tholvt
11-06-2012, 12:55 PM
“Thành công đòi hỏi sự nỗ lực” (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)
Ngày 20/08/2010, Hội thảo “Doanh nhân Việt Nam - Tiềm năng và thách thức” đã diễn ra tại Khách sạn Kim Liên Hà Nội với sự hiện diện của 2 vị khách mời đặc biệt - một là chuyên gia kinh tế cấp cao với những bình luận sắc sảo ở góc độ chuyên môn, một là diễn giả nổi tiếng với cách tiếp cận vấn đề hết sức thực tế. Họ đã đem tới cho hơn 400 khán giả tham dự chương trình góc nhìn toàn cảnh về những vận hội mới của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/23/13/38/reverse-Globalization.png
Hội nhập kinh tế - Cơ hội song hành cùng thách thức
Với phong thái giản dị, điềm đạm thường thấy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã mở đầu chương trình hội thảo bằng những đánh giá về hiện trạng của kinh tế Việt Nam đặt trong sự tác động nhiều chiều của bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đầu thế kỷ XXI.
Sau ba năm gia nhập WTO, đứng vào dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới, có thể nói Việt Nam đã bước đầu đạt được những bước tiến đáng mừng trên mọi phương diện: kinh tế, xã hội, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh,... Vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được nâng cao, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác lớn và các nước trong khu vực thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương. Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong ngành dịch vụ, công nghiệp, xuất khẩu và công nghệ cao. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, tiếp cận các nguồn lực bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phân tích những cái “được” của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, bà Phạm Chi Lan cũng cẩn trọng đưa ra lời cảnh báo: “Gia nhập WTO là khởi đầu của một hành trình dài, phải thực hiện đồng thời nhiều cam kết khác nhau. Vấn đề là Việt Nam cần định vị chỗ đứng của mình trong kinh tế khu vực và toàn cầu thế nào và phải có tầm nhìn, chiến lược tổng thể, dài hạn”.
Nhìn thẳng vào thực tế khi đánh giá năng lực của nền kinh tế, có thể thấy rằng Việt Nam mới đang ở giai đoạn 1 của quá trình công nghiệp hóa - giai đoạn thu hút FDI ban đầu, sản xuất giản đơn dưới sự hướng dẫn của nước ngoài. Chặng đường vươn lên giai đoạn 2 (nội địa hóa linh phụ kiện) như các nước Malaysia, Thái Lan hay giai đoạn ba (nội địa hóa kỹ năng và công nghệ, làm chủ công nghệ và quản lý, có khả năng sản xuất hàng chất lượng cao) như Hàn Quốc, Đài Loan quả thực còn rất lắm chông gai. Việt Nam cũng vừa mới thoát khỏi ngưỡng nghèo để vươn lên những nước có thu nhập trung bình nhưng nếu không có sự phát triển đột phá về mặt kinh tế thì chúng ta rất dễ rơi vào cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” - “trần thủy tinh” của các nước ASEAN (hàng chục năm vẫn ở mức thu nhập trung bình, không vươn lên được các nước có thu nhập cao).
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/21/11/17/VitheVN.jpg
Việt Nam mới đang ở giai đoạn 1 của quá trình công nghiệp hóa
Muốn hóa giải được “cái bẫy” này, tạo động lực mới cho nền kinh tế, vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá hết sức quan trọng. Theo bà Phạm Chi Lan, trong 5 - 10 năm tới, khi các rào cản thương mại trong nước và ở khu vực dần được tháo dỡ theo các cam kết hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt cần phải chuyển hướng phát triển. Cụ thể là: tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng & sáng tạo; xây dựng thương hiệu; mở rộng và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa; thực hiện chiến lược tìm kiếm và tận dụng các nguồn lực ở bên ngoài (tri thức, công nghệ, tài nguyên, năng lượng, con người, thị trường…) qua thương mại và đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, tham gia các chuỗi sản xuất - kinh doanh khu vực & toàn cầu trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên. Đây là những xu hướng chung mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể không lưu tâm khi tính toán lại bài toán thị trường và xây dựng chiến lược phát triển cho mình.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/23/13/43/DSC06303.JPG
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Muốn thành công, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển hướng phát triển"
Công thức thành công cho nhà quản lý doanh nghiệp
Nếu như ở phần đầu chương trình, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thuyết phục người nghe bằng những số liệu thống kê, những phân tích, đánh giá cùng dự báo xu thế ở góc độ kinh tế vĩ mô thì ở phần tiếp theo, diễn giả Trần Đăng Khoa - Chủ tịch TGM Corporation lại làm nóng khán phòng bằng những câu chuyện, những ví dụ minh họa sống động từ thực tế và từ trải nghiệm của chính mình… với 3 lần thất bại khi thành lập doanh nghiệp để có được thành công như ngày hôm nay.
