giangnt
12-06-2012, 08:56 AM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ - THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG
Lê Ngọc Trọng*
Ðịnh hướng chiến lược quan trọng của lãnh đạo Bộ Y tế về công nghệ thông tin (CNTT) y tế là thực hiện công tác quản lý hành chính Nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ bằng CNTT và xây dựng ngân hàng dữ liệu thống nhất cho toàn ngành.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước và sự quan tâm, chăm sóc của các cấp chính quyền, với sự nỗ lực vượt lên trên mọi gian khó của các Giáo sư, Bác sĩ, Dược sĩ và toàn thể cán bộ, công chức trong toàn ngành, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ðặc biệt, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, phát triển và đã triển khai ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học công nghệ y học tiên tiến ngang tầm với các nước trong khu vực. Ðó là các kỹ thuật mổ nội soi, siêu âm mầu, siêu âm 3 chiều, chụp và nong động mạch vành tim, cộng hưởng từ hạt nhân, phẫu thuật PHACO, thụ tinh trong ống nghiệm, ghép tủy, ghép thận... Các kỹ thuật hiện đại này đã được hỗ trợ bằng phần mềm tin học chuyên dụng. Ðiều đó nói lên rằng, ngày nay CNTT là động lực phát triển cho nhiều ngành khoa học khác nhau và đặc biệt cho sự phát triển của y học hiện đại.
Ở Việt Nam, CNTT y tế mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, việc sử dụng CNTT y tế hiện nay còn tản mạn, mang tính tự phát, thiếu đồng bộ và không thống nhất. Ví dụ, hiện nay có trên 30 bệnh viện trong toàn ngành y tế đã ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện. Nhưng mỗi đơn vị hợp đồng với các công ty CNTT khác nhau, nên các phần mềm này không thống nhất, không thể ghép nối với nhau được và giá thành rất cao gây lãng phí và tốn kém tiền của Nhà nước. ở cơ quan Bộ Y tế, mạng LAN mới đưa vào hoạt động nhưng chưa hoàn thiện, hệ thống thư điện tử chỉ trao đổi được trong khu vực cơ quan Bộ, phần lớn các máy vi tính các đơn vị trong ngành mới chỉ khai thác được phần công việc văn phòng. Ðặc biệt, bên cạnh các chuyên gia CNTT y tế thì đội ngũ cán bộ công chức và nhân viên trong ngành chưa được phổ cập tin học cơ sở, đây chính là khó khăn lớn nhất cho việc triển khai các ứng dụng CNTT trong ngành. So với một số Bộ, ngành khác trong toàn quốc về lĩnh vực CNTT thì CNTT y tế phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng to lớn của ngành y tế nước ta. Lãnh đạo Bộ Y tế rất trăn trở về việc phát triển CNTT y tế, ngành Y tế phải cố gắng để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách tụt hậu trong lĩnh vực CNTT y tế.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 112/QÐTTg về việc phê duyệt Ðề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2005, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quản lý và hướng tới Chính phủ điện tử. Thực hiện chủ trương này, ngày 23/07/2001, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định số 3166/QÐ-BYT về việc thành lập Trung tâm CNTT Y tế trực thuộc Bộ. Tiếp đó, ngày 19/11/2001, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định 4811/QÐ-BYT về việc thành lập Ban chỉ đạo tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của Bộ Y tế giai đoạn 2001 - 2005, để giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo phát triển các đề án về tin học hóa y tế và triển khai các hoạt động về CNTT ngành y tế. Thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo tin học hóa Quản lý hành chính (QLHC) Nhà nước của Bộ Y tế, Trung tâm CNTT Y tế đã khẩn trương xây dựng Ðề án tin học hóa QLHC Nhà nước của Bộ Y tế giai đoạn 2001 - 2005, trình Ban chủ nhiệm Ðề án 112 của Chính phủ phê duyệt. Ðề án này là tiền đề mở đầu tốt cho nhiều dự án về tin học hóa y tế tiếp theo. Tuy nhiên, CNTT y tế là một lĩnh vực mà ngành y tế còn ít kinh nghiệm, cần phải có bước đi thích hợp, nghiên cứu giải nhiều bài toán lập trình phức tạp để thỏa mãn bước đầu công tác QLHC Nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ của ngành y tế.
