trinhqtoan
08-06-2012, 10:48 PM
CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA LUẬT SƯ
1. Sơ lược một vài khái niệm
Điều 3 Luật Luật sư quy định: “Chức năng xã hội của luật sư: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Bảo vệ (bảo: giữ; vệ: che chở) có nghĩa là: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng, giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật, bênh vực bằng lý lẽ xác đáng, trình bày luận án của mình trước một hội đồng và giải đáp những lời phản biện, người bảo vệ đi theo thủ tướng. Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người.
Như vậy, trong phạm vi nghề nghiệp của mình, luật sư bảo vệ công lý là dùng những lý lẽ xác đáng, phản biện, lập luận, chứng cứ có căn cứ khoa học và phù hợp quy định pháp luật để giúp cho mọi người nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của công dân.
Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Cặp từ “kinh tế” có hai nghĩa. Một là, quá trình hoạt động của loài người để biến đổi sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Hai là, tổ hợp những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định nhất định của các lực lượng sản xuất xã hội, phương thức sản xuất thống trị trong xã hội.
Phát triển kinh tế trong Điều 3 Luật Luật sư được hiểu là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh của tổ hợp những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định nhất định của các lực lượng sản xuất xã hội, phương thức sản xuất thống trị trong xã hội; cụ thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Văn kiện Ðại hội IX của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6 năm 2001) đề ra mục tiêu xây dựng đất nước là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đây cũng là nội dung được đưa vào Điều 3 Luật Luật sư.
Hiện nay, nước ta có nền kinh tế đa thành phần, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân, cho nên khái niệm “giàu” có thể hiểu là “giàu về sở hữu tư liệu sản xuất, “giàu” về thu nhập (tức “giàu” trong sở hữu tư liệu sinh hoạt), xã hội không cho phép bất cứ ai “dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.
Dân giàu và xã hội giàu còn được thể hiện ở những lợi ích công cộng phúc lợi xã hội ngày càng phong phú mà mỗi thành viên xã hội đều được hưởng.
“Nước mạnh” khi “nước” là nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ; Kinh tế hiện đại, văn hóa khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh là những điều kiện bảo đảm cho đất nước ta độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh để nhân dân được hưởng hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.
“Xã hội công bằng” là ước mơ ngàn đời của quần chúng nhân dân. Về kinh tế, công bằng thể hiện trên cả ba mặt: công bằng trong quan hệ sở hữu, công bằng trong tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế nói chung, công bằng trong phân phối kết quả lao động, của cải vật chất, văn hóa.
Tất cả mọi người đều có quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, có quyền và có những điều kiện bảo đảm để được hưởng thụ các kết quả lao động của mình (sau khi khấu trừ các chi phí chung cho xã hội mà người lao động sẽ nhận lại dưới hình thức khác).
Công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở, là điều kiện cốt lõi của công bằng xã hội nói chung. Công bằng xã hội quan hệ mật thiết với “dân chủ”, đòi hỏi “dân chủ” vì dân chủ là điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng xã hội. Dân chủ (với nghĩa nhân dân làm chủ, trước hết làm chủ về chính trị tức nhân dân là chủ thể của quyền lực trong quốc gia) vừa là động lực, vừa là mục đích và bản chất của xã hội ta ngày nay.
Điều quan trọng của dân chủ là vấn đề quyền lực trong quốc gia trong tay ai? Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiều quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Cũng như khái niệm “dân chủ”, khái niệm “văn minh” lần đầu tiên được xem như một mục tiêu, tiêu chí của chủ nghĩa xã hội. “Văn minh” là khái niệm rất rộng, rất chung, khá trừu tượng, có thể hiểu thế này hay thế khác. Nền văn minh mà chúng ta cần phát triển là nền văn minh toàn diện và nhân bản nhất. Đó không chỉ là văn minh vật chất - kỹ thuật mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ văn minh trong quan hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc sống và lối sống. Đó là nền văn minh của một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ”, nền văn minh của một xã hội do nhân dân làm chủ.
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là những mục tiêu không tách rời nhau, bổ sung cho nhau, mục tiêu này làm cơ sở, điều kiện, tiền đề cho mục tiêu kia. Đó là những mục tiêu lâu dài, những giá trị bền vững, từng bước được hiện thực hóa trong quá trình đổi mới đất nước.
2. Các giai đoạn phát triển nghề Luật sư ở Việt Nam
Luật sư Việt Nam thiệt thòi vì sinh sau đẻ muộn so với các đồng nghiệp quốc tế. Bước vào năm 2007, sau những sự kiện lớn về kinh tế, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam và sự cải cách không ngừng về thể chế, nghề luật sư Việt Nam hy vọng sẽ có những thay đổi lớn về diện mạo. Cú hích đầu tiên của năm nay là sự kiện Luật luật sư có hiệu lực vào ngày 01/01/2007.
Luật sư Việt Nam ra đời từ khi nước Việt Nam dân chủ công hoà được thành lập năm 1945. Nhưng, nghề luật sư chỉ được biết đến là một nghề từ năm 1987, khi Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành. Tuy được coi là một nghề nhưng cho đến trước năm 2001, luật sư vẫn chỉ được coi là “nghề tay trái”, việc “làm thêm” của một số cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật, chưa phải là một nghề chuyên nghiệp như các nghề nghiệp khác.
Vì thế, sau 14 năm Pháp lệnh luật sư đi vào cuộc sống, cả nước mới có chưa đầy 2.000 luật sư. Phần lớn trong số ít luật sư này lại là các cán bộ về hưu, các công chức kiêm nhiệm... Luật sư trẻ chuyên nghiệp chỉ tính được trên đầu ngón tay! Cái vòng luẩn quẩn của sự không chuyên nghiệp đã khiến cho luật sư Việt Nam chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống thực thi pháp luật và đời sống kinh doanh, thương mại.
Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời mang theo một sứ mệnh lịch sử là chuyên nghiệp hoá luật sư Việt Nam, nâng tầm nghề này để xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường của một xã hội dân chủ, văn minh. Hai thay đổi cơ bản so với hệ thống pháp luật về luật sư trước đó là: Hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp và không chấp nhận sư kiêm nhiệm trong hoạt động luật sư. Bên cạnh đó, một số những thay đổi pháp lý khác cũng có tác động tích cực đến con đường chuyên nghiệp hoá nghề này như: không chấp nhận trình độ "tương đương đại học Luật", mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho luật sư..
Sau 5 năm thực thi Pháp lệnh 2001, diện mạo luật sư Việt Nam đã thay đổi hẳn. Hơn 1.100 tổ chức hành nghề luât sư Việt Nam đã đi vào hoạt động, tạo thành một mạng lưới quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật. Hình thành một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp hơn 4.100 luật sư. Đặc biệt, vai trò của luật sư trong hệ thống thực thi pháp luật và hệ thống thương mại đã được khẳng định. Luật sư - hai từ này đã tạo được một vị trí khá quan trọng trong hệ thống phân vai của xã hội Việt Nam đương đại.
Tuy nhiên, Pháp lệnh luật sư cũng còn để lại một khoảng trống khiến cho con đường chuyên nghiệp hoá của luật sư Việt Nam vẫn gặp những “cú sốc” bất ngờ. Những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh 2001 về khái niệm dịch vụ pháp lý đã đẻ ra nạn “hai luật chơi” trong thị trường dịch vụ pháp lý. Nhiều người không phải luật sư vẫn cứ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư.
Bên cạnh đó, việc phân biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh với luật sư trong các văn phòng luật sư đã khiến hệ thống hành nghề của chúng ta phát triển không bình thường như quy luật của nó.
Luật Luật sư ra đời đúng lúc. Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật Luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam.
Những thay đổi ấy là:
Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ. Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư.
Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa. Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.
Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có.
Những cơ hội đang ở phía trước! Luật luật sư 2006 đi vào cuộc sống với một kỳ vọng là nâng tầm đội ngũ luật sư Việt Nam. Các luật sư sẽ không còn là cái bóng trên công đường và sẽ trở thành một mắt sích quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật cũng như trong hệ thống thương mại đa phương!
3. Luật sư trong vai trò góp phần phát triển kinh tế
Những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa của đất nước và sự phát triển của kinh tế thị trường, đội ngũ luật sư từng bước được phát triển về số lượng, nâng cao dần chất lượng hành nghề. Phạm vi các dịch vụ mà luật sư cung cấp đang trở nên phong phú và đa dạng. Nhiều văn phòng luật sư, công ty tư vấn pháp luật đã ra đời. Nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt là về tư vấn pháp luật ngày càng gia tăng.
Trước khi ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001, cả nước có khoảng 20 công ty luật với số lượng khoảng vài trăm người thì ngày nay, sau khi Pháp lệnh luật sư được ban hành, đã có hàng trăm công ty và văn phòng luật được thành lập, tổng số luật sư lên tới vài ngàn người. Trong bối cảnh ấy, đội ngũ luật sư kinh doanh đã xuất hiện và phát triển. Đây là lực lương luật sư chuyên nghiệp, đang góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Luật sư kinh doanh là những luật sư mà hoạt động chủ yếu của họ là cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh trong quá trình kinh doanh của các tổ chức đó. Luật sư kinh doanh bao gồm các luật sư tư vấn, (những người đưa ra các giải pháp pháp lý cho khách hàng) và các luật sư tranh tụng (những người bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước các cơ quan tài phán).