Anh đã giới thiệu với khán giả công thức “Mục tiêu - Phương pháp - Hành động” - công thức đã được anh áp dụng để thuyết phục tỷ phú Adam Khoo “mang” các khóa học của ông về Việt Nam. 3 lần đầu tiên gặp Adam Khoo để đưa ra lời đề nghị hợp tác, anh đều bị từ chối thẳng thừng. Không chấp nhận bỏ cuộc, anh coi mỗi lần thất bại đó như một bài học và tìm cách thay đổi phương pháp: tiếp cận với Giám đốc điều hành Công ty của Adam Khoo để đề nghị mua bản quyền sách, dịch sách sang tiếng Việt. Sau khi thành công với bản dịch đầu tiên bán rất chạy, trở thành hiện tượng sách giáo dục tại Việt Nam, anh Khoa lại gặp Adam Khoo để lặp lại lời đề nghị ban đầu và lần này Adam Khoo đã gật đầu chấp thuận. Trở thành nhà phân phối độc quyền các khóa học của Adam Khoo, TGM đã dần khẳng định được vị trí là một trong những công ty đào tạo hàng đầu Việt Nam.
Anh chia sẻ: “Yếu tố quan trọng nhất để thành công không phải là cơ hội như chúng ta vẫn nghĩ, mà là sự sẵn sàng. Nếu bạn sẵn sàng về nhận thức, tư duy và nguồn lực, thì khi có cơ hội bạn sẽ đưa ra được lựa chọn đúng, hành động đúng để đạt được thành quả và sẵn sàng cho những cơ hội tiếp theo”. Đó cũng là cách mà anh đã “chèo trống” để đưa TGM vượt qua những khó khăn ngày đầu mới thành lập.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/23/13/45/DSC06345.JPG
Diễn giả Trần Đăng Khoa: "Yếu tố quan trọng nhất để thành công là sự sẵn sàng"
Điều đáng sợ nhất trong kinh doanh theo diễn giả Trần Đăng Khoa là “cho phép doanh nghiệp mắc kẹt ở mức trung bình” bởi theo thống kê cho thấy xác xuất thành công của một doanh nghiệp rất thấp, thường chỉ có 5% doanh nghiệp tồn tại và phát triển vượt bậc sau 5 năm thành lập. Để làm được điều đó, người lãnh đạo doanh nghiệp giỏi có thể không phải là người giỏi nhất, giàu kinh nghiệm nhất nhưng họ phải đưa ra được những chuẩn mực trong công việc và biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực làm việc cho nhân viên. Để tạo được động lực cho nhân viên, yếu tố quan trọng đầu tiên thuộc về người lãnh đạo, tiếp đến là sự cảm kích của những người xung quanh và cơ hội phát triển bản thân còn tiền bạc chỉ đứng ở vị trí thứ tư trong bảng nhu cầu.