Ðịnh hướng chiến lược quan trọng của lãnh đạo Bộ về CNTT y tế là thực hiện công tác quản lý hành chính Nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ bằng CNTT và xây dựng ngân hàng dữ liệu thống nhất cho toàn ngành.
Ðể thực hiện được chiến lược này, trước hết các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ sở y tế địa phương cần xây dựng dự án ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo như Ðề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/2001/QÐTTg.
Cùng với việc xây dựng dự án ứng dụng CNTT, các đơn vị cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNTT y tế. Trước mắt, các đơn vị phải khẩn trương tổ chức các lớp đào tạo về tin học để cập nhật kiến thức tin học cơ sở cho tất cả cán bộ, công chức trong đơn vị. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng phải có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn tin học có khả năng phân tích hệ thống, quản lý triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý để làm công tác quản trị mạng. Chính đội ngũ cán bộ này sẽ giúp lãnh đạo đơn vị điều hành và duy trì tốt công tác quản lý đơn vị bằng CNTT.
Khi đơn vị đã có cán bộ chuyên môn tin học và phần lớn cán bộ, công chức của đơn vị được phổ cập tin học cơ sở, cùng với Dự án ứng dụng CNTT được phê duyệt thì vấn đề còn lại chỉ mang tính kỹ thuật. Tùy thuộc quy mô, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị mà trang bị máy tính (bao gồm máy chủ và các máy ở các bộ phận) và đường truyền nối mạng cho phù hợp, sao cho phát huy được tốt công suất và khả năng của máy, tránh lãng phí khi mua sắm trang thiết bị. Chú ý, chỉ trang bị máy tính và các thiết bị khác khi đơn vị đã có cán bộ có đủ trình độ để vận hành mạng thông tin.
Lãnh đạo Bộ Y tế đã có chủ trương chỉ đạo Văn phòng, các Cục, Vụ, Ban, Thanh tra chủ động xây dựng các dự án về ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và chuyên môn của đơn vị, với sự trợ giúp về kỹ thuật của Trung tâm CNTT Y tế. Kết quả của các dự án là các sản phẩm phần mềm tin học quản lý ngành về hành chính và chuyên môn nghiệp vụ. Bộ Y tế sẽ phân phối các sản phẩm phần mềm quản lý y tế cho các đơn vị trong toàn ngành để thống nhất quản lý y tế bằng CNTT và từng bước nối ghép mạng từ Bộ Y tế đến y tế cơ sở. Trên cơ sở phần mềm cốt lõi của Bộ Y tế, các đơn vị tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ và quy mô của đơn vị mình mà có thể mở rộng hoặc điều chỉnh thành phần mềm riêng cho đơn vị mình nhưng vẫn phải đảm bảo được tính thống nhất và nối ghép cơ sở dữ liệu dễ dàng trong toàn ngành.
Về kinh phí để triển khai dự án ứng dụng CNTT, thực hiện theo quyết định số 112/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 3952 TC/HCSN ngày 27/4/2001 của Bộ Tài chính. Ðối với cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí hàng năm cho việc ứng dụng và phát triển CNTT, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của đơn vị. Ðối với các doanh nghiệp, chi phí thực hiện việc ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Việc triển khai dự án ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nghiệp vụ phải được tổ chức đồng bộ trong toàn ngành y tế và dựa vào bộ máy hành chính hiện có của Bộ, các đơn vị trực thuộc và các cơ sở y tế địa phương.
