giangnt
11-06-2012, 09:41 PM
http://bantinxe.com/wp-content/uploads/2010/12/Ht-phanh.jpg
Trong một ngày nắng đẹp và khô ráo, bạn chạy xe trên đường cao tốc với cửa sổ mở rộng và radio bật khá to, bạn sẽ rất dễ quên đi rằng bạn đang ngồi trong một khối thép đồ sộ với đầy kính và gương, lướt đi trong không khí với tốc độ khoảng 100 km/h.
Ở tốc độ này, nếu bạn đột nhiện đạp phanh, xe của bạn sẽ mất một quãng đường với chiều dài xấp xỉ một sân bóng (91 m) đế dừng lại và điều này chỉ có thể thực hiện được nếu một trong những hệ thống an toàn quan trọng nhất của xe ở tình trạng làm việc tốt nhờ bảo dưỡng thường xuyên đó là : hệ thống phanh của xe.
Các phanh của xe không phải là bộ phận làm đẹp hay tạo ra cảm xúc cho xe nhưng một điều chắc chắn rằng nó là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Việc thường xuyên quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo của hệ thống phanh, rằng cần phải đưa xe đi bảo dưỡng có ý nghĩa quan trọng đến sự sống và cái chết khi bạn ngồi sau vô lăng.
Tất nhiên một số dấu hiệu thể hiện rất rõ ràng rằng hệ thống phanh của xe cần phải bảo dưỡng như đèn báo phanh xuất hiện trên táp lô điều khiển hoặc khi đạp phanh cảm thấy không “ăn” như bình thường. Nếu gặp trường hợp tương tự như vậy cách tốt nhất là đưa xe đến trạm bảo hành kỹ thuật viên chăm sóc xe cho bạn. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn có cảm nhận được các dấu hiệu đó không hay bạn có kinh nghiệm gì khi tìm kiếm các dấu hiệu hư hỏng ở hệ thống phanh. Bài viết này phần nào sẽ trang bị cho bạn một số kinh nghiệm cần thiết về hư hỏng ở hệ thống phanh.
Dấu hiệu 1: Má phanh mòn
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-2.jpg
Hầu hết các xe hiện này đều sử dụng kiểu phanh đĩa. Một hệ thống thủy lực được đổ đấy dầu phanh sẽ đẩy các má phanh vào các đĩa phanh, chúng siết chặt các đĩa phanh lại. Ma sát giữa đĩa phanh và má phanh sẽ giúp các đĩa phanh ngừng quay và xe sẽ dừng lại.
Sau một thời gian làm việc, chúng ta có thể hình dung ra rằng các má phanh sẽ trở nên mỏng hơn do ma sát và mài mòn đồng nghĩa với việc chúng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn, làm dừng xe chậm hơn mong muốn.
Rất may, việc kiểm tra độ dầy của các má phanh khá đơn giản. Tất cả việc cần làm là quan sát khoảng cách giữa các má phanh và phần kim loại sáng bóng của đĩa phanh bên trong xuyên qua giữa các cánh la găng bánh xe. Khi đã xác định được khu vực cần kiểm tra, hãy quan sát phần kim loại của bộ kẹp, giữa bộ kẹp và đĩa phanh, bạn sẽ nhìn thấy phần má phanh, bạn sẽ phải định lượng nhưng nói chung má phanh nên có độ dày ít nhất khoảng 3,5 mm, nếu chúng mỏng hơn, cách tốt nhất là nên thay thế.
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-3.jpg
Nếu không thể quan sát các má phanh qua các cánh la giăng do kết cấu bánh xe không cho phép, cần phải tháo lốp ra để quan sát đĩa phanh và má phanh. Trong khi quan sát cũng là lúc phù hợp để tự mình kiểm tra các đĩa phanh xem nó còn nhẵn không. Nếu phát hiện thấy các vết xước sâu hoặc sẹo rỗ thì nên thay thế cả các đĩa phanh.
Dấu hiệu 2 : Phát ra các tiếng động lạ
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-4.jpg
Các má phanh được trang bị các bộ phận báo mòn phanh sẽ phát ra tiếng kêu khi má phanh đạt đến ngưỡng cần thay thế. Các nhà khoa học khẳng định rằng bật nhạc quá to khi ngồi trong xe sẽ không tốt cho lỗ tai. Còn chúng tôi lại khuyện bạn bật nhạc quá to khi lái xe cũng không tốt cho phanh xe.
