vuongthaivan
08-06-2012, 10:47 PM
1- Nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng
Luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn của khác hàng, chỉ nhận vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu của khác hàng.
Có hai nguyên tắc chung phải tuân theo khi Luật sư nhận yêu cầu đại diện cho khách hàng. Nguyên tắc đầu tiên và là quan trọng nhất là khách hàng phải có quyền tự lựa chọn bất cứ Luật sư nào mà mình muốn. Nguyên tắc thứ hai là Luật sư phải lựa chọn cho mình vụ việc mà trong đó Luật sư đưa ra được những lời bào chữa vô tư cho khách hàng của mình. Điều này cũng có nghĩa là luật sư không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột về quyền lợi với các khách hàng khác.
Một Luật sư không được trực tiếp hoặc gián tiếp làm bất cứ việc gì làm ảnh hưởng bất lợi hoặc chắc chắn ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và và uy tín của Luật sư. Khi nhận vụ việc Luật sư phải thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Luật sư trong việc thực hiện yêu cầu của khách hàng. Luật sư không được chuyển giao vụ việc mà mình đang đảm nhận cho Luật sư khác hoặc làm thay trừ trường hợp khách hàng đồng ý hoặc bất khả kháng.
Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là Luật sư có thể đem đến cho khách hàng lời khuyên vô tư, không thiên vị, không bị áp lực bởi ảnh hưởng từ bên thứ ba, khách hàng phải được lựa chọn Luật sư bằng ý chí tự do của riêng mình và Luật sư hải không bị áp lực (áp lực tài chính, hoặc áp lực khác) từ một bên thứ ba nào có thể làm ảnh hưởng tới tính chất của tư vấn cho khách hàng.
Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu yêu cầu của khách hàng không có căn cứ. Nếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc nếu thực hiện việc đó dẫn đến việc Luật sư vi phạm pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thì Luật sư phải từ chối thực hiện yêu cầu của khách hàng.
Luật sư phải từ chối đại diện cho khách hàng trong những trường hợp sau:
- Việc chấp nhận hoặc tiếp tục làm đại diện có thể dẫn đến một hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp Luật sư.
- Nếu Luật sư được yêu cầu tiến hành một vụ kiện chống lại khách hàng cũ.
- Nếu có chắc chắc xảy ra xung đột về quyền lợi giữa Luật sư và khách hàng hoặc giữa hai khách hàng của Luật sư.
- Khi Luật sư không đủ khả năng làm hoặc không đủ thời gian cần thiết cho vụ việc của khách hàng.
Thông thường Luật sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi vụ việc nếu khách hàng yêu cầu Luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề Luật sư.
Luật sư không nên từ trối nhận yêu cầu của khách hàng chỉ vì lý do là họ không nổi tiếng hoặc các vụ kiện của họ không gây được tiếng tăm cho Luật sư hoặc vì phản ứng thù địch từ quần chúng.
Luật sư có quyền lựa chọn và rút lui nếu việc đại diện ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của khách hàng. Việc rút lui cũng được coi là có cơ sở pháp lý khi khách hàng buộc Luật sư phải làm một việc mà Luật sư tin rằng phạm pháp hoặc gian dối. Luật sư không được ủng hộ những hành vi như vậy ngay cả khi Luật sư không phải là chủ xướng những hành vi này.
Luật sư cũng được phép rút lui nếu các dịch vụ của Luật sư bị lợi dụng ngay cả khi việc lợi dụng này chỉ gây tổn hại cho khách hàng. Luật sư cũng có thể rút lui nếu khách hàng từ chối tuân theo những điều khoản của bản thoả thuận về đại diện, ví dụ thoả thuận về thù lao, chi phí Toà án, hoặc thoả thuận hạn chế mục đích của việc đại diện.
Ngay cả khi bị khách hàng từ chối một cách vô lý Luật sư vẫn phải đưa ra mọi biện pháp thích hợp để giảm hậu quả xấu cho khách hàng. Luật sư chỉ có thể giữ lại hồ sơ như một vật đảm bảo cho việc thanh toán thù lao trong chừng mực được pháp luật cho phép.
Ngược lại khách hàng có quyền từ chối Luật sư bất cứ lúc nào, bất kể có lý do hay không sau khi đã thanh toán cho các dịch vụ của luật sư.