ở Bộ Y tế, Ban chỉ đạo tin học hóa QLHC Nhà nước của Bộ Y tế giai đoạn 2001-2005 giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo công tác này. Văn phòng, các Cục, Vụ, Ban, Thanh tra có nhiệm vụ xây dựng và triển khai các dự án nhánh về CNTT y tế trên cơ sở của Ðề án tổng thể của Bộ. Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm xây dựng dự án ứng dụng CNTT trong quản lý đơn vị, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế xem xét phê duyệt. Trung tâm CNTT y tế là đơn vị thuộc Bộ Y tế có chức năng tổ chức triển khai, ứng dụng CNTT trong ngành y tế. Ðể thực hiện được các chức năng này, Trung tâm CNTT Y tế có các nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu, thiết kế, triển khai ứng dụng công nghệ tin học và truyền thông trong ngành y tế; sản xuất các sản phẩm tin học - điện tử y tế và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin phục vụ ngành y tế; đào tạo, bồi dưỡng tin học cho cán bộ công chức trong ngành y tế và các đối tượng khác có nhu cầu; phối hợp với các đơn vị trong ngành để đưa các thông tin chính thức của Bộ Y tế lên website ngành y tế trên mạng Intemet và quản lý chúng theo quy định của chính phủ. Bên cạnh đó, Trung tâm CNTT Y tế còn có các nhiệm vụ quan trọng về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế...
ở địa phương, Sở Y tế xây dựng dự án tổng thể ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nghiệp vụ của Sở, trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Dựa vào dự án chung này, các cơ sở y tế địa phương xây dựng chi tiết dự án nhánh của đơn vị mình.
Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ trách nhiệm trong triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý đơn vị trước hết thuộc về thủ trưởng đơn vị. Kinh nghiệm ờ một số cơ sở cho thấy, ở đâu thủ trưởng đơn vị năng nổ, nhiệt tình, say mê với CNTT thì ở đó việc triển khai ứng dụng CNTT sẽ trôi chảy và có hiệu quả cao.
Các đơn vị cần tích cực chủ động đầu tư phát triển CNTT y tế theo các quy định của Nhà nước, đồng thời chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia về CNTT y tế trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện Ðề án 112 của Chính phủ về tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước và hướng tới Chính phủ điện tử, ngành y tế phấn đấu đến hết năm 2005, mạng thông tin y tế được kết nối từ Bộ Y tế đến các cơ sở y tế xã phường. Ðây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn và tốn kém, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành y tế phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, trong sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các Bộ, ngành, các cấp ủy Ðảng và chính quyền.
Phát triển CNTT y tế sẽ thiết thực nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh và chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
(Tạp chí thông tin Y dươc số 4/2002)
Lê Ngọc Trọng*
Ðịnh hướng chiến lược quan trọng của lãnh đạo Bộ Y tế về công nghệ thông tin (CNTT) y tế là thực hiện công tác quản lý hành chính Nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ bằng CNTT và xây dựng ngân hàng dữ liệu thống nhất cho toàn ngành.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước và sự quan tâm, chăm sóc của các cấp chính quyền, với sự nỗ lực vượt lên trên mọi gian khó của các Giáo sư, Bác sĩ, Dược sĩ và toàn thể cán bộ, công chức trong toàn ngành, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ðặc biệt, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, phát triển và đã triển khai ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học công nghệ y học tiên tiến ngang tầm với các nước trong khu vực. Ðó là các kỹ thuật mổ nội soi, siêu âm mầu, siêu âm 3 chiều, chụp và nong động mạch vành tim, cộng hưởng từ hạt nhân, phẫu thuật PHACO, thụ tinh trong ống nghiệm, ghép tủy, ghép thận... Các kỹ thuật hiện đại này đã được hỗ trợ bằng phần mềm tin học chuyên dụng. Ðiều đó nói lên rằng, ngày nay CNTT là động lực phát triển cho nhiều ngành khoa học khác nhau và đặc biệt cho sự phát triển của y học hiện đại.