Diễn giả Trần Đăng Khoa phân tích: cách người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp phản ứng trước mỗi hoàn cảnh sẽ chi phối tới 90% kết quả đạt được. Với những nhà lãnh đạo theo phong cách “cừu” (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523) - luôn biện hộ, đổ thừa, than phiền và theo đuôi mù quáng thì nhân viên của họ cũng sẽ trở thành những “bản sao” như thế. Ngược lại, với những nhà lãnh đạo kiểu “đại bàng” (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523) dám chịu trách nhiệm 100% với mọi quyết định của mình thì nhân viên của họ cũng sẽ là những người kiên định, quyết đoán, chủ động trong công việc và dám chịu trách nhiệm. Muốn doanh nghiệp của mình thay đổi thì bản thân người lãnh đạo phải là một tấm gương, phải trở thành mẫu hình của những nhà lãnh đạo sự thay đổi với tư duy “để mọi thứ thay đổi tôi phải thay đổi trước”. (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)
Phần thuyết trình của diễn giả Trần Đăng Khoa hấp dẫn đến tận những giây phút cuối cùng khi anh kể về câu chuyện của một nhà tỷ phú người Singapore tên là Lim Tow Yong - người đã phá sản ở tuổi 72 và chỉ 10 năm sau đó, ông lại gây dựng lại được cơ nghiệp của mình, một lần nữa trở thành tỷ phú vào năm 82 tuổi. Thông điệp mà diễn giả gửi gắm qua câu chuyện này là: “Mọi điều không may mắn đều ẩn chứa một lý do tốt đẹp nào đó”, khi gặp thất bại bạn đừng than phiền hay đổ lỗi mà hãy tự hỏi mình: ý nghĩ (tích cực) của việc này là gì? mình còn lại những gì? mình có thể làm gì? Trả lời được những câu hỏi đó, bạn sẽ tập trung được toàn bộ năng lượng của mình để giải quyết vấn đề đang xảy ra.
Kết thúc hội thảo, diễn giả Trần Đăng Khoa đã trân trọng giới thiệu về người thầy đã làm thay đổi tư duy và toàn bộ cuộc đời anh - đó chính là tỷ phú Singapore Adam Khoo. Anh “bật mí”, ngày 2/1/2011, lần đầu tiên Adam Khoo sẽ tới Việt Nam để trực tiếp chia sẻ về công thức thành công đỉnh cao, tư duy và thói quen của doanh nhân thành đạt, bí mật xây dựng cơ nghiệp hàng triệu $. Chương trình do Công ty IDT và mạng cộng đồng hoclamgiau.vn (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523) tổ chức.
23/08/2010
Theo : Hoclamgiau.vn (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)
Ngày 20/08/2010, Hội thảo “Doanh nhân Việt Nam - Tiềm năng và thách thức” đã diễn ra tại Khách sạn Kim Liên Hà Nội với sự hiện diện của 2 vị khách mời đặc biệt - một là chuyên gia kinh tế cấp cao với những bình luận sắc sảo ở góc độ chuyên môn, một là diễn giả nổi tiếng với cách tiếp cận vấn đề hết sức thực tế. Họ đã đem tới cho hơn 400 khán giả tham dự chương trình góc nhìn toàn cảnh về những vận hội mới của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/23/13/38/reverse-Globalization.png
Hội nhập kinh tế - Cơ hội song hành cùng thách thức
Với phong thái giản dị, điềm đạm thường thấy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã mở đầu chương trình hội thảo bằng những đánh giá về hiện trạng của kinh tế Việt Nam đặt trong sự tác động nhiều chiều của bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đầu thế kỷ XXI.
Sau ba năm gia nhập WTO, đứng vào dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới, có thể nói Việt Nam đã bước đầu đạt được những bước tiến đáng mừng trên mọi phương diện: kinh tế, xã hội, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh,... Vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được nâng cao, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác lớn và các nước trong khu vực thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương. Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong ngành dịch vụ, công nghiệp, xuất khẩu và công nghệ cao. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, tiếp cận các nguồn lực bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phân tích những cái “được” của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, bà Phạm Chi Lan cũng cẩn trọng đưa ra lời cảnh báo: “Gia nhập WTO là khởi đầu của một hành trình dài, phải thực hiện đồng thời nhiều cam kết khác nhau. Vấn đề là Việt Nam cần định vị chỗ đứng của mình trong kinh tế khu vực và toàn cầu thế nào và phải có tầm nhìn, chiến lược tổng thể, dài hạn”.