Khi thực hiện nghĩa vụ của mình bất kể với tư cách là cố vấn, tư vấn, đàm phán hoặc bào chữa, Luật sư phải thể hiện một trình độ hoặc kỹ năng nhất định.
Một Luật sư không nên hành nghề ở những lĩnh vực mà mình không đủ năng lực, Luật sư phải có lòng tự trọng nghề nghiệp. Nghĩa vụ hành động theo đúng chức năng phải cao hơn nỗi sợ về trách nhiệm dân sự và xử phạt về kỷ luật.
Luật sư không được xử lý mọt vấn đề pháp lý mà luật sư biết hoặc phải biết rằng mình không đủ khả năng; xử lý một vấn đề pháp lý thiếu sự chuẩn bị đầu đủ trong các trường hợp cụ thể.
Luật sư phải tuân theo những yêu cầu của khách hàng và phải bàn bạc với khách hàng về phương pháp xử lý vụ việc. Cả khách hàng và Luật sư đều có quyền và nghĩa vụ với mục đích và phương pháp thực hiện. Luật sư không được tìm kiếm những mục đích hoặc sử dụng những phương pháp nếu chỉ vì khách hàng muốn Luật sư làm như vậy.
Luật sư không được tư vấn cho khách hàng tham gia hoặc thực hiện những hành vi mà Luật sư biết là vi phạm hoặc gia trá. Tuy nhiên Luật sư có thể thảo luận về hậu quả pháp lý của hành vi mà khách hàng định thực hiện và có thể tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng xác định hiệu lực pháp lý, phạm vi, phương thức hoặc luật áp dụng.
Nếu luật sư biết rằng khách hàng chờ đợi ở luật sư một sự giúp đỡ để làm một việc bất hợp pháp, Luật sư phải nói rõ cho khách hàng giới hạn đạo đức mà nghề luật cho phép.
Luật sư có trách nhiệm bảo vệ lợi ích tốt nhất của khách hàng trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Luật sư phải thực hiện nghề nghiệp trong kuân khổ pháp luật, hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thoả hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành, không được phép đề quyền lợi riêng của Luật sư, quyền lợi của khách hàng hoặc nguyện vọng của người thứ ba ảnh hưởng đến lòng trung thành của Luật sư đối với khách hàng.
Luật sư không được gợi ý để khách hàng tặng quà cho mình hoặc vì lợi ích của mình để có thể bị ảnh hưởng không đúng mức và mắc mưu khách hàng. Luật sư và công ty của luật sư không được nhận một vụ kiện nếu biết hoặc chắc chắn mình hoặc một luật sư khác trong công ty có thể được đề nghị làm nhân chứng.
Trong quá trình đại diện, nếu khách hàng có hành vi lừa dối người khác hoặc lừa dối Toà án, Luật sư phải yêu cầu khách hàng sửa chữa khuyết điểm này, nếu khách hàng từ chối hoặc không thể sửa chữa được thì Luật sư phải thông báo về việc lừa dối đó với người bị hại hoặc Toà án, trừ khi thông tin đó được bảo vệ như chuyện riêng, chuyện bí mật.
Luật sư phải tích cực khẩn trương giải quyết vụ việc của khách hàng và phải thông báo về tiến trình công việc để khách hàng có quyết định kịp thời.
Thông tin liên lạc với khách hàng là việc làm cần thiết. Luật sư phải thường xuyên thông tin cho khách hàng về tình hình của vụ việc và nhanh chóng thực hiện những yêu cầu hợp lý khác của hàng về thông tin và giải thích nội dung vụ việc ở mức cần thiết để khách hàng đưa ra quyết định thực hiện yêu cầu của mình.
Trong những cuộc đàm phán nếu có thời gian Luật sư phải trình bày mọi điều khoản quan trọng với hác hàng trước khi ký một thoả thuận. Trong một vụ kiện Luật sư phải giải thích chiến lược và triển vọng thành công và thường phải bàn bạc với khách hàng trước khi có những hành động có thể gây ảnh hưởng hoặc ép buộc người khác. Mặt khác, thường thì Luật sư không thể mô tả chi tiết về việc xét xử hoặc chiến lược đàm phán.
Trách nhiệm nghề nghiệp với khách hàng.