Ở Việt Nam, CNTT y tế mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, việc sử dụng CNTT y tế hiện nay còn tản mạn, mang tính tự phát, thiếu đồng bộ và không thống nhất. Ví dụ, hiện nay có trên 30 bệnh viện trong toàn ngành y tế đã ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện. Nhưng mỗi đơn vị hợp đồng với các công ty CNTT khác nhau, nên các phần mềm này không thống nhất, không thể ghép nối với nhau được và giá thành rất cao gây lãng phí và tốn kém tiền của Nhà nước. ở cơ quan Bộ Y tế, mạng LAN mới đưa vào hoạt động nhưng chưa hoàn thiện, hệ thống thư điện tử chỉ trao đổi được trong khu vực cơ quan Bộ, phần lớn các máy vi tính các đơn vị trong ngành mới chỉ khai thác được phần công việc văn phòng. Ðặc biệt, bên cạnh các chuyên gia CNTT y tế thì đội ngũ cán bộ công chức và nhân viên trong ngành chưa được phổ cập tin học cơ sở, đây chính là khó khăn lớn nhất cho việc triển khai các ứng dụng CNTT trong ngành. So với một số Bộ, ngành khác trong toàn quốc về lĩnh vực CNTT thì CNTT y tế phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng to lớn của ngành y tế nước ta. Lãnh đạo Bộ Y tế rất trăn trở về việc phát triển CNTT y tế, ngành Y tế phải cố gắng để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách tụt hậu trong lĩnh vực CNTT y tế.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 112/QÐTTg về việc phê duyệt Ðề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2005, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quản lý và hướng tới Chính phủ điện tử. Thực hiện chủ trương này, ngày 23/07/2001, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định số 3166/QÐ-BYT về việc thành lập Trung tâm CNTT Y tế trực thuộc Bộ. Tiếp đó, ngày 19/11/2001, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định 4811/QÐ-BYT về việc thành lập Ban chỉ đạo tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của Bộ Y tế giai đoạn 2001 - 2005, để giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo phát triển các đề án về tin học hóa y tế và triển khai các hoạt động về CNTT ngành y tế. Thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo tin học hóa Quản lý hành chính (QLHC) Nhà nước của Bộ Y tế, Trung tâm CNTT Y tế đã khẩn trương xây dựng Ðề án tin học hóa QLHC Nhà nước của Bộ Y tế giai đoạn 2001 - 2005, trình Ban chủ nhiệm Ðề án 112 của Chính phủ phê duyệt. Ðề án này là tiền đề mở đầu tốt cho nhiều dự án về tin học hóa y tế tiếp theo. Tuy nhiên, CNTT y tế là một lĩnh vực mà ngành y tế còn ít kinh nghiệm, cần phải có bước đi thích hợp, nghiên cứu giải nhiều bài toán lập trình phức tạp để thỏa mãn bước đầu công tác QLHC Nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ của ngành y tế.
Ðịnh hướng chiến lược quan trọng của lãnh đạo Bộ về CNTT y tế là thực hiện công tác quản lý hành chính Nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ bằng CNTT và xây dựng ngân hàng dữ liệu thống nhất cho toàn ngành.
Ðể thực hiện được chiến lược này, trước hết các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ sở y tế địa phương cần xây dựng dự án ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo như Ðề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/2001/QÐTTg.
Cùng với việc xây dựng dự án ứng dụng CNTT, các đơn vị cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNTT y tế. Trước mắt, các đơn vị phải khẩn trương tổ chức các lớp đào tạo về tin học để cập nhật kiến thức tin học cơ sở cho tất cả cán bộ, công chức trong đơn vị. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng phải có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn tin học có khả năng phân tích hệ thống, quản lý triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý để làm công tác quản trị mạng. Chính đội ngũ cán bộ này sẽ giúp lãnh đạo đơn vị điều hành và duy trì tốt công tác quản lý đơn vị bằng CNTT.
Khi đơn vị đã có cán bộ chuyên môn tin học và phần lớn cán bộ, công chức của đơn vị được phổ cập tin học cơ sở, cùng với Dự án ứng dụng CNTT được phê duyệt thì vấn đề còn lại chỉ mang tính kỹ thuật. Tùy thuộc quy mô, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị mà trang bị máy tính (bao gồm máy chủ và các máy ở các bộ phận) và đường truyền nối mạng cho phù hợp, sao cho phát huy được tốt công suất và khả năng của máy, tránh lãng phí khi mua sắm trang thiết bị. Chú ý, chỉ trang bị máy tính và các thiết bị khác khi đơn vị đã có cán bộ có đủ trình độ để vận hành mạng thông tin.