Nhìn thẳng vào thực tế khi đánh giá năng lực của nền kinh tế, có thể thấy rằng Việt Nam mới đang ở giai đoạn 1 của quá trình công nghiệp hóa - giai đoạn thu hút FDI ban đầu, sản xuất giản đơn dưới sự hướng dẫn của nước ngoài. Chặng đường vươn lên giai đoạn 2 (nội địa hóa linh phụ kiện) như các nước Malaysia, Thái Lan hay giai đoạn ba (nội địa hóa kỹ năng và công nghệ, làm chủ công nghệ và quản lý, có khả năng sản xuất hàng chất lượng cao) như Hàn Quốc, Đài Loan quả thực còn rất lắm chông gai. Việt Nam cũng vừa mới thoát khỏi ngưỡng nghèo để vươn lên những nước có thu nhập trung bình nhưng nếu không có sự phát triển đột phá về mặt kinh tế thì chúng ta rất dễ rơi vào cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” - “trần thủy tinh” của các nước ASEAN (hàng chục năm vẫn ở mức thu nhập trung bình, không vươn lên được các nước có thu nhập cao).
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/21/11/17/VitheVN.jpg
Việt Nam mới đang ở giai đoạn 1 của quá trình công nghiệp hóa
Muốn hóa giải được “cái bẫy” này, tạo động lực mới cho nền kinh tế, vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá hết sức quan trọng. Theo bà Phạm Chi Lan, trong 5 - 10 năm tới, khi các rào cản thương mại trong nước và ở khu vực dần được tháo dỡ theo các cam kết hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt cần phải chuyển hướng phát triển. Cụ thể là: tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng & sáng tạo; xây dựng thương hiệu; mở rộng và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa; thực hiện chiến lược tìm kiếm và tận dụng các nguồn lực ở bên ngoài (tri thức, công nghệ, tài nguyên, năng lượng, con người, thị trường…) qua thương mại và đầu tư; thúc đẩy xuất khẩu, tham gia các chuỗi sản xuất - kinh doanh khu vực & toàn cầu trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên. Đây là những xu hướng chung mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể không lưu tâm khi tính toán lại bài toán thị trường và xây dựng chiến lược phát triển cho mình.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/23/13/43/DSC06303.JPG
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Muốn thành công, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển hướng phát triển"
Công thức thành công cho nhà quản lý doanh nghiệp
Nếu như ở phần đầu chương trình, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thuyết phục người nghe bằng những số liệu thống kê, những phân tích, đánh giá cùng dự báo xu thế ở góc độ kinh tế vĩ mô thì ở phần tiếp theo, diễn giả Trần Đăng Khoa - Chủ tịch TGM Corporation lại làm nóng khán phòng bằng những câu chuyện, những ví dụ minh họa sống động từ thực tế và từ trải nghiệm của chính mình… với 3 lần thất bại khi thành lập doanh nghiệp để có được thành công như ngày hôm nay.
Anh đã giới thiệu với khán giả công thức “Mục tiêu - Phương pháp - Hành động” - công thức đã được anh áp dụng để thuyết phục tỷ phú Adam Khoo “mang” các khóa học của ông về Việt Nam. 3 lần đầu tiên gặp Adam Khoo để đưa ra lời đề nghị hợp tác, anh đều bị từ chối thẳng thừng. Không chấp nhận bỏ cuộc, anh coi mỗi lần thất bại đó như một bài học và tìm cách thay đổi phương pháp: tiếp cận với Giám đốc điều hành Công ty của Adam Khoo để đề nghị mua bản quyền sách, dịch sách sang tiếng Việt. Sau khi thành công với bản dịch đầu tiên bán rất chạy, trở thành hiện tượng sách giáo dục tại Việt Nam, anh Khoa lại gặp Adam Khoo để lặp lại lời đề nghị ban đầu và lần này Adam Khoo đã gật đầu chấp thuận. Trở thành nhà phân phối độc quyền các khóa học của Adam Khoo, TGM đã dần khẳng định được vị trí là một trong những công ty đào tạo hàng đầu Việt Nam.