Trước năm 1987, Việt Nam không có các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Do vậy, xã hội không có nhu cầu về các dịch vụ pháp lý và đội ngũ luật sư kinh doanh cũng chưa hình thành. Theo chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế thị trường đã được thừa nhận và khởi sắc ở Việt Nam. Lúc này, các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu nở rộ, kèm theo đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. Doanh nghiệp nhà nước không còn chỉ ngồi chờ vào chỉ thị của cấp trên đối với hoạt động kinh doanh của mình mà họ buộc phải suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh đó. Đây là những tiền đề quan trọng làm phát sinh nhu cầu của thị trường về dịch vụ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam.
Nhìn lại quá trình phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam trong hơn mười lăm năm qua ta thấy, bắt đầu họ thường là những nhà tư vấn đầu tư nằm trong số lượng ít ỏi các công ty được phép thành lập để hỗ trợ quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giai đoạn đầu, những người này cung cấp các dịch vụ đa dạng nhằm thỏa mãn yêu cầu của các nhà đầu tư, bao gồm cả dịch vụ điều tra thị trường, lập các hồ sơ pháp lý, kinh tế kỹ thuật, thực hiện các dịch vụ hành chính v.v... trong đó dịch vụ pháp lý được coi như một dịch vụ kèm theo. Với thời gian và sự phát triển của thị trường, lực lượng các nhà tư vấn và các dịch vụ do họ cung cấp đã được chuyên nghiệp hoá hơn một bước và giới luật sư kinh doanh chuyên nghiệp được hình thành. Một nguồn quan trọng bổ sung vào đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp đó là nhóm các luật sư Việt Nam làm việc tại các chi nhánh công ty luật nước ngoài ở Việt Nam. Sau hơn mười lăm năm mở cửa, đội ngũ này cũng phát triển lớn mạnh và nhiều người trong số họ đã đứng ra thành lập văn phòng luật trong nước. Hiện nay, nhiều hãng luật nội địa đã trở nên quen thuộc không chỉ với giới kinh doanh Việt Nam mà với cả giới kinh doanh nước ngoài .
Khái niệm dịch vụ pháp lý mới chỉ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam tại Pháp lệnh luật sư năm 1987, sau khi chúng ta thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế. Sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kéo theo nhu cầu hiểu biết về các vấn đề liên quan đến môi trường chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đi theo các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức luật sư nước ngoài và họ hiện diện ở Việt Nam để hỗ trợ quá trình đầu tư và kinh doanh này. Tuy nhiên, với sự hạn chế về ngôn ngữ, về hiểu biết pháp luật, văn hoá và môi trường kinh doanh ở Việt Nam của các công ty luật nước ngoài, để triển khai hiệu quả các dự án làm ăn của mình tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty luật nước ngoài vẫn cần đến sự hỗ trợ và/ hoặc phối hợp của các nhà tư vấn Việt Nam.
Đây là quá trình đầu tiên và quan trọng nhất để tạo ra một nghề tư vấn, đồng thời tạo nên đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp tại Việt Nam. Như đã nói trong giai đoạn đầu, tính chuyên nghiệp của các nhà tư vấn Việt Nam còn thấp, họ thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến bất kỳ khâu nào trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, dịch vụ pháp lý chỉ là một thành tố.
Thông qua quá trình này, lần đầu tiên các luật sư Việt Nam được làm quen với những loại hình giao dịch và khái niệm pháp lý mới của nền kinh tế thị trường. Lúc đầu, việc tham gia mang tính thụ động với sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ của các luật sư nước ngoài. Đôi khi, ở những văn phòng ít kinh nghiệm, việc tham gia chỉ mang tính chất hình thức và thực tế chỉ là dịch vụ xác nhận những công việc do các văn phòng luật sư nước ngoài thực hiện. Dần dà, một số công ty luật và luật sư Việt Nam đã có thể tham gia và làm chủ trong những giao dịch lớn có yếu tố nước ngoài, có tính chất phức tạp và đỏi hỏi độ chuyên nghiệp cao.
Hiện nay, các luật sư kinh doanh Việt Nam đã có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam ở không ít giao dịch quan trọng. Ví dụ, công ty Invest Consult gần đây đã tham gia đấu thầu cạnh tranh và thắng nhiều nhà thầu nước ngoài trong các dự án tư vấn về cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước và các giao dịch thương mại khác.
Có thể kể ra một số dịch vụ cơ bản mà giới luật sư kinh doanh Việt Nam đã cung cấp:
- Theo tính chất nghề nghiệp: Hoạt động của luật sư kinh doanh bao gồm: hoạt động tư vấn như đưa ra các giải pháp pháp lý cho một quan hệ hoặc giao dịch cụ thể của khách hàng; hoạt động tranh tụng như tham gia giải quyết các sự cố pháp lý phát sinh từ một giao dịch trước các cơ quan tài phán.
- Theo lĩnh vực và đối tượng khách hàng: Hoạt động của luật sư kinh doanh được chia thành các nội dung cụ thể trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính; thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.. và hoạt động trong ngành cụ thể như trong ngành hàng không, ngành hàng hải...
Đó là những dịch vụ pháp lý gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. ở giai đoạn đầu, một luật sư kinh doanh có thể hành nghề trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, như một xu hướng tất yếu, khi yêu cầu của xã hội ngày càng cao thì tính chuyên nghiệp hoá của luật sư kinh doanh sẽ càng rõ.
4. Luật sư trong vai trò góp phần bảo vệ công lý
Chỉ tính riêng năm 2007, đã có 44 trường hợp viện kiểm sát truy tố nhưng toà tuyên vô tội, gần 2.900 vụ án khi chuyển sang toà bị trả lại điều tra bổ sung do nhiều nguyên nhân, tăng nhiều so với các năm trước, trong đó có một nguyên nhân là sự thiếu vắng của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị can trong giai đoạn điều tra.
Có thể nói đội ngũ Thẩm phán, những người cầm cân nảy mực, chính là linh hồn của hệ thống Tòa án. Ông Nguyễn Văn Hiện đã rất chí lý khi cho rằng để đảm bảo chất lượng xét xử, điều kiện hàng đầu là phải có người tiến hành tố tụng tốt. Thế nhưng, thực trạng của người tiến hành tố tụng, trong đó có thẩm phán thì sao? Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 11 năm ngoái, nguyên Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện giãi bày: ngành Tòa án đã phải tạm “vơ vét” cán bộ để khắc phục tình trạng thiếu thẩm phán. Theo ông Hiện, hiện ngành tòa án còn thiếu trên 1.000 thẩm phán. Điều gì sẽ xảy ra với thực trạng như vậy?
Mới đây, khi trở thành người đứng đầu ngành tòa án, ông Trương Hòa Bình trả lời báo chí: ông sẽ chăm lo đội ngũ thẩm phán và quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng.
Thực tế hiện nay là hầu hết người có tranh chấp đều rất ngại khi đến nhờ tòa giải quyết. Chưa nói đến chất lượng xét xử, tất cả những thủ tục liên quan đến một vụ án thông qua thẩm phán thụ lý đều có thể gây “nhức đầu” cho các đương sự. Từ thủ tục thụ lý đơn kiện, thủ tục đọc tài liệu, thủ tục lấy lời khai, thủ tục đưa vụ án ra xét xử, thủ tục tạm đình chỉ vụ án, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... tất cả đều nhiêu khê.
Lấy ví dụ thủ tục cung cấp tài liệu, chứng cứ. Theo quy định, đương sự có quyền được biết và cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án. Tuy nhiên, theo một luật sư, trên thực tế “thẩm phán thụ lý thích thì cho, không thích thì viện đủ lý lẽ để từ chối. Nếu có khiếu nại cũng chẳng ăn thua vì họ không bị ràng buộc bởi chế tài nào cả”. Ông Trần Ngọc Tấn ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang kể, mới đây ông bỗng nhận được trát đòi của tòa cho biết một đương sự tên V.B.H. kiện ông về khoản nợ còn thiếu trên 30 triệu đồng. Ngạc nhiên và hoang mang vì chưa bao giờ nợ nần gì với người này, ông đề nghị thẩm phán thụ lý cung cấp chứng cứ. Thế nhưng, đề nghị của ông đã không được chấp nhận, ngoài việc cho xem một đơn kiện vu vơ.
Ngay cả các luật sư, những người bảo vệ cho các đương sự, cũng bị gây khó dễ. Luật sư Nguyễn Văn Chiến (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết có tòa yêu cầu phải mang máy photocopy đến mới cho sao chụp nhưng khi mang máy đến lại bảo “tòa không cung cấp điện, tự mang điện đến mà chạy máy” (!). Giới luật sư cho hay, ngay ở TAND TPHCM có thẩm phán đã từ chối, không cho chụp tài liệu bằng máy chụp hình kỹ thuật số với lý do luật chỉ quy định cho phép “sao chụp” (“sao chụp” không có dấu phẩy), có nghĩa không được “chụp” dưới bất cứ hình thức nào (!). Trong cuộc nói chuyện với nhóm luật sư mới đây, một cựu thẩm phán từng khuyên: “Các luật sư không nên “cương” với thẩm phán. Họ là người có quyền, họ có thể đưa ra hàng tá lý do để anh không tiếp cận được với hồ sơ. Lúc đó, còn cãi gì nữa”.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là thời gian kéo dài của vụ án. Bà Trần Thị Hoàng Anh, chủ một cửa hàng kinh doanh, cho biết do quá bức xúc về việc bị UBND huyện Cai Lậy, Tiền Giang tịch thu hàng hóa nên bà đã kiện cơ quan này ra tòa. Thế nhưng, phải mất hai năm trời vụ án mới được đưa ra xét xử và phải mất thêm hai năm nữa với ba lần xét xử bà mới đòi được số tiền bồi thường 50 triệu đồng.
