quanthoigian
11-06-2012, 12:55 PM
Nữ doanh nhân “2 trong 1” (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)
Không ít người vẫn cho rằng, “khoa học” và “kinh doanh” là hai phạm trù khác hẳn nhau, khó có thể tìm sự dung hòa. Bởi vì, một bên thì luôn đòi hỏi sự cẩn trọng, chính xác đến tuyệt đối, còn một bên lại đòi hỏi sự mềm dẻo, linh hoạt và cả một chút liều trong đó. Làm sao một nhà khoa học suốt ngày chỉ miệt mài nghiên cứu với các loại dung dịch, hóa chất, chai lọ thí nghiệm lại có thể “đổi vai” làm doanh nhân để lên chiến lược kinh doanh, thị trường, thương thảo với đối tác hay thuyết phục khách hàng? Chí ít là tôi cũng đã từng nghĩ như thế cho đến khi được gặp gỡ và trò chuyện với chị Huyền Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty ASIMCO, tôi mới biết mình đã… “nhầm to”.
Mái tóc ngắn, gọn gàng trong trang phục quần bò, áo phông, giày bệt, trông chị Dương trẻ trung, giản dị và gần gũi, khác hẳn so với hình dung của tôi về một nữ doanh nhân thành đạt. Trên suốt quãng đường đưa chúng tôi đến thăm mô hình điểm của dự án rau hữu cơ mà công ty chị đang triển khai ở xã Xuân Giang (Sóc Sơn - Hà Nội), chị vừa chăm chú lái xe, vừa tâm sự với chúng tôi biết bao nhiêu chuyện: chuyện đời, chuyện nghề, chuyện kinh doanh, cả nỗi lo lắng, thắc thỏm không yên về những ruộng rau khi bỗng dưng giữa đường trời đổ mưa to như trút nước…
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/39/IMG_0547.jpg
Chị Dương đi kiểm tra mô hình rau hữu cơ tại xã Xuân Giang
Cô trò nhỏ đam mê “thử nghiệm”
Sinh ra trong một gia đình trí thức (bố là Giáo sư, Tiến sĩ làm việc tại bệnh viện 108, mẹ là thạc sĩ, giáo viên trường Đại học Sư phạm I Hà Nội), ngay từ thủa nhỏ chị đã là một cô học trò ham học hỏi.
Chị kể, đầu năm học lớp 2, khi cô giáo ra đề bài kiểm tra, trong đó có một bài toán đố, chị đã “hì hục” ngồi chép chính tả hết đầu đề bài toán, vô cùng phấn khởi nộp bài cho cô coi như đã hoàn thành nhiệm vụ. Chị thú nhận mình đã từng chẳng hiểu gì về toán đố và cảm thấy rất “ngượng” khi chỉ được xếp hạng trung bình, đứng tận thứ 35 trên tổng số 53 học sinh của cả lớp. Khi ấy, chị đã quyết tâm ôm quyển sách toán, đọc đi đọc lại các bài toán đố và bắt đầu giải từng bài, từng bài một. Từ lớp 3 trở đi, chị bắt đầu đứng trong danh sách những học sinh học giỏi nhất, nhì lớp.
Với đà học ấy, chẳng mấy khó khăn chị tốt nghiệp cấp ba và trở thành cô tân sinh viên khoa Hóa Đại học Tổng hợp (giờ là Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngay từ những bài thực tập đầu tiên - “Tinh chế muối”, chị đã nghĩ đến việc sản xuất muối tinh khiết để đưa ra thị trường vì trong thời kỳ bao cấp lúc bấy giờ hầu như các gia đình không có muối sạch để ăn. Chị “cả gan” dùng hết sạch hũ muối dự trữ của mẹ để làm thí nghiệm tinh chế muối tại nhà với ý nghĩ là sẽ có muối sạch cho mẹ dùng ngay. Ai ngờ đâu do chưa có kinh nghiệm, chị đã cho quá nhiều nước để hòa tan muối bẩn nên phải đun rất lâu mà muối thì vẫn không kết tinh được. Hậu quả là cả nhà phải dùng nước muối để nấu nướng.
Nhưng “chiến tích” nghiên cứu của chị đâu có dừng tại đó. Trên lớp cứ có bài thí nghiệm nào mà có thể áp dụng vào thực tế là chị lại loay hoay làm ở nhà. Có lần chị còn làm vỡ cả phích nước - một tài sản đáng giá lúc đó do thực hiện thí nghiệm làm tan lớp canxi bám dính thành trong của phích. Đến nỗi mẹ chị đã từng rất sợ mỗi khi chị thực hiện một thí nghiệm gì đó bởi vì bà đoan chắc mười mươi rằng sẽ lại có một thứ gì đó trong nhà bị chị làm hỏng.
Yêu quý cô học trò ham học hỏi, một thầy giáo trong khoa đã hướng dẫn chị làm dung dịch sơn móng chân, móng tay. Hai thầy trò miệt mài pha chế để có những màu mình thích rồi thử màu sơn lên cả mười ngón chân, mười ngón tay, mỗi chiếc một màu khác nhau. Đến lúc ra khỏi phòng thí nghiệm, khắp người chị chỗ nào cũng dính đầy sơn móng tay trông chẳng khác nào một cô hề. Chính những năm tháng trên giảng đường đại học với biết bao lần thử nghiệm thất bại ấy đã nuôi lớn trong chị niềm đam mê nghiên cứu và ước mơ trở thành một nhà khoa học thực thụ.
Làm khoa học vẫn có thể kiếm tiền, tại sao không?