Anh chia sẻ: “Yếu tố quan trọng nhất để thành công không phải là cơ hội như chúng ta vẫn nghĩ, mà là sự sẵn sàng. Nếu bạn sẵn sàng về nhận thức, tư duy và nguồn lực, thì khi có cơ hội bạn sẽ đưa ra được lựa chọn đúng, hành động đúng để đạt được thành quả và sẵn sàng cho những cơ hội tiếp theo”. Đó cũng là cách mà anh đã “chèo trống” để đưa TGM vượt qua những khó khăn ngày đầu mới thành lập.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/23/13/45/DSC06345.JPG
Diễn giả Trần Đăng Khoa: "Yếu tố quan trọng nhất để thành công là sự sẵn sàng"
Điều đáng sợ nhất trong kinh doanh theo diễn giả Trần Đăng Khoa là “cho phép doanh nghiệp mắc kẹt ở mức trung bình” bởi theo thống kê cho thấy xác xuất thành công của một doanh nghiệp rất thấp, thường chỉ có 5% doanh nghiệp tồn tại và phát triển vượt bậc sau 5 năm thành lập. Để làm được điều đó, người lãnh đạo doanh nghiệp giỏi có thể không phải là người giỏi nhất, giàu kinh nghiệm nhất nhưng họ phải đưa ra được những chuẩn mực trong công việc và biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực làm việc cho nhân viên. Để tạo được động lực cho nhân viên, yếu tố quan trọng đầu tiên thuộc về người lãnh đạo, tiếp đến là sự cảm kích của những người xung quanh và cơ hội phát triển bản thân còn tiền bạc chỉ đứng ở vị trí thứ tư trong bảng nhu cầu.
Diễn giả Trần Đăng Khoa phân tích: cách người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp phản ứng trước mỗi hoàn cảnh sẽ chi phối tới 90% kết quả đạt được. Với những nhà lãnh đạo theo phong cách “cừu” (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523) - luôn biện hộ, đổ thừa, than phiền và theo đuôi mù quáng thì nhân viên của họ cũng sẽ trở thành những “bản sao” như thế. Ngược lại, với những nhà lãnh đạo kiểu “đại bàng” (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523) dám chịu trách nhiệm 100% với mọi quyết định của mình thì nhân viên của họ cũng sẽ là những người kiên định, quyết đoán, chủ động trong công việc và dám chịu trách nhiệm. Muốn doanh nghiệp của mình thay đổi thì bản thân người lãnh đạo phải là một tấm gương, phải trở thành mẫu hình của những nhà lãnh đạo sự thay đổi với tư duy “để mọi thứ thay đổi tôi phải thay đổi trước”. (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)
Phần thuyết trình của diễn giả Trần Đăng Khoa hấp dẫn đến tận những giây phút cuối cùng khi anh kể về câu chuyện của một nhà tỷ phú người Singapore tên là Lim Tow Yong - người đã phá sản ở tuổi 72 và chỉ 10 năm sau đó, ông lại gây dựng lại được cơ nghiệp của mình, một lần nữa trở thành tỷ phú vào năm 82 tuổi. Thông điệp mà diễn giả gửi gắm qua câu chuyện này là: “Mọi điều không may mắn đều ẩn chứa một lý do tốt đẹp nào đó”, khi gặp thất bại bạn đừng than phiền hay đổ lỗi mà hãy tự hỏi mình: ý nghĩ (tích cực) của việc này là gì? mình còn lại những gì? mình có thể làm gì? Trả lời được những câu hỏi đó, bạn sẽ tập trung được toàn bộ năng lượng của mình để giải quyết vấn đề đang xảy ra.
Kết thúc hội thảo, diễn giả Trần Đăng Khoa đã trân trọng giới thiệu về người thầy đã làm thay đổi tư duy và toàn bộ cuộc đời anh - đó chính là tỷ phú Singapore Adam Khoo. Anh “bật mí”, ngày 2/1/2011, lần đầu tiên Adam Khoo sẽ tới Việt Nam để trực tiếp chia sẻ về công thức thành công đỉnh cao, tư duy và thói quen của doanh nhân thành đạt, bí mật xây dựng cơ nghiệp hàng triệu $. Chương trình do Công ty IDT và mạng cộng đồng hoclamgiau.vn (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523) tổ chức.
23/08/2010
Theo : Hoclamgiau.vn (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)