Trường hợp dưới đây còn nhiêu khê hơn. Đó là vụ tranh chấp nhà hàng Như Ngọc giữa ông Trần Ngọc Bá, một nhà đầu tư Việt kiều Pháp và bà P.V.N. ở Rạch Giá, Kiên Giang. Vụ kiện được thụ lý từ năm 1999, mãi đến năm 2001 TAND tỉnh Kiên Giang mới đưa vụ án ra xét xử. Từ đó đến nay, ông Bá đã phải trải qua sáu lần xét xử và sắp tới đây lại tiếp tục xét xử nữa. Suốt tám năm trời đeo đuổi vụ kiện, từ một nhà đầu tư tràn trề hy vọng, giờ đây tóc ông Bá đã bạc, sống lay lắt trong khi công lý vẫn mờ mịt.
Ở cả hai vụ trên thẩm phán thụ lý đều không đưa ra một lời giải thích nào cho đương sự về việc chậm đưa vụ án ra xét xử. “Vụ án của tôi, có cấp xét xử “ngâm” đến hai năm hoặc hơn hai năm mà không hề nói rõ lý do vì sao mặc dù tôi đã gửi hàng chục lá đơn cho tòa cũng như các cơ quan chức năng khác”, ông Bá ngao ngán.
Đầu năm nay, dư luận không khỏi bàng hoàng trước vụ bà Nguyễn Thị Cẩm Thu, nguyên Thẩm phán TAND thành phố Rạch Giá, lớn tiếng với đương sự trong vụ án mà mình đang giải quyết: “Muốn khiếu nại thì lên tòa tối cao mới thắng chứ ở đây không thắng kiện được đâu. Luật là cái gì? Đi tòa tối cao thì cũng phải quà cáp, bao thơ. Bản thân tôi làm trong ngành tòa án muốn gặp người trong tòa án tôi cũng phải đưa bao thư”. Mới đây, vụ xét xử “cựu” luật sư Lê Bảo Quốc đã hé mở một đường dây chuyên chạy các loại án giám đốc thẩm với tiền đút lót từ vài trăm triệu cho tới 4-5 tỉ đồng...
Chuyện “thí” sơ thẩm, “đầu tư” cho phúc thẩm gần như đã trở thành “bài” tư vấn quen thuộc của không ít luật sư. Một luật sư kể, ông còn biết có những đường dây chạy án bao luôn cả sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Phúc thẩm ở đây là cấp thành phố và sơ thẩm là cấp quận, huyện. “Thẩm phán giữa các tòa có mối quan hệ khá thân tình. Có thẩm phán từng công tác ở cấp tòa án quận, huyện sau được đôn lên thành phố làm, vì thế chuyện gửi gắm rất dễ”-vị luật sư giải thích. Ông cho biết, với việc “bao sân” như vậy, nên có những vụ kiện về đòi nợ, thẩm phán sốt sắng tiến hành các thủ tục xét xử nhanh như “chẻ tre” khiến cho bên bị đơn (vay nặng lãi) không kịp trở tay. Nhanh đến nỗi có trường hợp giấy triệu tập, thông báo được “ném” thẳng vào nhà của bị đơn mặc dù theo quy định phải dán tại trụ sở UBND phường. Với những trường hợp này, nếu án sơ thẩm bị kháng cáo thì ở cấp phúc thẩm hầu hết đều y án.
Tiêu cực len vào ngành tòa án đã gây nên vấn đề nhức nhối, đó là chất lượng xét xử. Theo báo cáo của TAND Tối cao, trong năm 2006 có 5%, tức trên 9.000 trong tổng số 193.000 án bị hủy, sửa. Có những vụ án tình tiết không lấy gì làm phức tạp nhưng cấp sơ thẩm xử một đằng, lên cấp phúc thẩm lại xử quay ngoắt 180 độ. Ngay trên nghị trường, nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Xinh (đơn vị Bà Rịa-Vũng Tàu) nói thẳng bà có đầy đủ chứng cứ để chứng minh có những bản án sai “đạp trên pháp luật mà đi”.
Một thẩm phán TAND TP thừa nhận, kết quả xét xử khác nhau có thể là do bất đồng quan điểm, do năng lực thẩm phán hoặc do luật pháp không rõ ràng nhưng không loại trừ có móc ngoặc, tiêu cực. Chuyện “thí” sơ thẩm, “đầu tư” cho cấp phúc thẩm, theo ông, là có thật. “Cấp phúc thẩm giờ giống như “ông vua” vì trên đầu không còn ai nữa. Họ có thể dễ dàng hủy án cấp sơ thẩm” - vị thẩm phán này bức xúc.
Tại buổi tổng kết về cải cách tư pháp hồi tháng 4 năm nay, ông Huỳnh Văn Ánh, Phó chánh án TAND TPHCM, đề xuất: cần sửa luật theo hướng giới hạn lại thẩm quyền xét xử của cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, tránh tình trạng sửa, hủy tràn lan như hiện nay. Nếu không làm được điều này, người dân sẽ mất niềm tin vào hệ thống tòa án. Đó là việc sửa luật, còn “sửa người” sẽ ra sao?
Ngay cả khi Luật sư được Tòa án tạo điều kiện làm việc thì cuộc chiến bảo vệ công lý cũng không kém phần gay go, quyết liệt.
Điển hình cho những trường hợp này trong thời gian gần đây là vụ án mà báo chí và dư luận tốn nhiều giấy mực gọi là “Vụ án vườn điều”. Vụ án xảy ra từ cái chết của nạn nhân Dương Thị Mỹ vào đêm 19/5/1993. Sau đó, tại Tân Minh lại xảy ra một án mạng khác và từ lời khai của Huỳnh Văn Nén (con rể bà Lâm) đổ cho gia đình phía vợ, 9 người thuộc ba thế hệ trong gia đình bà Lâm đã lần lượt bị khởi tố, bắt giam và nhận án tù.
Nội dung vụ án như sau:
Tháng 5/1993, bà Dương Thị Mỹ bị phát hiện chết tại vườn điều. Huỳnh Văn Nén và người thân trong gia đình được xác định do đánh ghen đã gây nên cái chết của nạn nhân.
Ngày 6/11, 4 công dân bị kết án tù oan 24 năm trong vụ án “Vườn điều” là bà Nguyễn Thị Lâm và 3 con ruột gồm Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Thị Tiến đã đến Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận nhận hơn 935 triệu đồng được chuyển đến từ tài khoản của TAND tỉnh Bình Thuận.
Nhận bào chữa miễn phí cho các bị cáo ở phiên sơ thẩm lần 2 và cả phiên phúc thẩm lần này vẫn là các luật sư Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải và Bùi Đức Trường. Chiều 6/3, luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông và các đồng nghiệp đã gửi đến HĐXX một báo cáo nêu rõ 15 chi tiết "phi lý” trong vụ án.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vụ án là Cao Văn Hùng (nguyên Điều tra viên Phòng cảnh sát điều tra Công an Bình Thuận) đã gửi đơn đề nghị xem xét khởi tố 3 luật sư bảo vệ cho 5 bị cáo. Đây là phản ứng của ông Hùng sau khi bị 3 luật sư làm đơn tố giác sai phạm của ông trong khi thụ lý vụ án. Những luật sư mà ông Hùng đề cập trong đơn gồm: các ông Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải và Bùi Đức Trường.
Đơn của Cao Văn Hùng được gửi tới các cơ quan tố tụng của tỉnh Bình Thuận, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Đoàn Luật sư Hà Nội, Đoàn Luật sư Hải Phòng... Nội dung đơn thể hiện rằng tại phiên tòa các luật sư đã có hành vi làm nhục, vu khống ông Cao Văn Hùng. Họ nói ông đã “dùng tài liệu, chứng cứ giả để làm sai lệch hồ sơ vụ án, là điều tra viên non yếu nghiệp vụ, xấu xa đạo đức nhưng cáo già về thủ đoạn...”.
Có thể thấy giữa phía Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bị cáo và phía cơ quan điều tra đã “chiến đấu” rất gay go cho mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Cuối cùng, công lý cũng được sáng tỏ. Vụ án “Vườn điều” Tân Minh là vụ án oan đầu tiên của Bình Thuận được bồi thường theo tinh thần Nghị quyết 388, cho thấy tầm quan trọng của vai trò Luật sư trong tình hình mới, khẳng định tính đúng đắn của nguyên tắc “bản án là kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa”. Cụ thể bà Lâm bị giam oan 7 năm nhận hai khoản được 202 triệu đồng; chị Tiến bị giam oan 5 năm được bồi thường hơn 177 triệu đồng; anh Tiền nhận 266 triệu, anh Châu nhận 288 triệu đồng.
Đây là số tiền họ được nhận bồi thường về thiệt hại tinh thần và mất thu nhập theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sáng 5.11, tại phiên thảo luận cuối cùng về các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, của Chính phủ về công tác thi hành án, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đã nhận khuyết điểm trước QH vì đã để xảy ra một số trường hợp truy tố, xét xử oan, sai trong thời gian qua.
Con số khiến những ai có lương tâm nghề nghiệp cũng phải đau lòng là 16/44 trường hợp toà tuyên vô tội chắc chắn bị oan.