Năm 1985, tốt nghiệp đại học chị vào làm việc tại Khoa Vệ sinh an toàn Thực phẩm - Viện Dinh Dưỡng. Lúc bấy giờ, xin việc ở Hà Nội rất khó khăn nên tình trạng nhân viên làm hợp đồng không ăn lương tồn tại ở hầu hết các viện, cơ quan nhà nước, nhiều người làm tới 2 năm mà vẫn không có lương. Còn chị, với những cố gắng và thành tích tốt trong nghiên cứu nên chỉ trong vòng 3 tháng thử việc chị đã được Ban Giám đốc quyết định đặc cách cho hưởng lương.
Lương nhà nước lúc đó rất thấp (cử nhân như chị chỉ khoảng 70 nghìn đồng/tháng). Thấy anh chị em trong phòng thí nghiệm quá nghèo, chị nghĩ ngay đến việc phải làm gì đó để tạo thu nhập cho cả phòng. Với suy nghĩ “mình là dân khoa học, có nghề trong tay, tại sao lại không tận dụng”, chị đã bàn bạc với một anh kỹ sư - vừa là bạn cùng trường vừa là đồng nghiệp lên kế hoạch làm tinh hương sen, dầu chuối. Và thế là, ngoài khoảng thời gian dành cho công tác nghiên cứu, cả phòng chị lao vào “tăng gia sản xuất”, mỗi ngày làm được khoảng 10 lít đầu chuối với giá 70.000 đ/lít (bằng mức lương cả tháng). Chị cười vui: “Làm ăn được, chúng tôi đóng góp cho Công đoàn Viện 30.000 đồng/năm vì sợ đóng nhiều thì lộ hết “bài vở”, thế mà lần nào họp Công đoàn cũng đều được tuyên dương. Làm được tiền chia nhau ai nấy đều vui vẻ, thân thiện, riêng tôi cảm thấy rất sung sướng khi mình làm được việc có ích cho mọi người”.
Mặc dù “xắn tay” làm kinh tế, nhưng gần 10 năm làm tại Viện Dinh dưỡng cũng là khoảng thời gian chị cháy hết mình với công tác nghiên cứu khoa học. Tuy được xếp vào dạng “mầm mon” của khoa (vì viện không tuyển thêm người) nhưng chị lại là người “ẵm” hết giải thưởng này đến giải thưởng khác của viện trong lĩnh vực nghiên cứu. Quãng thời gian đó cũng giúp chị thâu nạp được rất nhiều kiến thức chuyên môn để chuẩn bị sẵn sàng cho những bước ngoặt không ngờ tiếp theo của cuộc đời - rẽ ngang sang lĩnh vực kinh doanh.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/53/IMG_0543.jpg
Những luống rau xanh non mơn mởn thuộc mô hình điểm
trồng rau hữu cơ tại xã Xuân Giang (Sóc Sơn - Hà Nội)
Tự học, tự bơi trong “lò luyện con người”
Bước ngoặt đầu tiên ấy là khi chị rời Viện Dinh dưỡng để chuyển sang làm nhân viên kinh doanh cho một tập đoàn nước ngoài chuyên kinh doanh các thiết bị thí nghiệm (Diethelm Engineering). Đang là một người nghiên cứu khoa học thuần túy, quen lề lối làm việc kiểu nhà nước, nhân viên chỉ biết làm theo chỉ đạo của cấp trên, chị đã gần như “hụt hơi” trong mấy tháng đầu tiên làm việc tại môi trường mới.
Chị kể, cung cách làm việc của người nước ngoài khác hẳn với cung cách “cầm tay chỉ việc” của người Việt Nam, sếp chỉ giao đầu việc, còn việc lên phương án giải quyết ra sao, kế hoạch làm việc cụ thể như thế nào thì nhân viên phải tự nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm từ A đến Z, ai không làm được việc sẽ bị đào thải nhanh chóng. Đã có lúc, chị cảm thấy vô cùng hoang mang, giống như kiểu phải tự bơi trong biển lớn trong khi bản thân lại chưa hề biết bơi.
Nhưng với bản lĩnh của một người làm khoa học, phát huy vốn hiểu biết sẵn có về kỹ thuật, chị đã dần vươn lên trở thành một nhân viên bán hàng giỏi. Chị luôn tâm niệm rằng mình không chỉ đơn thuần làm kinh doanh mà còn dùng kiến thức để thiết kế cấu hình thiết bị, tư vấn cho khách hàng loại máy nào vừa đáp ứng đúng yêu cầu vừa kinh tế nhất. Chính vì thế, không một khách hàng nào đến với chị lại không hài lòng về khả năng tư vấn cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của chị.
Những năm tháng phải tự bơi trong “lò luyện con người” - tên mà chị và các đồng nghiệp vẫn gọi vui khi nhắc tới Diethelm Engineering, chị đã học hỏi được những kinh nghiệm vô cùng đáng giá về quản lý kinh doanh, tổ chức công việc và công tác văn phòng. Không chỉ riêng chị mà tất cả những nhân viên được tôi luyện trong môi trường đó giờ đây đều trở thành những giám đốc doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Khởi nghiệp kinh doanh với… 10 triệu đồng
Năm 1998 đánh dấu bước ngoặt lớn tiếp theo của cuộc đời chị khi chị cùng với ba người thầy của mình (cũng đều là giáo sư, tiến sĩ) đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ. Nhớ lại thời điểm đó, chị cũng cảm thấy mình quá liều khi phải gồng sức gánh vác cả 3 việc lớn cùng lúc: vừa làm luận án tiến sĩ, vừa duy trì làm việc tại công ty nước ngoài, vừa một tay chăm lo cho doanh nghiệp riêng mới hình thành. Những tháng ngày đó chị làm việc triền miên, hôm nào cũng đến tận 2-3h đêm và thức dậy vào lúc 7h sáng để đến văn phòng làm việc “đều như vắt chanh”.