Bởi vì một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng hệ thống phanh của xe cần bảo dưỡng đến từ một dấu hiệu rất nhỏ, những tiếng rít phát ra khi chạy xe chứng tỏ má phanh đã mòn và cần thay thế, âm thanh này đủ lớn để nghe rõ ngay cả khi các cửa sổ đã đóng kín nhưng nếu bạn bật nhạc quá to thì gần như không thể nghe thấy gì thậm chí tiếng còi xe xung quanh, thực sự bạn đang đối mặt với nhiều nguy hiểm.
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-5.jpg
Ngoài tiếng động phát ra từ cảm biến báo mòn phanh (ở một số dòng xe), bạn sẽ nghe thấy âm thanh của hai vật đang mài vào nhau. Chắc chắn chúng phát ra từ các má phanh và lúc này khi bạn đạp phanh, nếu má phanh quá mòn kim loại trên bộ kẹp phanh sẽ tiếp xúc với đĩa phanh gây xước và mòn nghiêm trọng.
Hãy dừng xe lại ngay để tránh làm hư hại các đĩa phanh, bởi vậy việc thay thế một má phanh đơn giản, dễ dàng và không tốn kém bằng việc phải thay thế cả một đĩa phanh hoặc làm mới bề mặt đĩa phanh, cho nên hãy thay má phanh ngay khi còn chưa muộn.
Dấu hiệu 3: Xuất hiện sự kéo lệch sang một bên
Đã bao giờ bạn có cảm giác như chiếc xe của bạn có lý trí, chẳng hạn như khi bạn đánh lái sang một bên và đồng thời đạp phanh, một lực kéo xuất hiện ghì chiếc xe theo hướng ngược lại?
Nếu có điều này thì chứng tỏ xe có vấn đề ở hệ thống phanh. Lý do của việc kéo ngược này có thể do bộ kẹp phanh bị kẹt. Như một kịch bản đã được dựng sẵn, ma sát trên một trong các bánh xe tăng đột ngột và không giảm đi khi bạn đã nhả phanh ra, chiếc xe của bạn sẽ bị kéo lệch sang một bên về phía bộ kẹp phanh bị kẹt.
Hai nguyên nhân khác của phanh làm cho xe có thể bị kéo lệch về một bên là một trong các ống dẫn dầu phanh bị đứt, nó khiến cho các bộ kẹp phanh đẩy các má phanh không đều nhau khi đạp vào bàn đạp phanh hoặc má phanh mòn không đều cũng sẽ làm cho áp lực tác dụng lên các bánh xe chênh lệch nhau.
Việc xe bị kéo lệch một bên khi phanh không phải lúc nào cũng xuất phát từ hệ thống phanh. Nguyên nhân có thể đến từ các lốp có được bơm căng đều hay không hoặc lốp bị mòn không đều, chỉnh độ chụm không tốt hoặc nguyên nhân cũng có thể đến từ ]hệ thống treo.
Dấu hiệu 4: Các rung động.
Nếu xe có trang bị hệ thống phanh chống bó cứng ABS, khi bạn đạp phanh trong trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ cảm thấy hơi rung ở bàn đạp phanh. Tuy nhiên nếu điều này vẫn tiếp diễn ngay cả lúc bạn đạp phanh bình thường thì chứng tỏ hệ thống phanh có vấn đề.
Nhiều trường hợp bàn đạp phanh bị rung giật do đĩa phanh bị biến dạng. Bề mặt của chúng không bằng phẳng sẽ phát ra các tiếng kêu rất khó chịu từ các mà phanh khi tiếp xúc với đĩa phanh, bạn sẽ cảm thấy sự rung giật dội ngược lại từ bàn đạp phanh.
Các đĩa phanh không chỉ bị biến dạng sau một thời gian dài làm việc do phải chịu lực ép tác dụng từ má phanh, ma sát ở đĩa phanh sinh ra nhiệt đặc biệt trong những trường hợp xe đổ đèo hoặc khởi hành và dừng xe liên tục trong lúc phải kéo một vật nặng phía sau.