Góp ý vào công tác của VKSNDTC, TANDTC và công tác phòng, chống tội phạm, ĐB Nguyễn Đình Quyền tỏ ra bức xúc: Đôi khi các văn bản trả lời đơn đề nghị kháng nghị bản án của các chức danh thuộc VKS, TA lại mâu thuẫn nhau khiến cho người dân không biết văn bản nào là đúng và thế là nảy sinh khiếu nại kéo dài.
Đã thế hiện nay vẫn còn có tới gần 40% số điều tra viên vẫn chưa tốt nghiệp cử nhân luật, chưa đạt tiêu chuẩn điều tra viên theo pháp lệnh điều tra mới. ĐB Nguyễn Hữu Mạo băn khoăn: Theo báo cáo thì năm qua có tới 44.137 đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến các quyết định hành chính, thế nhưng việc thụ lý của toà chỉ có 1.261 vụ, vậy tại sao dân lại không kiện ra toà hành chính mà lại chọn con đường khiếu nại, phải chăng đó là do sự yếu kém về việc xét xử các vụ án hành chính cho nên người dân không tin tưởng?
Về phần công việc của mình, ông Trần Quốc Vượng - Viện trưởng VKSNDTC - đã bày tỏ sự nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của các ĐB vào báo cáo công tác của viện. Ông Vượng cho biết: Trong năm 2007, VKS các cấp đã trả lại hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung hơn 3.000 vụ; cũng trong năm này, TAND các cấp trả lại cho VKSND 2.896 vụ để điều tra bổ sung. Ông Vượng cũng cho biết đã có 44 trường hợp toà tuyên không phạm tội, sau khi xem xét lại thì đã xác định chính xác có 16 người bị oan, các trường hợp khác đang xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, lỗi này thuộc trách nhiệm của KSV.
Một số cơ quan tố tụng còn gây khó cho luật sư. Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Sau gần 6 năm thi hành Pháp lệnh Luật sư và gần 1 năm thực hiện Luật Luật sư, cả nước đã có 4.000 luật sư và 1.000 luật sư tập sự, tăng 200% so với năm 2001.
Thế nhưng đội ngũ này vẫn còn thiếu trầm trọng vì tính ra chúng ta cứ 20.500 dân mới có 1 luật sư, trong khi đó, bên Thái Lan cứ 1.700 dân có 1 luật sư, Singapore thì 1.000 dân/luật sư. Đó là chưa kể đến các nước phát triển như Mỹ thì chỉ 270 dân có 1 luật sư. Hơn thế nữa, mới có 20% số vụ án hình sự có luật sư tham gia. Về quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng, ông Hà Hùng Cường cho biết vẫn còn nhiều vướng mắc, theo Luật Luật sư, sau 3 ngày ra quyết định khởi tố bị can, bắt người, cơ quan điều tra phải cấp giấy phép bào chữa cho luật sư, nhưng trên thực tế còn tình trạng một số cơ quan tố tụng gây phiền hà, khó khăn cho luật sư; khi ra toà chưa thực sự có tranh tụng giải đáp thoả đáng thắc mắc của luật sư.
Đáng quan tâm hơn, chỉ có 20% số vụ án hình sự có sự tham gia của luật sư và thực tế việc tham gia tố tụng của luật sư trong các giai đoạn tố tụng hình sự còn nhiều khó khăn, vướng mắc như báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Những tiếng nói bức xúc của nhiều luật sư trong các cuộc hội thảo, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành nhiều cuộc họp liên ngành vẫn chưa có được một văn bản pháp quy “liên tịch” về sự tham gia của luật sư từ giai đoạn điều tra trong vụ án hình sự. Trong thực tiễn, nhiều vụ án hình sự bị kéo dài một cách vô lý, thời gian tạm giam nhiều năm trời, đến khi ra toà thì không xử được hoặc tuyên vô tội.
Nói rộng ra, trong một chừng mực nào đó, một bộ phận thiết chế tư pháp vận hành còn trong tình trạng “bên trọng, bên khinh”, nhiều số phận bị tình nghi phạm tội vẫn còn bị định đoạt theo “cơ chế liên ngành”, đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lần phát biểu trước hội nghị tổng kết của ngành kiểm sát đã nói: “Làm sao việc phối hợp liên ngành này không phải là sự “nể nang, thoả hiệp, đồng tình” xuôi chiều với nhau và như vậy coi sự việc dù thế nào cũng đã được kết luận, đã được phán quyết qua sự thống nhất ý kiến này.
Thực thi nhiệm vụ theo chức năng và có sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật là cần thiết, nhưng sự phối hợp đó phải trên nguyên tắc luật định, làm cho việc thực thi pháp luật càng được nghiêm minh, không bỏ lọt tội, không làm oan người vô tội và càng không thể thông qua một cơ chế nào đó, một cách làm nào đó mà cơ hội tìm kiếm công lý, cơ hội giải oan cho công dân, cho doanh nghiệp gần như không còn”.
Tuy khuôn khổ pháp lý cho việc hành nghề luật sư rất thông thoáng, nhưng hiện còn nhiều bất cập trong vấn đề phát huy vai trò của đội ngũ luật sư. Nhà nước chưa ban hành các chính sách cải thiện môi trường dịch vụ pháp lý, chưa có cơ chế pháp lý bảo đảm cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của luật sư trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và soạn thảo, ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước.
Ở Việt Nam chưa có sự phân định rõ ràng Luật sư chuyên về lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính… nhưng thực tế có những Luật sư hành nghề vẫn quan tâm chú trọng vào từng lĩnh vực mà mình ưa thích. Họ chịu khó đầu tư công sức không ngừng học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt chỉ nhằm mục đích thỏa mãn niềm đam mê nghề nghiệp duy nhất là làm sáng tỏ sự thật vụ án.
Những khó khăn đã nêu ở trên chỉ là một số ít trường hợp cụ thể, điển hình về việc Tòa án “hành” Luật sư trong hoạt động nghề nghiệp, cơ quan tố tụng thiếu tinh thần tôn trọng pháp luật. Chính vì vậy, người làm nghề Luật sư càng phải quyết tâm chứng tỏ bản lãnh của mình, càng phải quyết tâm hơn trong việc bảo vệ công lý, đôi khi đòi hỏi Luật sư phải dấn thân và hy sinh quyền lợi bản thân mình.
5. Luật sư trong vai trò góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Việt Nam đang xây dựng một nhà nước pháp quyền và một nền kinh tế thị trường, việc điều hành xã hội bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội và hệ thống pháp luật điều chỉnh nó cũng trở nên phức tạp.
Sự tham gia, hỗ trợ của các luật sư cho các doanh nghiệp sẽ góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế - xã hội, thông qua sự tác động đến bốn nhóm đối tượng sau:
- Trong mối quan hệ với nhà nước: Việc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của luật sư kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được sự hiểu biết rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhà nước để thi hành pháp luật đúng đắn. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các luật sư kinh doanh, nhiều hành vi lạm quyền hoặc vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp cũng bị hạn chế hoặc ngăn chặn.
- Trong mối quan hệ giữa các bên tham gia kinh doanh với nhau: Các luật sư kinh doanh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của một bên tham gia giao dịch, tránh sự thua thiệt của doanh nghiệp do không hiểu pháp luật trong thực tiễn kinh doanh.
- Đối với các bên thứ ba: Đội ngũ luật sư kinh doanh góp phần phòng và chống các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tác động đối với xã hội: Từ sự tác động lành mạnh đến ba nhóm đối tượng trên đây, hoạt động của luật sư kinh doanh chung tay vào việc ổn định kỷ cương pháp luật và trật tự kinh doanh, phát triển văn hoá kinh doanh lành mạnh trên nền tảng pháp luật.
Hiện nay, Việt Nam đang xác định việc tăng cường năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế là thách thức lớn và vô cùng cấp thiết. Vì vậy, đội ngũ luật sư kinh doanh phải là những người bảo vệ các lợi ích kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp.
Thực tế gần đây cho thấy, do yếu kém về năng lực, kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư nước ngoài trong nhiều giao dịch có yếu tố nước ngoài, với những khoản chi phí lớn. Điển hình nhất là vụ kiện tụng với các doanh nghiệp Hoa Kỳ liên quan đến tranh chấp cá tra, cá basa và tôm, chúng ta đã phải tiêu tốn một khoản tiền lớn để thuê các luật sư Hoa Kỳ đứng ra bảo vệ quyền lợi. Nếu được chăm lo phát triển, đội ngũ luật sư kinh doanh có thể không chỉ bảo vệ được các lợi ích kinh tế của chúng ta trên chính quê hương mình (trong các quan hệ kinh doanh có yếu tố nước ngoài) mà còn tham gia bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Đồng thời, sự tham gia của Luật sư vào tiến trình tố tụng sẽ là điều kiện để các cơ quan tố tụng nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN hơn. Bởi một khi “bản án là kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa” thì quyền lực của các cơ quan tố tụng sẽ không còn là tuyệt đối, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức được đảm bảo trên tinh thần một Nhà nước pháp quyền.
Vì vậy, hoạt động nghề nghiệp của luật sư là “nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nói “nhằm góp phần” là vì Luật sư chỉ có quyền cung cấp chứng cứ, trình bày quan điểm, đưa ra lập luận, lý lẽ để thuyết phục khách hàng, thuyết phục, đề xuất với cơ quan chức năng; thuyết phục, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao tinh thần pháp chế XHCN; chớ bản thân các Luật sư không có quyền quyết định trong bất cứ một vụ việc, vụ án, bản án nào.