Liều hơn nữa là cả 4 thầy trò lúc đó chỉ “dắt lưng” vỏn vẹn 10 triệu đồng mỗi người để làm vốn (trong khi đó muốn thành lập doanh nghiệp cần ít nhất 300 triệu đồng). Vốn ít, chỉ thuê địa điểm làm văn phòng, sắm sửa vài bộ bàn ghế là đã gần hết, ngân hàng lại không cho vay, đầu óc chị lúc nào cũng căng như dây đàn để nghĩ cách huy động tiền. Nhiều khi nhận được đơn hàng lớn, chị tiếc lắm nhưng đành phải bỏ vì không có tiền nhập hàng. Đã có lúc chị muốn vứt bỏ hết tất cả cho nhẹ đầu nhưng mong muốn làm được điều gì đó có ích cho xã hội, cho mọi người lại thôi thúc chị đứng lên đi tiếp.
“Cái khó ló cái khôn”, chị tìm cách đàm phán với đối tác nước ngoài cho trả chậm tiền thiết bị trong vòng 6 tháng để xoay vòng vốn. Những nút thắt trong công việc dần dần được tháo gỡ, doanh thu của công ty dần tăng lên. Sau gần 10 năm, Công ty ASIMCO do chị gây dựng đã trở thành một doanh nghiệp “có tiếng” trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị công nghệ, làm đại diện chính thức cho nhiều hãng lớn tại thị trường Việt Nam như: Ohaus (Mỹ), Velp (Italy), ESCO (Singapore), Hirayama (Nhật Bản), Skalar (Hà Lan),…
Điều khiến chị vui nhất là tuy chuyển hướng sang làm kinh doanh nhưng chị không phải rời xa niềm đam mê với khoa học của mình bởi tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty chị hiện nay đều liên quan đến khoa học - kỹ thuật. Ngay cả đội ngũ nhân viên cũng hầu hết là dân khoa học “chính gốc”, tốt nghiệp các chuyên ngành hoá, hoá sinh, công nghệ thực phẩm, môi trường,…
Lăn lộn ruộng đồng cùng bà con nông dân
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/40/IMG_0512.jpg
Chị Dương đang trò chuyện cùng bà con nông dân tại nhà anh Khương - Hội trưởng
Hội nông dân xã Xuân Giang
Hiện nay, ngoài kinh doanh thiết bị công nghệ, công ty của chị Dương còn mở rộng chinh phục một lĩnh vực tương đối mới mẻ tại Việt Nam - thực phẩm hữu cơ. Gần 10 năm công tác tại Viện Dinh dưỡng, triển khai biết bao nhiêu đề tài về phân tích thực phẩm, chị là người hiểu hơn ai hết những tác hại của thực phẩm không an toàn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. Thế rồi, như một cơ duyên, năm 2009, công ty chị được Tổ chức ADDA (Tổ chức Phát triển Nông nghiệp châu Á - Đan Mạch) mời cùng tham gia dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam với mô hình điểm trồng rau hữu cơ tại xã Xuân Giang - Sóc Sơn - Hà Nội. Quỹ thời gian vốn đã eo hẹp của chị lại tiếp tục bị “chia năm xẻ bảy” cho hàng núi công việc mới: lo chuyển giao quy trình sản xuất cho nông dân, phối hợp cùng các chuyên gia ADDA giám sát chất lượng triển khai của dự án, rồi tìm đầu ra cho sản phẩm,…
Giải thích thắc mắc của chúng tôi về sự khác biệt giữa khái niệm rau hữu cơ và rau an toàn, chị Dương cho biết: Đối với rau an toàn hay rau sạch theo cách chúng ta hay gọi, trong quá trình sản xuất, nông dân vẫn sử dụng các loại hoá chất, phân bón hoá học theo liều lượng quy định và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Tuy nhiên, do chất lượng bị thả nổi, không được nhà nước giám sát chặt chẽ nên rau an toàn thực chất không hề sạch như chúng ta tưởng. Thực tế khi kiểm tra các mẫu rau lấy ở các vùng trồng rau an toàn như Lĩnh Nam, Vân Nội,… lượng tồn dư các hoá chất độc hại trong rau vẫn vượt ngưỡng nhiều lần mức cho phép. Còn rau hữu cơ được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, nông dân không được sử dụng phân bón hóa học, các chất kích thích tăng trưởng, các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và các chế phẩm biến đổi gen.
Chị giải thích cặn kẽ, phân bón dùng cho rau hữu cơ hoàn toàn là các chế phẩm từ tự nhiên như phân chuồng, rơm rạ, gốc rễ cây,… được ủ cho hoai mục. Còn để phòng tránh sâu bọ, nông dân thực hiện các biện pháp như: xen canh (trồng các loại rau có tác dụng tiêu diệt côn trùng, sâu bọ cho nhau ví dụ trồng xen canh hành với bắp cải, hành với rau dền, rau cải,…); luân canh (mỗi mùa lại đổi trồng một loại rau khác nhau); cho đất nghỉ (dành thời gian cho đất hấp thu ánh nắng mặt trời để diệt sâu bọ),… Trong trường hợp rau bị sâu bệnh phá hoại, nông dân sẽ dùng các bài thuốc dân gian như tỏi, gừng, ớt ngâm cùng với rượu, sau đó pha loãng phun tưới cho rau để diệt trừ sâu. Với quy trình này, rau hữu cơ mặc dù năng suất và sản lượng không thể cao bằng cách trồng rau thông thường nhưng là “rau sạch” đúng nghĩa 100%, chất lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Chúng tôi theo chân chị Dương ra tận ruộng rau để cùng chị lấy mẫu rau phân tích, kiểm tra chất lượng. Vừa trải qua một cơn mưa to, lối đi giữa các luống rau trơn trượt bùn đất nhưng chị Dương không ngần ngại xắn quần lội ruộng, thoăn thoắt đi lại chẳng kém gì một nông dân thực thụ, chúng tôi phải vất vả lắm mới theo kịp. Quan sát cách chị kiểm tra từng mẫu đất, lắng nghe cách chị ân cần trò chuyện, hỏi han bà con chúng tôi mới cảm nhận được hết tình yêu của chị đối với công việc cũng như cái tâm mà chị dành cho bà con nơi đây.