Nếu bạn đạp nhẹ lên bàn đạp phanh nhưng vẫn cảm thấy rung ở bàn đạp phanh có thể do các bánh xe bị đặt lệch, cách tốt nhất để khắc phục là đưa xe đến trạm bảo hành.
Dấu hiệu 5: Bàn đạp phanh không ổn định, thay đổi thất thường
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-6.jpg
Khi đạp phanh bạn cảm thấy bàn đạp rất nhẹ và khi gần chạm vào mặt sàn xe nó mới có tác dụng phanh, điều này chứng tỏ rằng các má phanh đã bị mòn hoặc có điều gì đó bất ổn với hệ thống phanh, chẳng hạn như không khí lẫn vào đường ống dẫn dầu phanh hoặc có hiện tượng rò rỉ khí hoặc rò rỉ dầu phanh.
Để kiểm tra sự rò rỉ dầu phanh, hãy đặt một miếng nhựa trắng sạch hoặc một bìa cứng mầu sáng dưới gầm xe qua đêm. Đến sáng hôm sau, hãy kiểm tra lại xem có bất kỳ một chút dầu nào dính lên chúng hay không. Dầu phanh thực tế rất sạch và đặc quanh giống như dầu ăn.
Đối ngược với một bàn đạp phanh nhẹ là một bàn đạp phanh lúc nhẹ, lúc nặng không ổn định. Bạn cảm thấy trong khi đạp phanh, bàn đạp như bị hẫng, là dấu hiệu cho thấy đĩa phanh bị mòn không đều, dầu phanh bị bẩn hoặc dầu phanh có lẫn hơi ẩm. Bạn có thể tự mình giải quyết trục trặc này bằng cách tương đối giẻ tiền là thay thế dầu phanh hoặc đưa xe của bạn đến trạm bảo hành.
Ngoài ra, nếu việc dừng chiếc xe có vẻ rất khó khăn mặc dù bạn đã thay thế má phanh mới thì có thể đường ống dẫn dầu phanh bị tắc hoặc bộ trợ lực chân không có vấn đề. Với cả hai trường hợp này, để giải quyết một cách triệt để không còn cách nào tốt hơn là đưa xe đến trạm bảo hành.
Trong một ngày nắng đẹp và khô ráo, bạn chạy xe trên đường cao tốc với cửa sổ mở rộng và radio bật khá to, bạn sẽ rất dễ quên đi rằng bạn đang ngồi trong một khối thép đồ sộ với đầy kính và gương, lướt đi trong không khí với tốc độ khoảng 100 km/h.
Ở tốc độ này, nếu bạn đột nhiện đạp phanh, xe của bạn sẽ mất một quãng đường với chiều dài xấp xỉ một sân bóng (91 m) đế dừng lại và điều này chỉ có thể thực hiện được nếu một trong những hệ thống an toàn quan trọng nhất của xe ở tình trạng làm việc tốt nhờ bảo dưỡng thường xuyên đó là : hệ thống phanh của xe.
Các phanh của xe không phải là bộ phận làm đẹp hay tạo ra cảm xúc cho xe nhưng một điều chắc chắn rằng nó là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Việc thường xuyên quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo của hệ thống phanh, rằng cần phải đưa xe đi bảo dưỡng có ý nghĩa quan trọng đến sự sống và cái chết khi bạn ngồi sau vô lăng.
Tất nhiên một số dấu hiệu thể hiện rất rõ ràng rằng hệ thống phanh của xe cần phải bảo dưỡng như đèn báo phanh xuất hiện trên táp lô điều khiển hoặc khi đạp phanh cảm thấy không “ăn” như bình thường. Nếu gặp trường hợp tương tự như vậy cách tốt nhất là đưa xe đến trạm bảo hành kỹ thuật viên chăm sóc xe cho bạn. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn có cảm nhận được các dấu hiệu đó không hay bạn có kinh nghiệm gì khi tìm kiếm các dấu hiệu hư hỏng ở hệ thống phanh. Bài viết này phần nào sẽ trang bị cho bạn một số kinh nghiệm cần thiết về hư hỏng ở hệ thống phanh.