- Sưu tầm -
1. Sơ lược một vài khái niệm
Điều 3 Luật Luật sư quy định: “Chức năng xã hội của luật sư: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Bảo vệ (bảo: giữ; vệ: che chở) có nghĩa là: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng, giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật, bênh vực bằng lý lẽ xác đáng, trình bày luận án của mình trước một hội đồng và giải đáp những lời phản biện, người bảo vệ đi theo thủ tướng. Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người.
Như vậy, trong phạm vi nghề nghiệp của mình, luật sư bảo vệ công lý là dùng những lý lẽ xác đáng, phản biện, lập luận, chứng cứ có căn cứ khoa học và phù hợp quy định pháp luật để giúp cho mọi người nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của công dân.
Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Cặp từ “kinh tế” có hai nghĩa. Một là, quá trình hoạt động của loài người để biến đổi sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Hai là, tổ hợp những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định nhất định của các lực lượng sản xuất xã hội, phương thức sản xuất thống trị trong xã hội.
Phát triển kinh tế trong Điều 3 Luật Luật sư được hiểu là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh của tổ hợp những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định nhất định của các lực lượng sản xuất xã hội, phương thức sản xuất thống trị trong xã hội; cụ thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Văn kiện Ðại hội IX của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6 năm 2001) đề ra mục tiêu xây dựng đất nước là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đây cũng là nội dung được đưa vào Điều 3 Luật Luật sư.
Hiện nay, nước ta có nền kinh tế đa thành phần, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân, cho nên khái niệm “giàu” có thể hiểu là “giàu về sở hữu tư liệu sản xuất, “giàu” về thu nhập (tức “giàu” trong sở hữu tư liệu sinh hoạt), xã hội không cho phép bất cứ ai “dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.
Dân giàu và xã hội giàu còn được thể hiện ở những lợi ích công cộng phúc lợi xã hội ngày càng phong phú mà mỗi thành viên xã hội đều được hưởng.
“Nước mạnh” khi “nước” là nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ; Kinh tế hiện đại, văn hóa khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh là những điều kiện bảo đảm cho đất nước ta độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh để nhân dân được hưởng hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.
“Xã hội công bằng” là ước mơ ngàn đời của quần chúng nhân dân. Về kinh tế, công bằng thể hiện trên cả ba mặt: công bằng trong quan hệ sở hữu, công bằng trong tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế nói chung, công bằng trong phân phối kết quả lao động, của cải vật chất, văn hóa.
Tất cả mọi người đều có quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, có quyền và có những điều kiện bảo đảm để được hưởng thụ các kết quả lao động của mình (sau khi khấu trừ các chi phí chung cho xã hội mà người lao động sẽ nhận lại dưới hình thức khác).
Công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở, là điều kiện cốt lõi của công bằng xã hội nói chung. Công bằng xã hội quan hệ mật thiết với “dân chủ”, đòi hỏi “dân chủ” vì dân chủ là điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng xã hội. Dân chủ (với nghĩa nhân dân làm chủ, trước hết làm chủ về chính trị tức nhân dân là chủ thể của quyền lực trong quốc gia) vừa là động lực, vừa là mục đích và bản chất của xã hội ta ngày nay.
Điều quan trọng của dân chủ là vấn đề quyền lực trong quốc gia trong tay ai? Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiều quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Cũng như khái niệm “dân chủ”, khái niệm “văn minh” lần đầu tiên được xem như một mục tiêu, tiêu chí của chủ nghĩa xã hội. “Văn minh” là khái niệm rất rộng, rất chung, khá trừu tượng, có thể hiểu thế này hay thế khác. Nền văn minh mà chúng ta cần phát triển là nền văn minh toàn diện và nhân bản nhất. Đó không chỉ là văn minh vật chất - kỹ thuật mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ văn minh trong quan hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc sống và lối sống. Đó là nền văn minh của một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ”, nền văn minh của một xã hội do nhân dân làm chủ.
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là những mục tiêu không tách rời nhau, bổ sung cho nhau, mục tiêu này làm cơ sở, điều kiện, tiền đề cho mục tiêu kia. Đó là những mục tiêu lâu dài, những giá trị bền vững, từng bước được hiện thực hóa trong quá trình đổi mới đất nước.
2. Các giai đoạn phát triển nghề Luật sư ở Việt Nam
Luật sư Việt Nam thiệt thòi vì sinh sau đẻ muộn so với các đồng nghiệp quốc tế. Bước vào năm 2007, sau những sự kiện lớn về kinh tế, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam và sự cải cách không ngừng về thể chế, nghề luật sư Việt Nam hy vọng sẽ có những thay đổi lớn về diện mạo. Cú hích đầu tiên của năm nay là sự kiện Luật luật sư có hiệu lực vào ngày 01/01/2007.
Luật sư Việt Nam ra đời từ khi nước Việt Nam dân chủ công hoà được thành lập năm 1945. Nhưng, nghề luật sư chỉ được biết đến là một nghề từ năm 1987, khi Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành. Tuy được coi là một nghề nhưng cho đến trước năm 2001, luật sư vẫn chỉ được coi là “nghề tay trái”, việc “làm thêm” của một số cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật, chưa phải là một nghề chuyên nghiệp như các nghề nghiệp khác.
Vì thế, sau 14 năm Pháp lệnh luật sư đi vào cuộc sống, cả nước mới có chưa đầy 2.000 luật sư. Phần lớn trong số ít luật sư này lại là các cán bộ về hưu, các công chức kiêm nhiệm... Luật sư trẻ chuyên nghiệp chỉ tính được trên đầu ngón tay! Cái vòng luẩn quẩn của sự không chuyên nghiệp đã khiến cho luật sư Việt Nam chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống thực thi pháp luật và đời sống kinh doanh, thương mại.
Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời mang theo một sứ mệnh lịch sử là chuyên nghiệp hoá luật sư Việt Nam, nâng tầm nghề này để xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường của một xã hội dân chủ, văn minh. Hai thay đổi cơ bản so với hệ thống pháp luật về luật sư trước đó là: Hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp và không chấp nhận sư kiêm nhiệm trong hoạt động luật sư. Bên cạnh đó, một số những thay đổi pháp lý khác cũng có tác động tích cực đến con đường chuyên nghiệp hoá nghề này như: không chấp nhận trình độ "tương đương đại học Luật", mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho luật sư..
Sau 5 năm thực thi Pháp lệnh 2001, diện mạo luật sư Việt Nam đã thay đổi hẳn. Hơn 1.100 tổ chức hành nghề luât sư Việt Nam đã đi vào hoạt động, tạo thành một mạng lưới quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật. Hình thành một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp hơn 4.100 luật sư. Đặc biệt, vai trò của luật sư trong hệ thống thực thi pháp luật và hệ thống thương mại đã được khẳng định. Luật sư - hai từ này đã tạo được một vị trí khá quan trọng trong hệ thống phân vai của xã hội Việt Nam đương đại.
Tuy nhiên, Pháp lệnh luật sư cũng còn để lại một khoảng trống khiến cho con đường chuyên nghiệp hoá của luật sư Việt Nam vẫn gặp những “cú sốc” bất ngờ. Những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh 2001 về khái niệm dịch vụ pháp lý đã đẻ ra nạn “hai luật chơi” trong thị trường dịch vụ pháp lý. Nhiều người không phải luật sư vẫn cứ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư.
Bên cạnh đó, việc phân biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh với luật sư trong các văn phòng luật sư đã khiến hệ thống hành nghề của chúng ta phát triển không bình thường như quy luật của nó.
Luật Luật sư ra đời đúng lúc. Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật Luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam.
Những thay đổi ấy là:
Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ. Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư.
Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa. Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.
Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có.
Những cơ hội đang ở phía trước! Luật luật sư 2006 đi vào cuộc sống với một kỳ vọng là nâng tầm đội ngũ luật sư Việt Nam. Các luật sư sẽ không còn là cái bóng trên công đường và sẽ trở thành một mắt sích quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật cũng như trong hệ thống thương mại đa phương!
3. Luật sư trong vai trò góp phần phát triển kinh tế
Những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa của đất nước và sự phát triển của kinh tế thị trường, đội ngũ luật sư từng bước được phát triển về số lượng, nâng cao dần chất lượng hành nghề. Phạm vi các dịch vụ mà luật sư cung cấp đang trở nên phong phú và đa dạng. Nhiều văn phòng luật sư, công ty tư vấn pháp luật đã ra đời. Nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt là về tư vấn pháp luật ngày càng gia tăng.
Trước khi ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001, cả nước có khoảng 20 công ty luật với số lượng khoảng vài trăm người thì ngày nay, sau khi Pháp lệnh luật sư được ban hành, đã có hàng trăm công ty và văn phòng luật được thành lập, tổng số luật sư lên tới vài ngàn người. Trong bối cảnh ấy, đội ngũ luật sư kinh doanh đã xuất hiện và phát triển. Đây là lực lương luật sư chuyên nghiệp, đang góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Luật sư kinh doanh là những luật sư mà hoạt động chủ yếu của họ là cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh trong quá trình kinh doanh của các tổ chức đó. Luật sư kinh doanh bao gồm các luật sư tư vấn, (những người đưa ra các giải pháp pháp lý cho khách hàng) và các luật sư tranh tụng (những người bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước các cơ quan tài phán).