Ngoài những trácnh nhiệm đã thoả thuận có hàng loạt trách nhiệm mà Luật sư phải thực hiện đối với khác hàng của mình khi đại diện cho họ.
Luật sư nhận thay mặt khách hàng có nghĩa vụ thực hiện những yêu cầu của khách hàng một cách thận trọng với một kỹ năng phù hợp. Luật sư cũng phải hành động trong khuôn khổ thầm quyền mà khách hàng trao cho. Vì lý do này, Luật sư phải khẳng định chính xác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc.
Luật sư phải giữ bí mật về công việc kinh doanh và các quan hệ của khách hàng. Quy tắc này cũng áp dụng đoói với các nhân viên của Luật sư . Luật sư phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm những quy định này của các nhân viên của mình.
Luật sư phải tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp. Ngoài những trách nhiệm với khách hàng Luật sư còn là một nhân viên của nền tư pháp. Luật sư phải thể hiện trách nhiệm này trước Toà án khi hai trách nhiệm này xung đột với nhau. Cụ thể là Luật sư khi có trách nhiệm phục vụ lợi ích tốt nhất cho khách hàng trong một vụ kiện không bao giờ được lừa dối toà, ví dụ bằng cách giữ lại những chứng cứ bất lợi cho vụ việc của khách hàng.
Chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
Một Luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có lý do chính đáng và gửi thông báo đúng lúc việc này cho khách hàng. Những lý do chính đáng có thể là khi yêu cầu của khách hàng dẫn Luật sư tới chỗ vi phạm những quy định đạo đức hoặccó bất đồng lớn giữa họ về lòng tin về sự tín nhiệm.
Khi hợp đồng giữa Luật sư và khách hàng kết thúc Luật sư phải trao cho khách hàng toàn bộ tài liệu và tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc giữ chúng nếu khách hàng yêu cầu như vậy và trả tiền lại cho khách hàng.
Nếu khách hàng còn nợ tiền Luật sư thì Luật sư có thể giữ lại tài liệu và tài sản của khách hàng cho tới khi Luật sư được thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên, Luật sư không thể bán chúng để lấy tiền thù lao.
(Còn nữa - Phần 2: Xung đột quyền lợi giữa các khách hàng)
Luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn của khác hàng, chỉ nhận vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu của khác hàng.
Có hai nguyên tắc chung phải tuân theo khi Luật sư nhận yêu cầu đại diện cho khách hàng. Nguyên tắc đầu tiên và là quan trọng nhất là khách hàng phải có quyền tự lựa chọn bất cứ Luật sư nào mà mình muốn. Nguyên tắc thứ hai là Luật sư phải lựa chọn cho mình vụ việc mà trong đó Luật sư đưa ra được những lời bào chữa vô tư cho khách hàng của mình. Điều này cũng có nghĩa là luật sư không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột về quyền lợi với các khách hàng khác.
Một Luật sư không được trực tiếp hoặc gián tiếp làm bất cứ việc gì làm ảnh hưởng bất lợi hoặc chắc chắn ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và và uy tín của Luật sư. Khi nhận vụ việc Luật sư phải thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Luật sư trong việc thực hiện yêu cầu của khách hàng. Luật sư không được chuyển giao vụ việc mà mình đang đảm nhận cho Luật sư khác hoặc làm thay trừ trường hợp khách hàng đồng ý hoặc bất khả kháng.
Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là Luật sư có thể đem đến cho khách hàng lời khuyên vô tư, không thiên vị, không bị áp lực bởi ảnh hưởng từ bên thứ ba, khách hàng phải được lựa chọn Luật sư bằng ý chí tự do của riêng mình và Luật sư hải không bị áp lực (áp lực tài chính, hoặc áp lực khác) từ một bên thứ ba nào có thể làm ảnh hưởng tới tính chất của tư vấn cho khách hàng.
Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu yêu cầu của khách hàng không có căn cứ. Nếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc nếu thực hiện việc đó dẫn đến việc Luật sư vi phạm pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thì Luật sư phải từ chối thực hiện yêu cầu của khách hàng.
Luật sư phải từ chối đại diện cho khách hàng trong những trường hợp sau:
- Việc chấp nhận hoặc tiếp tục làm đại diện có thể dẫn đến một hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp Luật sư.
- Nếu Luật sư được yêu cầu tiến hành một vụ kiện chống lại khách hàng cũ.
