách hàng;
- Hoạt động theo tổ chức, có tiềm lực tài chính lớn, trách nhiệm ổn định;
Đối với xã hội, cần thiết phải:
- Đẩy mạnh dân chủ hoá đời sống xã hội. Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo sự phát triển lành mạnh của các nhu cầu xã hội đối với dịch vụ pháp lý nói chung, dịch vụ pháp lý liên quan đến kinh doanh nói riêng và qua đó, phát triển đội ngũ luật sư kinh doanh;
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ luật sư kinh doanh cần được tôn trọng và tham gia tư vấn cho chính phủ trong việc lập chính sách kinh tế, xây dựng và soạn thảo luật pháp về kinh tế và kinh doanh;
- Các cơ quan chức năng của nhà nước cần và nên coi luật sư kinh doanh là một trong những lực lượng thiết yếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Việc làm trước mắt là phải xoá bỏ các rào cản không cần thiết đối với hoạt động của luật sư.
- Đa dạng hoá loại hình hoạt động của các luật sư kinh doanh để họ có thể lựa chọn loại hình thích hợp nhất, đặc biệt là loại bỏ yêu cầu bắt buộc về việc chịu trách nhiệm về việc chịu trách nhiệm vô hạn của luật sư.
Cần nhìn nhận khách quan đội ngũ trên dưới 5.000 luật sư mới được hình thành với tốc độ nhanh trong vòng chưa tới 10 năm trong bề dày lịch sử nghề luật sư Việt Nam, bước đầu được nhìn nhận như một chủ thể độc lập vận hành trong hệ thống tư pháp thống nhất.
Bằng sự trải nghiệm và kiên trì đấu tranh, đội ngũ luật sư Việt Nam đã đứng được trong lòng xã hội và Luật Luật sư được ban hành đã tạo ra một vị thế mới, ở đó vai trò của luật sư được khẳng định “góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hình ảnh các luật sư lăn xả đấu tranh bảo vệ công lý, nhiều số phận bị hàm oan đã được giải oan, tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhân dân và doanh nghiệp đã trở thành chỗ dựa tin cậy của thể chế chính trị nước nhà, nền tư pháp có được sự phản biện cần thiết để có được sự cân bằng, khách quan. Có thể nói đó là thành quả lớn nhất của định hướng cải cách tư pháp, cùng với những chuyển biến ban đầu đáng khích lệ của hệ thống xét xử coi tranh tụng dân chủ là cơ sở hình thành phán quyết của toà án.
* Trong khi chờ đợi cải cách theo hướng chung của các nhà nước pháp quyền hiện đại thì Luật sư phải:
1. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt pháp luật, khoa học, đời sống, xã hội nhằm giúp cho Luật sư có tầm nhìn nhạy bén, sâu sắc, biết cách giải quyết vấn đề một cách khách quan, toàn diện, hợp tình hợp lý;
2. Nâng cao văn hóa ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp;
3. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
4. Dũng cảm đấu tranh chống các biểu hiện sai trái của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; chống các hành vi thỏa hiệp, câu kết… để “chạy án”, đấu tranh bảo vệ nguyên tắc pháp chế XHCN;
5. Tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho Nhà nước nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ngày càng hoàn thiện hơn.
Có như thế thì hoạt động nghề nghiệp của luật sư mới đích thực là góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và ngày càng nâng cao vị thế, vai trò của nghề Luật sư trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Sưu tầm
1. Những rào cản và đòi hỏi đối với sự phát triển của luật sư Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường. Nhiều lĩnh vực và ngành nghề đã có lịch sử lâu đời ở các nước phát triển nhưng chỉ mới được biết đến ở Việt Nam, trong đó có dịch vụ pháp lý và nghề luật sư kinh doanh. Trước đây có những giai đoạn, dịch vụ tư vấn pháp luật bị định kiến nặng nề và bị coi như một nghề chỉ trỏ, môi giới nước bọt và không đóng góp gì cho đời sống xã hội.
Với sự biến chuyển của xã hội, quan niệm này đã thay đổi. Vai trò của các nhà tư vấn pháp luật và luật sư kinh doanh dần được đề cao và tôn trọng. Nhà nước đã thừa nhận các chi phí mua các dịch vụ pháp lý trong các doanh nghiệp là một loại chi phí hợp lệ. Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thuê các tổ chức luật sư tham gia vào những giao dịch quan trọng của mình, ví dụ, thuê luật sư tham gia vào bảo vệ các doanh nghiệp liên quan đến vụ tranh chấp cá tra, cá ba sa hay vụ tranh chấp tôm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hoặc trong các giao dịch thuê, mua máy bay Boeing từ Hoa Kỳ hay Airbus từ châu Âu.
Tuy nhiên, cần phải thấy một thực tế là, so với lĩnh vực hình sự và dân sự thì lĩnh vực pháp luật kinh doanh và giới luật sư kinh doanh chưa được nhìn nhận và hỗ trợ một cách thỏa đáng. Hệ thống pháp luật về kinh doanh và tố tụng kinh tế chưa đồng bộ, hoàn thiện. Ngoài ra, vai trò và quyền năng của giới luật sư nói chung và luật sư kinh tế nói riêng chưa được đề cao. Hoạt động của giới luật sư nói chung mới chỉ đóng vai trò như là các hoạt động bổ trợ cho sự quản lý của nhà nước, chứ chưa đóng vai trò như các tổ chức đối trọng tạo ra sự cân bằng xã hội.