Dấu hiệu 1: Má phanh mòn
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-2.jpg
Hầu hết các xe hiện này đều sử dụng kiểu phanh đĩa. Một hệ thống thủy lực được đổ đấy dầu phanh sẽ đẩy các má phanh vào các đĩa phanh, chúng siết chặt các đĩa phanh lại. Ma sát giữa đĩa phanh và má phanh sẽ giúp các đĩa phanh ngừng quay và xe sẽ dừng lại.
Sau một thời gian làm việc, chúng ta có thể hình dung ra rằng các má phanh sẽ trở nên mỏng hơn do ma sát và mài mòn đồng nghĩa với việc chúng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn, làm dừng xe chậm hơn mong muốn.
Rất may, việc kiểm tra độ dầy của các má phanh khá đơn giản. Tất cả việc cần làm là quan sát khoảng cách giữa các má phanh và phần kim loại sáng bóng của đĩa phanh bên trong xuyên qua giữa các cánh la găng bánh xe. Khi đã xác định được khu vực cần kiểm tra, hãy quan sát phần kim loại của bộ kẹp, giữa bộ kẹp và đĩa phanh, bạn sẽ nhìn thấy phần má phanh, bạn sẽ phải định lượng nhưng nói chung má phanh nên có độ dày ít nhất khoảng 3,5 mm, nếu chúng mỏng hơn, cách tốt nhất là nên thay thế.
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-3.jpg
Nếu không thể quan sát các má phanh qua các cánh la giăng do kết cấu bánh xe không cho phép, cần phải tháo lốp ra để quan sát đĩa phanh và má phanh. Trong khi quan sát cũng là lúc phù hợp để tự mình kiểm tra các đĩa phanh xem nó còn nhẵn không. Nếu phát hiện thấy các vết xước sâu hoặc sẹo rỗ thì nên thay thế cả các đĩa phanh.
Dấu hiệu 2 : Phát ra các tiếng động lạ
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-4.jpg
Các má phanh được trang bị các bộ phận báo mòn phanh sẽ phát ra tiếng kêu khi má phanh đạt đến ngưỡng cần thay thế. Các nhà khoa học khẳng định rằng bật nhạc quá to khi ngồi trong xe sẽ không tốt cho lỗ tai. Còn chúng tôi lại khuyện bạn bật nhạc quá to khi lái xe cũng không tốt cho phanh xe.
Bởi vì một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng hệ thống phanh của xe cần bảo dưỡng đến từ một dấu hiệu rất nhỏ, những tiếng rít phát ra khi chạy xe chứng tỏ má phanh đã mòn và cần thay thế, âm thanh này đủ lớn để nghe rõ ngay cả khi các cửa sổ đã đóng kín nhưng nếu bạn bật nhạc quá to thì gần như không thể nghe thấy gì thậm chí tiếng còi xe xung quanh, thực sự bạn đang đối mặt với nhiều nguy hiểm.
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-5.jpg
Ngoài tiếng động phát ra từ cảm biến báo mòn phanh (ở một số dòng xe), bạn sẽ nghe thấy âm thanh của hai vật đang mài vào nhau. Chắc chắn chúng phát ra từ các má phanh và lúc này khi bạn đạp phanh, nếu má phanh quá mòn kim loại trên bộ kẹp phanh sẽ tiếp xúc với đĩa phanh gây xước và mòn nghiêm trọng.
Hãy dừng xe lại ngay để tránh làm hư hại các đĩa phanh, bởi vậy việc thay thế một má phanh đơn giản, dễ dàng và không tốn kém bằng việc phải thay thế cả một đĩa phanh hoặc làm mới bề mặt đĩa phanh, cho nên hãy thay má phanh ngay khi còn chưa muộn.
Dấu hiệu 3: Xuất hiện sự kéo lệch sang một bên
Đã bao giờ bạn có cảm giác như chiếc xe của bạn có lý trí, chẳng hạn như khi bạn đánh lái sang một bên và đồng thời đạp phanh, một lực kéo xuất hiện ghì chiếc xe theo hướng ngược lại?
Nếu có điều này thì chứng tỏ xe có vấn đề ở hệ thống phanh. Lý do của việc kéo ngược này có thể do bộ kẹp phanh bị kẹt. Như một kịch bản đã được dựng sẵn, ma sát trên một trong các bánh xe tăng đột ngột và không giảm đi khi bạn đã nhả phanh ra, chiếc xe của bạn sẽ bị kéo lệch sang một bên về phía bộ kẹp phanh bị kẹt.