hị chia sẻ: “Dự án mới triển khai, lợi nhuận hầu như chưa có vì sản lượng rau thu hoạch vẫn rất thấp, mới đủ cung cấp cho hai nhà hàng Nam Phương, Sĩ Phú cùng một lượng nhỏ khách hàng cá nhân tại Hà Nội. Nhưng tôi vui lắm vì giúp được bà con có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bà con chỉ cần lo sản xuất, đảm bảo đúng quy trình, không phải lo đầu ra, không lo chuyện tư thương ép giá khi vào vụ vì công ty tôi đã ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm”.
Vừa trò chuyện với chúng tôi, tay chị vừa thoăn thoắt làm xét nghiệm mẫu rau vừa thu về. Trong bốn loại rau được lấy mẫu, khi kiểm tra dư lượng natri thì ba mẫu cho phản ứng âm tính, dung dịch thử vẫn giữ màu xanh (theo lời chị Dương giải thích thì nếu dư lượng đạm trong rau cao hơn mức cho phép thì sẽ tích tụ trong cơ thể người, lâu dài sẽ gây bệnh ung thư). Chỉ vào mẫu thử rau muống đã chuyển sang màu tím nhạt (có dư lượng natri nhưng vẫn dưới nồng độ cho phép), chị Dương nhẹ nhàng nhắc nhở chị Lương - trưởng nhóm rau hữu cơ ở xã Xuân Giang phải theo sát, quản lý chặt chẽ hơn nữa quy trình sản xuất của bà con nông dân.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/40/IMG_0607.jpg
Chị Dương đang làm xét nghiệm để phân tích hàm lượng đạm trong mẫu rau vừa lấy về tại ruộng
Tầm 5h chiều, lúc chúng tôi chuẩn bị ra về, cũng là lúc bà con nông dân thu hoạch rau xong, gánh rau về tập trung ở sân nhà chị Lương để sơ chế, sau đó bảo quản trong kho chứa để chờ xe tải của công ty tới nhận hàng vào sáng sớm hôm sau. Nhìn những gánh rau xanh non mơn mởn, thẳng đều tăm tắp, nào rau muống, rau cải, nào mồng tơi, đỗ tương,… chị Lương không giấu nổi niềm vui: “Từ ngày trồng rau hữu cơ, bà con có phần vất vả hơn, không được phép dễ dãi như trước vì phải tuân thủ đúng các yêu cầu quy trình sản xuất nhưng bà con vui lắm vì thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần so với trước. Bà con chúng tôi biết ơn chị Dương lắm”.
Anh Khương - Hội trưởng Hội nông dân xã Xuân Giang thì nhắc lại kỷ niệm những ngày đầu khi mới làm rau hữu cơ, nhiều người chưa hiểu hết về giá trị của dự án, sản lượng lại thấp nên có ý ngãng ra. Để động viên bà con, chị Dương đã dặn nhân viên của mình thu mua cả những gốc rau già cho bà con mừng và yên tâm sản xuất. Anh chia sẻ: chính tấm lòng ấy của chị Dương đã khiến bà con nông dân chúng tôi tin tưởng hơn vào mô hình trồng rau hữu cơ cũng như các giá trị mà nó mang lại cho người sản xuất và cho xã hội.
Hiện tại, tại Xuân Giang có 6 nhóm trồng rau hữu cơ, trong đó công ty Thực phẩm ASIMCO của chị Dương quản lý 2 nhóm - tổng số 60 hộ với diện tích gần 2ha. Sản lượng rau thu hoạch đạt khoảng 150kg/ngày. Chị Dương cho biết, trong thời gian tới chị sẽ mở thêm 8ha ở dưới Hải Phòng cùng với 4,5 ha trang trại ở Hoà Bình nhằm tăng lượng cung cấp cho các khách hàng vì từ ngày 27/8/2010, rau hữu cơ ASIMCO sẽ chính thức xuất hiện tại 12 siêu thị Hapro ở Hà Nội.
Ánh mắt chị Dương rạng rỡ niềm vui khi nhắc đến những kế hoạch cho tương lai, đặc biệt là dự án trang trại “Vì hạnh phúc trẻ thơ” mà chị và các đồng nghiệp đang nỗ lực triển khai. Trang trại được phát triển theo mô hình nông nghiệp hữu cơ với các loại rau xanh, cây ăn quả, gia súc, gia cầm,... Theo lời chị mô tả thì đây sẽ là không gian lý tưởng, là thiên đường cho các chuyến dã ngoại của các em nhỏ - nơi các em sẽ được thoả sức nô đùa, hoà mình trong thiên nhiên, học những bài học về cây cỏ, chim muông, hoa lá với giáo cụ trực quan sinh động.