- Nếu có chắc chắc xảy ra xung đột về quyền lợi giữa Luật sư và khách hàng hoặc giữa hai khách hàng của Luật sư.
- Khi Luật sư không đủ khả năng làm hoặc không đủ thời gian cần thiết cho vụ việc của khách hàng.
Thông thường Luật sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi vụ việc nếu khách hàng yêu cầu Luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề Luật sư.
Luật sư không nên từ trối nhận yêu cầu của khách hàng chỉ vì lý do là họ không nổi tiếng hoặc các vụ kiện của họ không gây được tiếng tăm cho Luật sư hoặc vì phản ứng thù địch từ quần chúng.
Luật sư có quyền lựa chọn và rút lui nếu việc đại diện ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của khách hàng. Việc rút lui cũng được coi là có cơ sở pháp lý khi khách hàng buộc Luật sư phải làm một việc mà Luật sư tin rằng phạm pháp hoặc gian dối. Luật sư không được ủng hộ những hành vi như vậy ngay cả khi Luật sư không phải là chủ xướng những hành vi này.
Luật sư cũng được phép rút lui nếu các dịch vụ của Luật sư bị lợi dụng ngay cả khi việc lợi dụng này chỉ gây tổn hại cho khách hàng. Luật sư cũng có thể rút lui nếu khách hàng từ chối tuân theo những điều khoản của bản thoả thuận về đại diện, ví dụ thoả thuận về thù lao, chi phí Toà án, hoặc thoả thuận hạn chế mục đích của việc đại diện.
Ngay cả khi bị khách hàng từ chối một cách vô lý Luật sư vẫn phải đưa ra mọi biện pháp thích hợp để giảm hậu quả xấu cho khách hàng. Luật sư chỉ có thể giữ lại hồ sơ như một vật đảm bảo cho việc thanh toán thù lao trong chừng mực được pháp luật cho phép.
Ngược lại khách hàng có quyền từ chối Luật sư bất cứ lúc nào, bất kể có lý do hay không sau khi đã thanh toán cho các dịch vụ của luật sư.
Khi thực hiện nghĩa vụ của mình bất kể với tư cách là cố vấn, tư vấn, đàm phán hoặc bào chữa, Luật sư phải thể hiện một trình độ hoặc kỹ năng nhất định.
Một Luật sư không nên hành nghề ở những lĩnh vực mà mình không đủ năng lực, Luật sư phải có lòng tự trọng nghề nghiệp. Nghĩa vụ hành động theo đúng chức năng phải cao hơn nỗi sợ về trách nhiệm dân sự và xử phạt về kỷ luật.
Luật sư không được xử lý mọt vấn đề pháp lý mà luật sư biết hoặc phải biết rằng mình không đủ khả năng; xử lý một vấn đề pháp lý thiếu sự chuẩn bị đầu đủ trong các trường hợp cụ thể.
Luật sư phải tuân theo những yêu cầu của khách hàng và phải bàn bạc với khách hàng về phương pháp xử lý vụ việc. Cả khách hàng và Luật sư đều có quyền và nghĩa vụ với mục đích và phương pháp thực hiện. Luật sư không được tìm kiếm những mục đích hoặc sử dụng những phương pháp nếu chỉ vì khách hàng muốn Luật sư làm như vậy.
Luật sư không được tư vấn cho khách hàng tham gia hoặc thực hiện những hành vi mà Luật sư biết là vi phạm hoặc gia trá. Tuy nhiên Luật sư có thể thảo luận về hậu quả pháp lý của hành vi mà khách hàng định thực hiện và có thể tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng xác định hiệu lực pháp lý, phạm vi, phương thức hoặc luật áp dụng.
Nếu luật sư biết rằng khách hàng chờ đợi ở luật sư một sự giúp đỡ để làm một việc bất hợp pháp, Luật sư phải nói rõ cho khách hàng giới hạn đạo đức mà nghề luật cho phép.
Luật sư có trách nhiệm bảo vệ lợi ích tốt nhất của khách hàng trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Luật sư phải thực hiện nghề nghiệp trong kuân khổ pháp luật, hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thoả hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành, không được phép đề quyền lợi riêng của Luật sư, quyền lợi của khách hàng hoặc nguyện vọng của người thứ ba ảnh hưởng đến lòng trung thành của Luật sư đối với khách hàng.