Trước năm 1987, Việt Nam không có các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Do vậy, xã hội không có nhu cầu về các dịch vụ pháp lý và đội ngũ luật sư kinh doanh cũng chưa hình thành. Theo chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế thị trường đã được thừa nhận và khởi sắc ở Việt Nam. Lúc này, các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu nở rộ, kèm theo đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. Doanh nghiệp nhà nước không còn chỉ ngồi chờ vào chỉ thị của cấp trên đối với hoạt động kinh doanh của mình mà họ buộc phải suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh đó. Đây là những tiền đề quan trọng làm phát sinh nhu cầu của thị trường về dịch vụ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam.
Nhìn lại quá trình phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam trong hơn mười lăm năm qua ta thấy, bắt đầu họ thường là những nhà tư vấn đầu tư nằm trong số lượng ít ỏi các công ty được phép thành lập để hỗ trợ quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giai đoạn đầu, những người này cung cấp các dịch vụ đa dạng nhằm thỏa mãn yêu cầu của các nhà đầu tư, bao gồm cả dịch vụ điều tra thị trường, lập các hồ sơ pháp lý, kinh tế kỹ thuật, thực hiện các dịch vụ hành chính v.v... trong đó dịch vụ pháp lý được coi như một dịch vụ kèm theo. Với thời gian và sự phát triển của thị trường, lực lượng các nhà tư vấn và các dịch vụ do họ cung cấp đã được chuyên nghiệp hoá hơn một bước và giới luật sư kinh doanh chuyên nghiệp được hình thành. Một nguồn quan trọng bổ sung vào đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp đó là nhóm các luật sư Việt Nam làm việc tại các chi nhánh công ty luật nước ngoài ở Việt Nam. Sau hơn mười lăm năm mở cửa, đội ngũ này cũng phát triển lớn mạnh và nhiều người trong số họ đã đứng ra thành lập văn phòng luật trong nước. Hiện nay, nhiều hãng luật nội địa đã trở nên quen thuộc không chỉ với giới kinh doanh Việt Nam mà với cả giới kinh doanh nước ngoài .
Khái niệm dịch vụ pháp lý mới chỉ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam tại Pháp lệnh luật sư năm 1987, sau khi chúng ta thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế. Sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kéo theo nhu cầu hiểu biết về các vấn đề liên quan đến môi trường chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đi theo các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức luật sư nước ngoài và họ hiện diện ở Việt Nam để hỗ trợ quá trình đầu tư và kinh doanh này. Tuy nhiên, với sự hạn chế về ngôn ngữ, về hiểu biết pháp luật, văn hoá và môi trường kinh doanh ở Việt Nam của các công ty luật nước ngoài, để triển khai hiệu quả các dự án làm ăn của mình tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty luật nước ngoài vẫn cần đến sự hỗ trợ và/ hoặc phối hợp của các nhà tư vấn Việt Nam.
Đây là quá trình đầu tiên và quan trọng nhất để tạo ra một nghề tư vấn, đồng thời tạo nên đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp tại Việt Nam. Như đã nói trong giai đoạn đầu, tính chuyên nghiệp của các nhà tư vấn Việt Nam còn thấp, họ thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến bất kỳ khâu nào trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, dịch vụ pháp lý chỉ là một thành tố.
Thông qua quá trình này, lần đầu tiên các luật sư Việt Nam được làm quen với những loại hình giao dịch và khái niệm pháp lý mới của nền kinh tế thị trường. Lúc đầu, việc tham gia mang tính thụ động với sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ của các luật sư nước ngoài. Đôi khi, ở những văn phòng ít kinh nghiệm, việc tham gia chỉ mang tính chất hình thức và thực tế chỉ là dịch vụ xác nhận những công việc do các văn phòng luật sư nước ngoài thực hiện. Dần dà, một số công ty luật và luật sư Việt Nam đã có thể tham gia và làm chủ trong những giao dịch lớn có yếu tố nước ngoài, có tính chất phức tạp và đỏi hỏi độ chuyên nghiệp cao.
Hiện nay, các luật sư kinh doanh Việt Nam đã có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam ở không ít giao dịch quan trọng. Ví dụ, công ty Invest Consult gần đây đã tham gia đấu thầu cạnh tranh và thắng nhiều nhà thầu nước ngoài trong các dự án tư vấn về cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước và các giao dịch thương mại khác.
Có thể kể ra một số dịch vụ cơ bản mà giới luật sư kinh doanh Việt Nam đã cung cấp:
- Theo tính chất nghề nghiệp: Hoạt động của luật sư kinh doanh bao gồm: hoạt động tư vấn như đưa ra các giải pháp pháp lý cho một quan hệ hoặc giao dịch cụ thể của khách hàng; hoạt động tranh tụng như tham gia giải quyết các sự cố pháp lý phát sinh từ một giao dịch trước các cơ quan tài phán.
- Theo lĩnh vực và đối tượng khách hàng: Hoạt động của luật sư kinh doanh được chia thành các nội dung cụ thể trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính; thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.. và hoạt động trong ngành cụ thể như trong ngành hàng không, ngành hàng hải...
Đó là những dịch vụ pháp lý gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. ở giai đoạn đầu, một luật sư kinh doanh có thể hành nghề trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, như một xu hướng tất yếu, khi yêu cầu của xã hội ngày càng cao thì tính chuyên nghiệp hoá của luật sư kinh doanh sẽ càng rõ.
4. Luật sư trong vai trò góp phần bảo vệ công lý
Chỉ tính riêng năm 2007, đã có 44 trường hợp viện kiểm sát truy tố nhưng toà tuyên vô tội, gần 2.900 vụ án khi chuyển sang toà bị trả lại điều tra bổ sung do nhiều nguyên nhân, tăng nhiều so với các năm trước, trong đó có một nguyên nhân là sự thiếu vắng của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị can trong giai đoạn điều tra.
Có thể nói đội ngũ Thẩm phán, những người cầm cân nảy mực, chính là linh hồn của hệ thống Tòa án. Ông Nguyễn Văn Hiện đã rất chí lý khi cho rằng để đảm bảo chất lượng xét xử, điều kiện hàng đầu là phải có người tiến hành tố tụng tốt. Thế nhưng, thực trạng của người tiến hành tố tụng, trong đó có thẩm phán thì sao? Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 11 năm ngoái, nguyên Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện giãi bày: ngành Tòa án đã phải tạm “vơ vét” cán bộ để khắc phục tình trạng thiếu thẩm phán. Theo ông Hiện, hiện ngành tòa án còn thiếu trên 1.000 thẩm phán. Điều gì sẽ xảy ra với thực trạng như vậy?
Mới đây, khi trở thành người đứng đầu ngành tòa án, ông Trương Hòa Bình trả lời báo chí: ông sẽ chăm lo đội ngũ thẩm phán và quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng.
Thực tế hiện nay là hầu hết người có tranh chấp đều rất ngại khi đến nhờ tòa giải quyết. Chưa nói đến chất lượng xét xử, tất cả những thủ tục liên quan đến một vụ án thông qua thẩm phán thụ lý đều có thể gây “nhức đầu” cho các đương sự. Từ thủ tục thụ lý đơn kiện, thủ tục đọc tài liệu, thủ tục lấy lời khai, thủ tục đưa vụ án ra xét xử, thủ tục tạm đình chỉ vụ án, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... tất cả đều nhiêu khê.
Lấy ví dụ thủ tục cung cấp tài liệu, chứng cứ. Theo quy định, đương sự có quyền được biết và cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án. Tuy nhiên, theo một luật sư, trên thực tế “thẩm phán thụ lý thích thì cho, không thích thì viện đủ lý lẽ để từ chối. Nếu có khiếu nại cũng chẳng ăn thua vì họ không bị ràng buộc bởi chế tài nào cả”. Ông Trần Ngọc Tấn ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang kể, mới đây ông bỗng nhận được trát đòi của tòa cho biết một đương sự tên V.B.H. kiện ông về khoản nợ còn thiếu trên 30 triệu đồng. Ngạc nhiên và hoang mang vì chưa bao giờ nợ nần gì với người này, ông đề nghị thẩm phán thụ lý cung cấp chứng cứ. Thế nhưng, đề nghị của ông đã không được chấp nhận, ngoài việc cho xem một đơn kiện vu vơ.
Ngay cả các luật sư, những người bảo vệ cho các đương sự, cũng bị gây khó dễ. Luật sư Nguyễn Văn Chiến (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết có tòa yêu cầu phải mang máy photocopy đến mới cho sao chụp nhưng khi mang máy đến lại bảo “tòa không cung cấp điện, tự mang điện đến mà chạy máy” (!). Giới luật sư cho hay, ngay ở TAND TPHCM có thẩm phán đã từ chối, không cho chụp tài liệu bằng máy chụp hình kỹ thuật số với lý do luật chỉ quy định cho phép “sao chụp” (“sao chụp” không có dấu phẩy), có nghĩa không được “chụp” dưới bất cứ hình thức nào (!). Trong cuộc nói chuyện với nhóm luật sư mới đây, một cựu thẩm phán từng khuyên: “Các luật sư không nên “cương” với thẩm phán. Họ là người có quyền, họ có thể đưa ra hàng tá lý do để anh không tiếp cận được với hồ sơ. Lúc đó, còn cãi gì nữa”.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là thời gian kéo dài của vụ án. Bà Trần Thị Hoàng Anh, chủ một cửa hàng kinh doanh, cho biết do quá bức xúc về việc bị UBND huyện Cai Lậy, Tiền Giang tịch thu hàng hóa nên bà đã kiện cơ quan này ra tòa. Thế nhưng, phải mất hai năm trời vụ án mới được đưa ra xét xử và phải mất thêm hai năm nữa với ba lần xét xử bà mới đòi được số tiền bồi thường 50 triệu đồng.