Nghe giọng kể say sưa của chị, chúng tôi tin rằng, sẽ chẳng khó khăn nào có thể ngăn bước được người phụ nữ này thực hiện những giấc mơ và dự định của riêng mình. Bởi vì đối với mỗi công việc, dù là nhỏ nhất, chị đều đặt trọn vào đó toàn bộ nhiệt huyết và sự say mê của mình. Và bởi vì, ở chị, ngay lần đầu tiên gặp gỡ, người ta có thể dễ dàng nhận ra cái Tâm rất sáng của một nhà khoa học đích thực và cái Tầm nhìn xa của một doanh nhân có tài thao lược…
Theo : Hoclamgiau.vn (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)
Không ít người vẫn cho rằng, “khoa học” và “kinh doanh” là hai phạm trù khác hẳn nhau, khó có thể tìm sự dung hòa. Bởi vì, một bên thì luôn đòi hỏi sự cẩn trọng, chính xác đến tuyệt đối, còn một bên lại đòi hỏi sự mềm dẻo, linh hoạt và cả một chút liều trong đó. Làm sao một nhà khoa học suốt ngày chỉ miệt mài nghiên cứu với các loại dung dịch, hóa chất, chai lọ thí nghiệm lại có thể “đổi vai” làm doanh nhân để lên chiến lược kinh doanh, thị trường, thương thảo với đối tác hay thuyết phục khách hàng? Chí ít là tôi cũng đã từng nghĩ như thế cho đến khi được gặp gỡ và trò chuyện với chị Huyền Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty ASIMCO, tôi mới biết mình đã… “nhầm to”.
Mái tóc ngắn, gọn gàng trong trang phục quần bò, áo phông, giày bệt, trông chị Dương trẻ trung, giản dị và gần gũi, khác hẳn so với hình dung của tôi về một nữ doanh nhân thành đạt. Trên suốt quãng đường đưa chúng tôi đến thăm mô hình điểm của dự án rau hữu cơ mà công ty chị đang triển khai ở xã Xuân Giang (Sóc Sơn - Hà Nội), chị vừa chăm chú lái xe, vừa tâm sự với chúng tôi biết bao nhiêu chuyện: chuyện đời, chuyện nghề, chuyện kinh doanh, cả nỗi lo lắng, thắc thỏm không yên về những ruộng rau khi bỗng dưng giữa đường trời đổ mưa to như trút nước…
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/39/IMG_0547.jpg
Chị Dương đi kiểm tra mô hình rau hữu cơ tại xã Xuân Giang
Cô trò nhỏ đam mê “thử nghiệm”
Sinh ra trong một gia đình trí thức (bố là Giáo sư, Tiến sĩ làm việc tại bệnh viện 108, mẹ là thạc sĩ, giáo viên trường Đại học Sư phạm I Hà Nội), ngay từ thủa nhỏ chị đã là một cô học trò ham học hỏi.
Chị kể, đầu năm học lớp 2, khi cô giáo ra đề bài kiểm tra, trong đó có một bài toán đố, chị đã “hì hục” ngồi chép chính tả hết đầu đề bài toán, vô cùng phấn khởi nộp bài cho cô coi như đã hoàn thành nhiệm vụ. Chị thú nhận mình đã từng chẳng hiểu gì về toán đố và cảm thấy rất “ngượng” khi chỉ được xếp hạng trung bình, đứng tận thứ 35 trên tổng số 53 học sinh của cả lớp. Khi ấy, chị đã quyết tâm ôm quyển sách toán, đọc đi đọc lại các bài toán đố và bắt đầu giải từng bài, từng bài một. Từ lớp 3 trở đi, chị bắt đầu đứng trong danh sách những học sinh học giỏi nhất, nhì lớp.
Với đà học ấy, chẳng mấy khó khăn chị tốt nghiệp cấp ba và trở thành cô tân sinh viên khoa Hóa Đại học Tổng hợp (giờ là Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngay từ những bài thực tập đầu tiên - “Tinh chế muối”, chị đã nghĩ đến việc sản xuất muối tinh khiết để đưa ra thị trường vì trong thời kỳ bao cấp lúc bấy giờ hầu như các gia đình không có muối sạch để ăn. Chị “cả gan” dùng hết sạch hũ muối dự trữ của mẹ để làm thí nghiệm tinh chế muối tại nhà với ý nghĩ là sẽ có muối sạch cho mẹ dùng ngay. Ai ngờ đâu do chưa có kinh nghiệm, chị đã cho quá nhiều nước để hòa tan muối bẩn nên phải đun rất lâu mà muối thì vẫn không kết tinh được. Hậu quả là cả nhà phải dùng nước muối để nấu nướng.
Nhưng “chiến tích” nghiên cứu của chị đâu có dừng tại đó. Trên lớp cứ có bài thí nghiệm nào mà có thể áp dụng vào thực tế là chị lại loay hoay làm ở nhà. Có lần chị còn làm vỡ cả phích nước - một tài sản đáng giá lúc đó do thực hiện thí nghiệm làm tan lớp canxi bám dính thành trong của phích. Đến nỗi mẹ chị đã từng rất sợ mỗi khi chị thực hiện một thí nghiệm gì đó bởi vì bà đoan chắc mười mươi rằng sẽ lại có một thứ gì đó trong nhà bị chị làm hỏng.
Yêu quý cô học trò ham học hỏi, một thầy giáo trong khoa đã hướng dẫn chị làm dung dịch sơn móng chân, móng tay. Hai thầy trò miệt mài pha chế để có những màu mình thích rồi thử màu sơn lên cả mười ngón chân, mười ngón tay, mỗi chiếc một màu khác nhau. Đến lúc ra khỏi phòng thí nghiệm, khắp người chị chỗ nào cũng dính đầy sơn móng tay trông chẳng khác nào một cô hề. Chính những năm tháng trên giảng đường đại học với biết bao lần thử nghiệm thất bại ấy đã nuôi lớn trong chị niềm đam mê nghiên cứu và ước mơ trở thành một nhà khoa học thực thụ.
Làm khoa học vẫn có thể kiếm tiền, tại sao không?