Hai nguyên nhân khác của phanh làm cho xe có thể bị kéo lệch về một bên là một trong các ống dẫn dầu phanh bị đứt, nó khiến cho các bộ kẹp phanh đẩy các má phanh không đều nhau khi đạp vào bàn đạp phanh hoặc má phanh mòn không đều cũng sẽ làm cho áp lực tác dụng lên các bánh xe chênh lệch nhau.
Việc xe bị kéo lệch một bên khi phanh không phải lúc nào cũng xuất phát từ hệ thống phanh. Nguyên nhân có thể đến từ các lốp có được bơm căng đều hay không hoặc lốp bị mòn không đều, chỉnh độ chụm không tốt hoặc nguyên nhân cũng có thể đến từ ]hệ thống treo.
Dấu hiệu 4: Các rung động.
Nếu xe có trang bị hệ thống phanh chống bó cứng ABS, khi bạn đạp phanh trong trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ cảm thấy hơi rung ở bàn đạp phanh. Tuy nhiên nếu điều này vẫn tiếp diễn ngay cả lúc bạn đạp phanh bình thường thì chứng tỏ hệ thống phanh có vấn đề.
Nhiều trường hợp bàn đạp phanh bị rung giật do đĩa phanh bị biến dạng. Bề mặt của chúng không bằng phẳng sẽ phát ra các tiếng kêu rất khó chịu từ các mà phanh khi tiếp xúc với đĩa phanh, bạn sẽ cảm thấy sự rung giật dội ngược lại từ bàn đạp phanh.
Các đĩa phanh không chỉ bị biến dạng sau một thời gian dài làm việc do phải chịu lực ép tác dụng từ má phanh, ma sát ở đĩa phanh sinh ra nhiệt đặc biệt trong những trường hợp xe đổ đèo hoặc khởi hành và dừng xe liên tục trong lúc phải kéo một vật nặng phía sau.
Nếu bạn đạp nhẹ lên bàn đạp phanh nhưng vẫn cảm thấy rung ở bàn đạp phanh có thể do các bánh xe bị đặt lệch, cách tốt nhất để khắc phục là đưa xe đến trạm bảo hành.
Dấu hiệu 5: Bàn đạp phanh không ổn định, thay đổi thất thường
http://www.caronline.com.vn/userfiles/assets/kn-6.jpg
Khi đạp phanh bạn cảm thấy bàn đạp rất nhẹ và khi gần chạm vào mặt sàn xe nó mới có tác dụng phanh, điều này chứng tỏ rằng các má phanh đã bị mòn hoặc có điều gì đó bất ổn với hệ thống phanh, chẳng hạn như không khí lẫn vào đường ống dẫn dầu phanh hoặc có hiện tượng rò rỉ khí hoặc rò rỉ dầu phanh.
Để kiểm tra sự rò rỉ dầu phanh, hãy đặt một miếng nhựa trắng sạch hoặc một bìa cứng mầu sáng dưới gầm xe qua đêm. Đến sáng hôm sau, hãy kiểm tra lại xem có bất kỳ một chút dầu nào dính lên chúng hay không. Dầu phanh thực tế rất sạch và đặc quanh giống như dầu ăn.
Đối ngược với một bàn đạp phanh nhẹ là một bàn đạp phanh lúc nhẹ, lúc nặng không ổn định. Bạn cảm thấy trong khi đạp phanh, bàn đạp như bị hẫng, là dấu hiệu cho thấy đĩa phanh bị mòn không đều, dầu phanh bị bẩn hoặc dầu phanh có lẫn hơi ẩm. Bạn có thể tự mình giải quyết trục trặc này bằng cách tương đối giẻ tiền là thay thế dầu phanh hoặc đưa xe của bạn đến trạm bảo hành.
Ngoài ra, nếu việc dừng chiếc xe có vẻ rất khó khăn mặc dù bạn đã thay thế má phanh mới thì có thể đường ống dẫn dầu phanh bị tắc hoặc bộ trợ lực chân không có vấn đề. Với cả hai trường hợp này, để giải quyết một cách triệt để không còn cách nào tốt hơn là đưa xe đến trạm bảo hành.