Trường hợp dưới đây còn nhiêu khê hơn. Đó là vụ tranh chấp nhà hàng Như Ngọc giữa ông Trần Ngọc Bá, một nhà đầu tư Việt kiều Pháp và bà P.V.N. ở Rạch Giá, Kiên Giang. Vụ kiện được thụ lý từ năm 1999, mãi đến năm 2001 TAND tỉnh Kiên Giang mới đưa vụ án ra xét xử. Từ đó đến nay, ông Bá đã phải trải qua sáu lần xét xử và sắp tới đây lại tiếp tục xét xử nữa. Suốt tám năm trời đeo đuổi vụ kiện, từ một nhà đầu tư tràn trề hy vọng, giờ đây tóc ông Bá đã bạc, sống lay lắt trong khi công lý vẫn mờ mịt.
Ở cả hai vụ trên thẩm phán thụ lý đều không đưa ra một lời giải thích nào cho đương sự về việc chậm đưa vụ án ra xét xử. “Vụ án của tôi, có cấp xét xử “ngâm” đến hai năm hoặc hơn hai năm mà không hề nói rõ lý do vì sao mặc dù tôi đã gửi hàng chục lá đơn cho tòa cũng như các cơ quan chức năng khác”, ông Bá ngao ngán.
Đầu năm nay, dư luận không khỏi bàng hoàng trước vụ bà Nguyễn Thị Cẩm Thu, nguyên Thẩm phán TAND thành phố Rạch Giá, lớn tiếng với đương sự trong vụ án mà mình đang giải quyết: “Muốn khiếu nại thì lên tòa tối cao mới thắng chứ ở đây không thắng kiện được đâu. Luật là cái gì? Đi tòa tối cao thì cũng phải quà cáp, bao thơ. Bản thân tôi làm trong ngành tòa án muốn gặp người trong tòa án tôi cũng phải đưa bao thư”. Mới đây, vụ xét xử “cựu” luật sư Lê Bảo Quốc đã hé mở một đường dây chuyên chạy các loại án giám đốc thẩm với tiền đút lót từ vài trăm triệu cho tới 4-5 tỉ đồng...
Chuyện “thí” sơ thẩm, “đầu tư” cho phúc thẩm gần như đã trở thành “bài” tư vấn quen thuộc của không ít luật sư. Một luật sư kể, ông còn biết có những đường dây chạy án bao luôn cả sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Phúc thẩm ở đây là cấp thành phố và sơ thẩm là cấp quận, huyện. “Thẩm phán giữa các tòa có mối quan hệ khá thân tình. Có thẩm phán từng công tác ở cấp tòa án quận, huyện sau được đôn lên thành phố làm, vì thế chuyện gửi gắm rất dễ”-vị luật sư giải thích. Ông cho biết, với việc “bao sân” như vậy, nên có những vụ kiện về đòi nợ, thẩm phán sốt sắng tiến hành các thủ tục xét xử nhanh như “chẻ tre” khiến cho bên bị đơn (vay nặng lãi) không kịp trở tay. Nhanh đến nỗi có trường hợp giấy triệu tập, thông báo được “ném” thẳng vào nhà của bị đơn mặc dù theo quy định phải dán tại trụ sở UBND phường. Với những trường hợp này, nếu án sơ thẩm bị kháng cáo thì ở cấp phúc thẩm hầu hết đều y án.
Tiêu cực len vào ngành tòa án đã gây nên vấn đề nhức nhối, đó là chất lượng xét xử. Theo báo cáo của TAND Tối cao, trong năm 2006 có 5%, tức trên 9.000 trong tổng số 193.000 án bị hủy, sửa. Có những vụ án tình tiết không lấy gì làm phức tạp nhưng cấp sơ thẩm xử một đằng, lên cấp phúc thẩm lại xử quay ngoắt 180 độ. Ngay trên nghị trường, nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Xinh (đơn vị Bà Rịa-Vũng Tàu) nói thẳng bà có đầy đủ chứng cứ để chứng minh có những bản án sai “đạp trên pháp luật mà đi”.
Một thẩm phán TAND TP thừa nhận, kết quả xét xử khác nhau có thể là do bất đồng quan điểm, do năng lực thẩm phán hoặc do luật pháp không rõ ràng nhưng không loại trừ có móc ngoặc, tiêu cực. Chuyện “thí” sơ thẩm, “đầu tư” cho cấp phúc thẩm, theo ông, là có thật. “Cấp phúc thẩm giờ giống như “ông vua” vì trên đầu không còn ai nữa. Họ có thể dễ dàng hủy án cấp sơ thẩm” - vị thẩm phán này bức xúc.
Tại buổi tổng kết về cải cách tư pháp hồi tháng 4 năm nay, ông Huỳnh Văn Ánh, Phó chánh án TAND TPHCM, đề xuất: cần sửa luật theo hướng giới hạn lại thẩm quyền xét xử của cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, tránh tình trạng sửa, hủy tràn lan như hiện nay. Nếu không làm được điều này, người dân sẽ mất niềm tin vào hệ thống tòa án. Đó là việc sửa luật, còn “sửa người” sẽ ra sao?
Ngay cả khi Luật sư được Tòa án tạo điều kiện làm việc thì cuộc chiến bảo vệ công lý cũng không kém phần gay go, quyết liệt.
Điển hình cho những trường hợp này trong thời gian gần đây là vụ án mà báo chí và dư luận tốn nhiều giấy mực gọi là “Vụ án vườn điều”. Vụ án xảy ra từ cái chết của nạn nhân Dương Thị Mỹ vào đêm 19/5/1993. Sau đó, tại Tân Minh lại xảy ra một án mạng khác và từ lời khai của Huỳnh Văn Nén (con rể bà Lâm) đổ cho gia đình phía vợ, 9 người thuộc ba thế hệ trong gia đình bà Lâm đã lần lượt bị khởi tố, bắt giam và nhận án tù.
Nội dung vụ án như sau:
Tháng 5/1993, bà Dương Thị Mỹ bị phát hiện chết tại vườn điều. Huỳnh Văn Nén và người thân trong gia đình được xác định do đánh ghen đã gây nên cái chết của nạn nhân.
Ngày 6/11, 4 công dân bị kết án tù oan 24 năm trong vụ án “Vườn điều” là bà Nguyễn Thị Lâm và 3 con ruột gồm Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Văn Tiền, Nguyễn Thị Tiến đã đến Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận nhận hơn 935 triệu đồng được chuyển đến từ tài khoản của TAND tỉnh Bình Thuận.
Nhận bào chữa miễn phí cho các bị cáo ở phiên sơ thẩm lần 2 và cả phiên phúc thẩm lần này vẫn là các luật sư Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải và Bùi Đức Trường. Chiều 6/3, luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông và các đồng nghiệp đã gửi đến HĐXX một báo cáo nêu rõ 15 chi tiết "phi lý” trong vụ án.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vụ án là Cao Văn Hùng (nguyên Điều tra viên Phòng cảnh sát điều tra Công an Bình Thuận) đã gửi đơn đề nghị xem xét khởi tố 3 luật sư bảo vệ cho 5 bị cáo. Đây là phản ứng của ông Hùng sau khi bị 3 luật sư làm đơn tố giác sai phạm của ông trong khi thụ lý vụ án. Những luật sư mà ông Hùng đề cập trong đơn gồm: các ông Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải và Bùi Đức Trường.
Đơn của Cao Văn Hùng được gửi tới các cơ quan tố tụng của tỉnh Bình Thuận, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Đoàn Luật sư Hà Nội, Đoàn Luật sư Hải Phòng... Nội dung đơn thể hiện rằng tại phiên tòa các luật sư đã có hành vi làm nhục, vu khống ông Cao Văn Hùng. Họ nói ông đã “dùng tài liệu, chứng cứ giả để làm sai lệch hồ sơ vụ án, là điều tra viên non yếu nghiệp vụ, xấu xa đạo đức nhưng cáo già về thủ đoạn...”.
Có thể thấy giữa phía Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bị cáo và phía cơ quan điều tra đã “chiến đấu” rất gay go cho mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Cuối cùng, công lý cũng được sáng tỏ. Vụ án “Vườn điều” Tân Minh là vụ án oan đầu tiên của Bình Thuận được bồi thường theo tinh thần Nghị quyết 388, cho thấy tầm quan trọng của vai trò Luật sư trong tình hình mới, khẳng định tính đúng đắn của nguyên tắc “bản án là kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa”. Cụ thể bà Lâm bị giam oan 7 năm nhận hai khoản được 202 triệu đồng; chị Tiến bị giam oan 5 năm được bồi thường hơn 177 triệu đồng; anh Tiền nhận 266 triệu, anh Châu nhận 288 triệu đồng.
Đây là số tiền họ được nhận bồi thường về thiệt hại tinh thần và mất thu nhập theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sáng 5.11, tại phiên thảo luận cuối cùng về các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, của Chính phủ về công tác thi hành án, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đã nhận khuyết điểm trước QH vì đã để xảy ra một số trường hợp truy tố, xét xử oan, sai trong thời gian qua.
Con số khiến những ai có lương tâm nghề nghiệp cũng phải đau lòng là 16/44 trường hợp toà tuyên vô tội chắc chắn bị oan.