Năm 1985, tốt nghiệp đại học chị vào làm việc tại Khoa Vệ sinh an toàn Thực phẩm - Viện Dinh Dưỡng. Lúc bấy giờ, xin việc ở Hà Nội rất khó khăn nên tình trạng nhân viên làm hợp đồng không ăn lương tồn tại ở hầu hết các viện, cơ quan nhà nước, nhiều người làm tới 2 năm mà vẫn không có lương. Còn chị, với những cố gắng và thành tích tốt trong nghiên cứu nên chỉ trong vòng 3 tháng thử việc chị đã được Ban Giám đốc quyết định đặc cách cho hưởng lương.
Lương nhà nước lúc đó rất thấp (cử nhân như chị chỉ khoảng 70 nghìn đồng/tháng). Thấy anh chị em trong phòng thí nghiệm quá nghèo, chị nghĩ ngay đến việc phải làm gì đó để tạo thu nhập cho cả phòng. Với suy nghĩ “mình là dân khoa học, có nghề trong tay, tại sao lại không tận dụng”, chị đã bàn bạc với một anh kỹ sư - vừa là bạn cùng trường vừa là đồng nghiệp lên kế hoạch làm tinh hương sen, dầu chuối. Và thế là, ngoài khoảng thời gian dành cho công tác nghiên cứu, cả phòng chị lao vào “tăng gia sản xuất”, mỗi ngày làm được khoảng 10 lít đầu chuối với giá 70.000 đ/lít (bằng mức lương cả tháng). Chị cười vui: “Làm ăn được, chúng tôi đóng góp cho Công đoàn Viện 30.000 đồng/năm vì sợ đóng nhiều thì lộ hết “bài vở”, thế mà lần nào họp Công đoàn cũng đều được tuyên dương. Làm được tiền chia nhau ai nấy đều vui vẻ, thân thiện, riêng tôi cảm thấy rất sung sướng khi mình làm được việc có ích cho mọi người”.
Mặc dù “xắn tay” làm kinh tế, nhưng gần 10 năm làm tại Viện Dinh dưỡng cũng là khoảng thời gian chị cháy hết mình với công tác nghiên cứu khoa học. Tuy được xếp vào dạng “mầm mon” của khoa (vì viện không tuyển thêm người) nhưng chị lại là người “ẵm” hết giải thưởng này đến giải thưởng khác của viện trong lĩnh vực nghiên cứu. Quãng thời gian đó cũng giúp chị thâu nạp được rất nhiều kiến thức chuyên môn để chuẩn bị sẵn sàng cho những bước ngoặt không ngờ tiếp theo của cuộc đời - rẽ ngang sang lĩnh vực kinh doanh.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/53/IMG_0543.jpg
Những luống rau xanh non mơn mởn thuộc mô hình điểm
trồng rau hữu cơ tại xã Xuân Giang (Sóc Sơn - Hà Nội)
Tự học, tự bơi trong “lò luyện con người”
Bước ngoặt đầu tiên ấy là khi chị rời Viện Dinh dưỡng để chuyển sang làm nhân viên kinh doanh cho một tập đoàn nước ngoài chuyên kinh doanh các thiết bị thí nghiệm (Diethelm Engineering). Đang là một người nghiên cứu khoa học thuần túy, quen lề lối làm việc kiểu nhà nước, nhân viên chỉ biết làm theo chỉ đạo của cấp trên, chị đã gần như “hụt hơi” trong mấy tháng đầu tiên làm việc tại môi trường mới.
Chị kể, cung cách làm việc của người nước ngoài khác hẳn với cung cách “cầm tay chỉ việc” của người Việt Nam, sếp chỉ giao đầu việc, còn việc lên phương án giải quyết ra sao, kế hoạch làm việc cụ thể như thế nào thì nhân viên phải tự nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm từ A đến Z, ai không làm được việc sẽ bị đào thải nhanh chóng. Đã có lúc, chị cảm thấy vô cùng hoang mang, giống như kiểu phải tự bơi trong biển lớn trong khi bản thân lại chưa hề biết bơi.
Nhưng với bản lĩnh của một người làm khoa học, phát huy vốn hiểu biết sẵn có về kỹ thuật, chị đã dần vươn lên trở thành một nhân viên bán hàng giỏi. Chị luôn tâm niệm rằng mình không chỉ đơn thuần làm kinh doanh mà còn dùng kiến thức để thiết kế cấu hình thiết bị, tư vấn cho khách hàng loại máy nào vừa đáp ứng đúng yêu cầu vừa kinh tế nhất. Chính vì thế, không một khách hàng nào đến với chị lại không hài lòng về khả năng tư vấn cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của chị.
Những năm tháng phải tự bơi trong “lò luyện con người” - tên mà chị và các đồng nghiệp vẫn gọi vui khi nhắc tới Diethelm Engineering, chị đã học hỏi được những kinh nghiệm vô cùng đáng giá về quản lý kinh doanh, tổ chức công việc và công tác văn phòng. Không chỉ riêng chị mà tất cả những nhân viên được tôi luyện trong môi trường đó giờ đây đều trở thành những giám đốc doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Khởi nghiệp kinh doanh với… 10 triệu đồng
Năm 1998 đánh dấu bước ngoặt lớn tiếp theo của cuộc đời chị khi chị cùng với ba người thầy của mình (cũng đều là giáo sư, tiến sĩ) đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ. Nhớ lại thời điểm đó, chị cũng cảm thấy mình quá liều khi phải gồng sức gánh vác cả 3 việc lớn cùng lúc: vừa làm luận án tiến sĩ, vừa duy trì làm việc tại công ty nước ngoài, vừa một tay chăm lo cho doanh nghiệp riêng mới hình thành. Những tháng ngày đó chị làm việc triền miên, hôm nào cũng đến tận 2-3h đêm và thức dậy vào lúc 7h sáng để đến văn phòng làm việc “đều như vắt chanh”.