Luật sư không được gợi ý để khách hàng tặng quà cho mình hoặc vì lợi ích của mình để có thể bị ảnh hưởng không đúng mức và mắc mưu khách hàng. Luật sư và công ty của luật sư không được nhận một vụ kiện nếu biết hoặc chắc chắn mình hoặc một luật sư khác trong công ty có thể được đề nghị làm nhân chứng.
Trong quá trình đại diện, nếu khách hàng có hành vi lừa dối người khác hoặc lừa dối Toà án, Luật sư phải yêu cầu khách hàng sửa chữa khuyết điểm này, nếu khách hàng từ chối hoặc không thể sửa chữa được thì Luật sư phải thông báo về việc lừa dối đó với người bị hại hoặc Toà án, trừ khi thông tin đó được bảo vệ như chuyện riêng, chuyện bí mật.
Luật sư phải tích cực khẩn trương giải quyết vụ việc của khách hàng và phải thông báo về tiến trình công việc để khách hàng có quyết định kịp thời.
Thông tin liên lạc với khách hàng là việc làm cần thiết. Luật sư phải thường xuyên thông tin cho khách hàng về tình hình của vụ việc và nhanh chóng thực hiện những yêu cầu hợp lý khác của hàng về thông tin và giải thích nội dung vụ việc ở mức cần thiết để khách hàng đưa ra quyết định thực hiện yêu cầu của mình.
Trong những cuộc đàm phán nếu có thời gian Luật sư phải trình bày mọi điều khoản quan trọng với hác hàng trước khi ký một thoả thuận. Trong một vụ kiện Luật sư phải giải thích chiến lược và triển vọng thành công và thường phải bàn bạc với khách hàng trước khi có những hành động có thể gây ảnh hưởng hoặc ép buộc người khác. Mặt khác, thường thì Luật sư không thể mô tả chi tiết về việc xét xử hoặc chiến lược đàm phán.
Trách nhiệm nghề nghiệp với khách hàng.
Ngoài những trácnh nhiệm đã thoả thuận có hàng loạt trách nhiệm mà Luật sư phải thực hiện đối với khác hàng của mình khi đại diện cho họ.
Luật sư nhận thay mặt khách hàng có nghĩa vụ thực hiện những yêu cầu của khách hàng một cách thận trọng với một kỹ năng phù hợp. Luật sư cũng phải hành động trong khuôn khổ thầm quyền mà khách hàng trao cho. Vì lý do này, Luật sư phải khẳng định chính xác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc.
Luật sư phải giữ bí mật về công việc kinh doanh và các quan hệ của khách hàng. Quy tắc này cũng áp dụng đoói với các nhân viên của Luật sư . Luật sư phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm những quy định này của các nhân viên của mình.
Luật sư phải tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp. Ngoài những trách nhiệm với khách hàng Luật sư còn là một nhân viên của nền tư pháp. Luật sư phải thể hiện trách nhiệm này trước Toà án khi hai trách nhiệm này xung đột với nhau. Cụ thể là Luật sư khi có trách nhiệm phục vụ lợi ích tốt nhất cho khách hàng trong một vụ kiện không bao giờ được lừa dối toà, ví dụ bằng cách giữ lại những chứng cứ bất lợi cho vụ việc của khách hàng.
Chấm dứt hợp đồng dịch vụ.
Một Luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có lý do chính đáng và gửi thông báo đúng lúc việc này cho khách hàng. Những lý do chính đáng có thể là khi yêu cầu của khách hàng dẫn Luật sư tới chỗ vi phạm những quy định đạo đức hoặccó bất đồng lớn giữa họ về lòng tin về sự tín nhiệm.
Khi hợp đồng giữa Luật sư và khách hàng kết thúc Luật sư phải trao cho khách hàng toàn bộ tài liệu và tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc giữ chúng nếu khách hàng yêu cầu như vậy và trả tiền lại cho khách hàng.
Nếu khách hàng còn nợ tiền Luật sư thì Luật sư có thể giữ lại tài liệu và tài sản của khách hàng cho tới khi Luật sư được thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên, Luật sư không thể bán chúng để lấy tiền thù lao.
(Còn nữa - Phần 2: Xung đột quyền lợi giữa các khách hàng)