Góp ý vào công tác của VKSNDTC, TANDTC và công tác phòng, chống tội phạm, ĐB Nguyễn Đình Quyền tỏ ra bức xúc: Đôi khi các văn bản trả lời đơn đề nghị kháng nghị bản án của các chức danh thuộc VKS, TA lại mâu thuẫn nhau khiến cho người dân không biết văn bản nào là đúng và thế là nảy sinh khiếu nại kéo dài.
Đã thế hiện nay vẫn còn có tới gần 40% số điều tra viên vẫn chưa tốt nghiệp cử nhân luật, chưa đạt tiêu chuẩn điều tra viên theo pháp lệnh điều tra mới. ĐB Nguyễn Hữu Mạo băn khoăn: Theo báo cáo thì năm qua có tới 44.137 đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến các quyết định hành chính, thế nhưng việc thụ lý của toà chỉ có 1.261 vụ, vậy tại sao dân lại không kiện ra toà hành chính mà lại chọn con đường khiếu nại, phải chăng đó là do sự yếu kém về việc xét xử các vụ án hành chính cho nên người dân không tin tưởng?
Về phần công việc của mình, ông Trần Quốc Vượng - Viện trưởng VKSNDTC - đã bày tỏ sự nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của các ĐB vào báo cáo công tác của viện. Ông Vượng cho biết: Trong năm 2007, VKS các cấp đã trả lại hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung hơn 3.000 vụ; cũng trong năm này, TAND các cấp trả lại cho VKSND 2.896 vụ để điều tra bổ sung. Ông Vượng cũng cho biết đã có 44 trường hợp toà tuyên không phạm tội, sau khi xem xét lại thì đã xác định chính xác có 16 người bị oan, các trường hợp khác đang xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, lỗi này thuộc trách nhiệm của KSV.
Một số cơ quan tố tụng còn gây khó cho luật sư. Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Sau gần 6 năm thi hành Pháp lệnh Luật sư và gần 1 năm thực hiện Luật Luật sư, cả nước đã có 4.000 luật sư và 1.000 luật sư tập sự, tăng 200% so với năm 2001.
Thế nhưng đội ngũ này vẫn còn thiếu trầm trọng vì tính ra chúng ta cứ 20.500 dân mới có 1 luật sư, trong khi đó, bên Thái Lan cứ 1.700 dân có 1 luật sư, Singapore thì 1.000 dân/luật sư. Đó là chưa kể đến các nước phát triển như Mỹ thì chỉ 270 dân có 1 luật sư. Hơn thế nữa, mới có 20% số vụ án hình sự có luật sư tham gia. Về quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng, ông Hà Hùng Cường cho biết vẫn còn nhiều vướng mắc, theo Luật Luật sư, sau 3 ngày ra quyết định khởi tố bị can, bắt người, cơ quan điều tra phải cấp giấy phép bào chữa cho luật sư, nhưng trên thực tế còn tình trạng một số cơ quan tố tụng gây phiền hà, khó khăn cho luật sư; khi ra toà chưa thực sự có tranh tụng giải đáp thoả đáng thắc mắc của luật sư.
Đáng quan tâm hơn, chỉ có 20% số vụ án hình sự có sự tham gia của luật sư và thực tế việc tham gia tố tụng của luật sư trong các giai đoạn tố tụng hình sự còn nhiều khó khăn, vướng mắc như báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Những tiếng nói bức xúc của nhiều luật sư trong các cuộc hội thảo, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành nhiều cuộc họp liên ngành vẫn chưa có được một văn bản pháp quy “liên tịch” về sự tham gia của luật sư từ giai đoạn điều tra trong vụ án hình sự. Trong thực tiễn, nhiều vụ án hình sự bị kéo dài một cách vô lý, thời gian tạm giam nhiều năm trời, đến khi ra toà thì không xử được hoặc tuyên vô tội.
Nói rộng ra, trong một chừng mực nào đó, một bộ phận thiết chế tư pháp vận hành còn trong tình trạng “bên trọng, bên khinh”, nhiều số phận bị tình nghi phạm tội vẫn còn bị định đoạt theo “cơ chế liên ngành”, đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lần phát biểu trước hội nghị tổng kết của ngành kiểm sát đã nói: “Làm sao việc phối hợp liên ngành này không phải là sự “nể nang, thoả hiệp, đồng tình” xuôi chiều với nhau và như vậy coi sự việc dù thế nào cũng đã được kết luận, đã được phán quyết qua sự thống nhất ý kiến này.
Thực thi nhiệm vụ theo chức năng và có sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật là cần thiết, nhưng sự phối hợp đó phải trên nguyên tắc luật định, làm cho việc thực thi pháp luật càng được nghiêm minh, không bỏ lọt tội, không làm oan người vô tội và càng không thể thông qua một cơ chế nào đó, một cách làm nào đó mà cơ hội tìm kiếm công lý, cơ hội giải oan cho công dân, cho doanh nghiệp gần như không còn”.
Tuy khuôn khổ pháp lý cho việc hành nghề luật sư rất thông thoáng, nhưng hiện còn nhiều bất cập trong vấn đề phát huy vai trò của đội ngũ luật sư. Nhà nước chưa ban hành các chính sách cải thiện môi trường dịch vụ pháp lý, chưa có cơ chế pháp lý bảo đảm cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của luật sư trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và soạn thảo, ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước.
Ở Việt Nam chưa có sự phân định rõ ràng Luật sư chuyên về lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính… nhưng thực tế có những Luật sư hành nghề vẫn quan tâm chú trọng vào từng lĩnh vực mà mình ưa thích. Họ chịu khó đầu tư công sức không ngừng học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ về mọi mặt chỉ nhằm mục đích thỏa mãn niềm đam mê nghề nghiệp duy nhất là làm sáng tỏ sự thật vụ án.
Những khó khăn đã nêu ở trên chỉ là một số ít trường hợp cụ thể, điển hình về việc Tòa án “hành” Luật sư trong hoạt động nghề nghiệp, cơ quan tố tụng thiếu tinh thần tôn trọng pháp luật. Chính vì vậy, người làm nghề Luật sư càng phải quyết tâm chứng tỏ bản lãnh của mình, càng phải quyết tâm hơn trong việc bảo vệ công lý, đôi khi đòi hỏi Luật sư phải dấn thân và hy sinh quyền lợi bản thân mình.
5. Luật sư trong vai trò góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Việt Nam đang xây dựng một nhà nước pháp quyền và một nền kinh tế thị trường, việc điều hành xã hội bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội và hệ thống pháp luật điều chỉnh nó cũng trở nên phức tạp.
Sự tham gia, hỗ trợ của các luật sư cho các doanh nghiệp sẽ góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế - xã hội, thông qua sự tác động đến bốn nhóm đối tượng sau:
- Trong mối quan hệ với nhà nước: Việc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của luật sư kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được sự hiểu biết rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhà nước để thi hành pháp luật đúng đắn. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các luật sư kinh doanh, nhiều hành vi lạm quyền hoặc vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp cũng bị hạn chế hoặc ngăn chặn.
- Trong mối quan hệ giữa các bên tham gia kinh doanh với nhau: Các luật sư kinh doanh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của một bên tham gia giao dịch, tránh sự thua thiệt của doanh nghiệp do không hiểu pháp luật trong thực tiễn kinh doanh.
- Đối với các bên thứ ba: Đội ngũ luật sư kinh doanh góp phần phòng và chống các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tác động đối với xã hội: Từ sự tác động lành mạnh đến ba nhóm đối tượng trên đây, hoạt động của luật sư kinh doanh chung tay vào việc ổn định kỷ cương pháp luật và trật tự kinh doanh, phát triển văn hoá kinh doanh lành mạnh trên nền tảng pháp luật.
Hiện nay, Việt Nam đang xác định việc tăng cường năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế là thách thức lớn và vô cùng cấp thiết. Vì vậy, đội ngũ luật sư kinh doanh phải là những người bảo vệ các lợi ích kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp.
Thực tế gần đây cho thấy, do yếu kém về năng lực, kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư nước ngoài trong nhiều giao dịch có yếu tố nước ngoài, với những khoản chi phí lớn. Điển hình nhất là vụ kiện tụng với các doanh nghiệp Hoa Kỳ liên quan đến tranh chấp cá tra, cá basa và tôm, chúng ta đã phải tiêu tốn một khoản tiền lớn để thuê các luật sư Hoa Kỳ đứng ra bảo vệ quyền lợi. Nếu được chăm lo phát triển, đội ngũ luật sư kinh doanh có thể không chỉ bảo vệ được các lợi ích kinh tế của chúng ta trên chính quê hương mình (trong các quan hệ kinh doanh có yếu tố nước ngoài) mà còn tham gia bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Đồng thời, sự tham gia của Luật sư vào tiến trình tố tụng sẽ là điều kiện để các cơ quan tố tụng nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN hơn. Bởi một khi “bản án là kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa” thì quyền lực của các cơ quan tố tụng sẽ không còn là tuyệt đối, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức được đảm bảo trên tinh thần một Nhà nước pháp quyền.
Vì vậy, hoạt động nghề nghiệp của luật sư là “nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nói “nhằm góp phần” là vì Luật sư chỉ có quyền cung cấp chứng cứ, trình bày quan điểm, đưa ra lập luận, lý lẽ để thuyết phục khách hàng, thuyết phục, đề xuất với cơ quan chức năng; thuyết phục, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao tinh thần pháp chế XHCN; chớ bản thân các Luật sư không có quyền quyết định trong bất cứ một vụ việc, vụ án, bản án nào.
- Sưu tầm -