Liều hơn nữa là cả 4 thầy trò lúc đó chỉ “dắt lưng” vỏn vẹn 10 triệu đồng mỗi người để làm vốn (trong khi đó muốn thành lập doanh nghiệp cần ít nhất 300 triệu đồng). Vốn ít, chỉ thuê địa điểm làm văn phòng, sắm sửa vài bộ bàn ghế là đã gần hết, ngân hàng lại không cho vay, đầu óc chị lúc nào cũng căng như dây đàn để nghĩ cách huy động tiền. Nhiều khi nhận được đơn hàng lớn, chị tiếc lắm nhưng đành phải bỏ vì không có tiền nhập hàng. Đã có lúc chị muốn vứt bỏ hết tất cả cho nhẹ đầu nhưng mong muốn làm được điều gì đó có ích cho xã hội, cho mọi người lại thôi thúc chị đứng lên đi tiếp.
“Cái khó ló cái khôn”, chị tìm cách đàm phán với đối tác nước ngoài cho trả chậm tiền thiết bị trong vòng 6 tháng để xoay vòng vốn. Những nút thắt trong công việc dần dần được tháo gỡ, doanh thu của công ty dần tăng lên. Sau gần 10 năm, Công ty ASIMCO do chị gây dựng đã trở thành một doanh nghiệp “có tiếng” trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị công nghệ, làm đại diện chính thức cho nhiều hãng lớn tại thị trường Việt Nam như: Ohaus (Mỹ), Velp (Italy), ESCO (Singapore), Hirayama (Nhật Bản), Skalar (Hà Lan),…
Điều khiến chị vui nhất là tuy chuyển hướng sang làm kinh doanh nhưng chị không phải rời xa niềm đam mê với khoa học của mình bởi tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty chị hiện nay đều liên quan đến khoa học - kỹ thuật. Ngay cả đội ngũ nhân viên cũng hầu hết là dân khoa học “chính gốc”, tốt nghiệp các chuyên ngành hoá, hoá sinh, công nghệ thực phẩm, môi trường,…
Lăn lộn ruộng đồng cùng bà con nông dân
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/40/IMG_0512.jpg
Chị Dương đang trò chuyện cùng bà con nông dân tại nhà anh Khương - Hội trưởng
Hội nông dân xã Xuân Giang
Hiện nay, ngoài kinh doanh thiết bị công nghệ, công ty của chị Dương còn mở rộng chinh phục một lĩnh vực tương đối mới mẻ tại Việt Nam - thực phẩm hữu cơ. Gần 10 năm công tác tại Viện Dinh dưỡng, triển khai biết bao nhiêu đề tài về phân tích thực phẩm, chị là người hiểu hơn ai hết những tác hại của thực phẩm không an toàn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. Thế rồi, như một cơ duyên, năm 2009, công ty chị được Tổ chức ADDA (Tổ chức Phát triển Nông nghiệp châu Á - Đan Mạch) mời cùng tham gia dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam với mô hình điểm trồng rau hữu cơ tại xã Xuân Giang - Sóc Sơn - Hà Nội. Quỹ thời gian vốn đã eo hẹp của chị lại tiếp tục bị “chia năm xẻ bảy” cho hàng núi công việc mới: lo chuyển giao quy trình sản xuất cho nông dân, phối hợp cùng các chuyên gia ADDA giám sát chất lượng triển khai của dự án, rồi tìm đầu ra cho sản phẩm,…
Giải thích thắc mắc của chúng tôi về sự khác biệt giữa khái niệm rau hữu cơ và rau an toàn, chị Dương cho biết: Đối với rau an toàn hay rau sạch theo cách chúng ta hay gọi, trong quá trình sản xuất, nông dân vẫn sử dụng các loại hoá chất, phân bón hoá học theo liều lượng quy định và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Tuy nhiên, do chất lượng bị thả nổi, không được nhà nước giám sát chặt chẽ nên rau an toàn thực chất không hề sạch như chúng ta tưởng. Thực tế khi kiểm tra các mẫu rau lấy ở các vùng trồng rau an toàn như Lĩnh Nam, Vân Nội,… lượng tồn dư các hoá chất độc hại trong rau vẫn vượt ngưỡng nhiều lần mức cho phép. Còn rau hữu cơ được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, nông dân không được sử dụng phân bón hóa học, các chất kích thích tăng trưởng, các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và các chế phẩm biến đổi gen.
Chị giải thích cặn kẽ, phân bón dùng cho rau hữu cơ hoàn toàn là các chế phẩm từ tự nhiên như phân chuồng, rơm rạ, gốc rễ cây,… được ủ cho hoai mục. Còn để phòng tránh sâu bọ, nông dân thực hiện các biện pháp như: xen canh (trồng các loại rau có tác dụng tiêu diệt côn trùng, sâu bọ cho nhau ví dụ trồng xen canh hành với bắp cải, hành với rau dền, rau cải,…); luân canh (mỗi mùa lại đổi trồng một loại rau khác nhau); cho đất nghỉ (dành thời gian cho đất hấp thu ánh nắng mặt trời để diệt sâu bọ),… Trong trường hợp rau bị sâu bệnh phá hoại, nông dân sẽ dùng các bài thuốc dân gian như tỏi, gừng, ớt ngâm cùng với rượu, sau đó pha loãng phun tưới cho rau để diệt trừ sâu. Với quy trình này, rau hữu cơ mặc dù năng suất và sản lượng không thể cao bằng cách trồng rau thông thường nhưng là “rau sạch” đúng nghĩa 100%, chất lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Chúng tôi theo chân chị Dương ra tận ruộng rau để cùng chị lấy mẫu rau phân tích, kiểm tra chất lượng. Vừa trải qua một cơn mưa to, lối đi giữa các luống rau trơn trượt bùn đất nhưng chị Dương không ngần ngại xắn quần lội ruộng, thoăn thoắt đi lại chẳng kém gì một nông dân thực thụ, chúng tôi phải vất vả lắm mới theo kịp. Quan sát cách chị kiểm tra từng mẫu đất, lắng nghe cách chị ân cần trò chuyện, hỏi han bà con chúng tôi mới cảm nhận được hết tình yêu của chị đối với công việc cũng như cái tâm mà chị dành cho bà con nơi đây.