Một rào cản nữa đối với sự phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh là những ràng buộc về trách nhiệm pháp lý đối với các luật sư. Theo Pháp lệnh luật sư năm 2001, các tổ chức luật sư chỉ chịu một loại hình trách nhiệm duy nhất là trách nhiệm vô hạn, trong khi ở nhiều nước trên thế giới, xu hướng đa dạng hoá loại hình trách nhiệm của luật sư đang trở nên phổ biến. Mặt khác, ràng buộc về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm đối với luật sư cũng là nguyên nhân tạo ra sự hạn chế đối với các luật sư kinh doanh Việt Nam trong việc có các cơ hội tham gia các giao dịch kinh doanh phức tạp và có giá trị lớn.
2. Nâng cao nghiệp vụ để hội nhập
Với thời gian, các rào cản nói trên sẽ dần dần được dỡ bỏ. Tuy nhiên, để có thể làm tốt vai trò bảo vệ các lợi ích kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp, đội ngũ luật sư kinh doanh Việt Nam cần được tạo điều kiện và không ngừng rèn luyện đáp ứng các đòi hỏi:
- Có những kiến thức kinh doanh và hiểu biết văn hoá tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo; thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Phương pháp tư duy và hành động phải linh hoạt, năng động và có khả năng phát triển các quan hệ kinh doanh cho mình và cho khách hàng;
- Hoạt động theo tổ chức, có tiềm lực tài chính lớn, trách nhiệm ổn định;
Đối với xã hội, cần thiết phải:
- Đẩy mạnh dân chủ hoá đời sống xã hội. Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo sự phát triển lành mạnh của các nhu cầu xã hội đối với dịch vụ pháp lý nói chung, dịch vụ pháp lý liên quan đến kinh doanh nói riêng và qua đó, phát triển đội ngũ luật sư kinh doanh;
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ luật sư kinh doanh cần được tôn trọng và tham gia tư vấn cho chính phủ trong việc lập chính sách kinh tế, xây dựng và soạn thảo luật pháp về kinh tế và kinh doanh;
- Các cơ quan chức năng của nhà nước cần và nên coi luật sư kinh doanh là một trong những lực lượng thiết yếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Việc làm trước mắt là phải xoá bỏ các rào cản không cần thiết đối với hoạt động của luật sư.
- Đa dạng hoá loại hình hoạt động của các luật sư kinh doanh để họ có thể lựa chọn loại hình thích hợp nhất, đặc biệt là loại bỏ yêu cầu bắt buộc về việc chịu trách nhiệm về việc chịu trách nhiệm vô hạn của luật sư.
Cần nhìn nhận khách quan đội ngũ trên dưới 5.000 luật sư mới được hình thành với tốc độ nhanh trong vòng chưa tới 10 năm trong bề dày lịch sử nghề luật sư Việt Nam, bước đầu được nhìn nhận như một chủ thể độc lập vận hành trong hệ thống tư pháp thống nhất.
Bằng sự trải nghiệm và kiên trì đấu tranh, đội ngũ luật sư Việt Nam đã đứng được trong lòng xã hội và Luật Luật sư được ban hành đã tạo ra một vị thế mới, ở đó vai trò của luật sư được khẳng định “góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hình ảnh các luật sư lăn xả đấu tranh bảo vệ công lý, nhiều số phận bị hàm oan đã được giải oan, tham gia ngày càng tích cực hơn vào các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhân dân và doanh nghiệp đã trở thành chỗ dựa tin cậy của thể chế chính trị nước nhà, nền tư pháp có được sự phản biện cần thiết để có được sự cân bằng, khách quan. Có thể nói đó là thành quả lớn nhất của định hướng cải cách tư pháp, cùng với những chuyển biến ban đầu đáng khích lệ của hệ thống xét xử coi tranh tụng dân chủ là cơ sở hình thành phán quyết của toà án.
* Trong khi chờ đợi cải cách theo hướng chung của các nhà nước pháp quyền hiện đại thì Luật sư phải:
1. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt pháp luật, khoa học, đời sống, xã hội nhằm giúp cho Luật sư có tầm nhìn nhạy bén, sâu sắc, biết cách giải quyết vấn đề một cách khách quan, toàn diện, hợp tình hợp lý;
2. Nâng cao văn hóa ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp;
3. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
4. Dũng cảm đấu tranh chống các biểu hiện sai trái của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; chống các hành vi thỏa hiệp, câu kết… để “chạy án”, đấu tranh bảo vệ nguyên tắc pháp chế XHCN;
5. Tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho Nhà nước nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ngày càng hoàn thiện hơn.
Có như thế thì hoạt động nghề nghiệp của luật sư mới đích thực là góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và ngày càng nâng cao vị thế, vai trò của nghề Luật sư trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Sưu tầm