hị chia sẻ: “Dự án mới triển khai, lợi nhuận hầu như chưa có vì sản lượng rau thu hoạch vẫn rất thấp, mới đủ cung cấp cho hai nhà hàng Nam Phương, Sĩ Phú cùng một lượng nhỏ khách hàng cá nhân tại Hà Nội. Nhưng tôi vui lắm vì giúp được bà con có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bà con chỉ cần lo sản xuất, đảm bảo đúng quy trình, không phải lo đầu ra, không lo chuyện tư thương ép giá khi vào vụ vì công ty tôi đã ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm”.
Vừa trò chuyện với chúng tôi, tay chị vừa thoăn thoắt làm xét nghiệm mẫu rau vừa thu về. Trong bốn loại rau được lấy mẫu, khi kiểm tra dư lượng natri thì ba mẫu cho phản ứng âm tính, dung dịch thử vẫn giữ màu xanh (theo lời chị Dương giải thích thì nếu dư lượng đạm trong rau cao hơn mức cho phép thì sẽ tích tụ trong cơ thể người, lâu dài sẽ gây bệnh ung thư). Chỉ vào mẫu thử rau muống đã chuyển sang màu tím nhạt (có dư lượng natri nhưng vẫn dưới nồng độ cho phép), chị Dương nhẹ nhàng nhắc nhở chị Lương - trưởng nhóm rau hữu cơ ở xã Xuân Giang phải theo sát, quản lý chặt chẽ hơn nữa quy trình sản xuất của bà con nông dân.
http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/08/28/09/40/IMG_0607.jpg
Chị Dương đang làm xét nghiệm để phân tích hàm lượng đạm trong mẫu rau vừa lấy về tại ruộng
Tầm 5h chiều, lúc chúng tôi chuẩn bị ra về, cũng là lúc bà con nông dân thu hoạch rau xong, gánh rau về tập trung ở sân nhà chị Lương để sơ chế, sau đó bảo quản trong kho chứa để chờ xe tải của công ty tới nhận hàng vào sáng sớm hôm sau. Nhìn những gánh rau xanh non mơn mởn, thẳng đều tăm tắp, nào rau muống, rau cải, nào mồng tơi, đỗ tương,… chị Lương không giấu nổi niềm vui: “Từ ngày trồng rau hữu cơ, bà con có phần vất vả hơn, không được phép dễ dãi như trước vì phải tuân thủ đúng các yêu cầu quy trình sản xuất nhưng bà con vui lắm vì thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần so với trước. Bà con chúng tôi biết ơn chị Dương lắm”.
Anh Khương - Hội trưởng Hội nông dân xã Xuân Giang thì nhắc lại kỷ niệm những ngày đầu khi mới làm rau hữu cơ, nhiều người chưa hiểu hết về giá trị của dự án, sản lượng lại thấp nên có ý ngãng ra. Để động viên bà con, chị Dương đã dặn nhân viên của mình thu mua cả những gốc rau già cho bà con mừng và yên tâm sản xuất. Anh chia sẻ: chính tấm lòng ấy của chị Dương đã khiến bà con nông dân chúng tôi tin tưởng hơn vào mô hình trồng rau hữu cơ cũng như các giá trị mà nó mang lại cho người sản xuất và cho xã hội.
Hiện tại, tại Xuân Giang có 6 nhóm trồng rau hữu cơ, trong đó công ty Thực phẩm ASIMCO của chị Dương quản lý 2 nhóm - tổng số 60 hộ với diện tích gần 2ha. Sản lượng rau thu hoạch đạt khoảng 150kg/ngày. Chị Dương cho biết, trong thời gian tới chị sẽ mở thêm 8ha ở dưới Hải Phòng cùng với 4,5 ha trang trại ở Hoà Bình nhằm tăng lượng cung cấp cho các khách hàng vì từ ngày 27/8/2010, rau hữu cơ ASIMCO sẽ chính thức xuất hiện tại 12 siêu thị Hapro ở Hà Nội.
Ánh mắt chị Dương rạng rỡ niềm vui khi nhắc đến những kế hoạch cho tương lai, đặc biệt là dự án trang trại “Vì hạnh phúc trẻ thơ” mà chị và các đồng nghiệp đang nỗ lực triển khai. Trang trại được phát triển theo mô hình nông nghiệp hữu cơ với các loại rau xanh, cây ăn quả, gia súc, gia cầm,... Theo lời chị mô tả thì đây sẽ là không gian lý tưởng, là thiên đường cho các chuyến dã ngoại của các em nhỏ - nơi các em sẽ được thoả sức nô đùa, hoà mình trong thiên nhiên, học những bài học về cây cỏ, chim muông, hoa lá với giáo cụ trực quan sinh động.
Nghe giọng kể say sưa của chị, chúng tôi tin rằng, sẽ chẳng khó khăn nào có thể ngăn bước được người phụ nữ này thực hiện những giấc mơ và dự định của riêng mình. Bởi vì đối với mỗi công việc, dù là nhỏ nhất, chị đều đặt trọn vào đó toàn bộ nhiệt huyết và sự say mê của mình. Và bởi vì, ở chị, ngay lần đầu tiên gặp gỡ, người ta có thể dễ dàng nhận ra cái Tâm rất sáng của một nhà khoa học đích thực và cái Tầm nhìn xa của một doanh nhân có tài thao lược…
Theo : Hoclamgiau.vn (http://www.hoclamgiau.vn/?refid=6523)