Lãnh đạo Bộ Y tế đã có chủ trương chỉ đạo Văn phòng, các Cục, Vụ, Ban, Thanh tra chủ động xây dựng các dự án về ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và chuyên môn của đơn vị, với sự trợ giúp về kỹ thuật của Trung tâm CNTT Y tế. Kết quả của các dự án là các sản phẩm phần mềm tin học quản lý ngành về hành chính và chuyên môn nghiệp vụ. Bộ Y tế sẽ phân phối các sản phẩm phần mềm quản lý y tế cho các đơn vị trong toàn ngành để thống nhất quản lý y tế bằng CNTT và từng bước nối ghép mạng từ Bộ Y tế đến y tế cơ sở. Trên cơ sở phần mềm cốt lõi của Bộ Y tế, các đơn vị tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ và quy mô của đơn vị mình mà có thể mở rộng hoặc điều chỉnh thành phần mềm riêng cho đơn vị mình nhưng vẫn phải đảm bảo được tính thống nhất và nối ghép cơ sở dữ liệu dễ dàng trong toàn ngành.
Về kinh phí để triển khai dự án ứng dụng CNTT, thực hiện theo quyết định số 112/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 3952 TC/HCSN ngày 27/4/2001 của Bộ Tài chính. Ðối với cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí hàng năm cho việc ứng dụng và phát triển CNTT, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của đơn vị. Ðối với các doanh nghiệp, chi phí thực hiện việc ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Việc triển khai dự án ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nghiệp vụ phải được tổ chức đồng bộ trong toàn ngành y tế và dựa vào bộ máy hành chính hiện có của Bộ, các đơn vị trực thuộc và các cơ sở y tế địa phương.
ở Bộ Y tế, Ban chỉ đạo tin học hóa QLHC Nhà nước của Bộ Y tế giai đoạn 2001-2005 giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo công tác này. Văn phòng, các Cục, Vụ, Ban, Thanh tra có nhiệm vụ xây dựng và triển khai các dự án nhánh về CNTT y tế trên cơ sở của Ðề án tổng thể của Bộ. Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm xây dựng dự án ứng dụng CNTT trong quản lý đơn vị, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế xem xét phê duyệt. Trung tâm CNTT y tế là đơn vị thuộc Bộ Y tế có chức năng tổ chức triển khai, ứng dụng CNTT trong ngành y tế. Ðể thực hiện được các chức năng này, Trung tâm CNTT Y tế có các nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu, thiết kế, triển khai ứng dụng công nghệ tin học và truyền thông trong ngành y tế; sản xuất các sản phẩm tin học - điện tử y tế và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin phục vụ ngành y tế; đào tạo, bồi dưỡng tin học cho cán bộ công chức trong ngành y tế và các đối tượng khác có nhu cầu; phối hợp với các đơn vị trong ngành để đưa các thông tin chính thức của Bộ Y tế lên website ngành y tế trên mạng Intemet và quản lý chúng theo quy định của chính phủ. Bên cạnh đó, Trung tâm CNTT Y tế còn có các nhiệm vụ quan trọng về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế...
ở địa phương, Sở Y tế xây dựng dự án tổng thể ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nghiệp vụ của Sở, trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Dựa vào dự án chung này, các cơ sở y tế địa phương xây dựng chi tiết dự án nhánh của đơn vị mình.
Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ trách nhiệm trong triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý đơn vị trước hết thuộc về thủ trưởng đơn vị. Kinh nghiệm ờ một số cơ sở cho thấy, ở đâu thủ trưởng đơn vị năng nổ, nhiệt tình, say mê với CNTT thì ở đó việc triển khai ứng dụng CNTT sẽ trôi chảy và có hiệu quả cao.
Các đơn vị cần tích cực chủ động đầu tư phát triển CNTT y tế theo các quy định của Nhà nước, đồng thời chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia về CNTT y tế trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện Ðề án 112 của Chính phủ về tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước và hướng tới Chính phủ điện tử, ngành y tế phấn đấu đến hết năm 2005, mạng thông tin y tế được kết nối từ Bộ Y tế đến các cơ sở y tế xã phường. Ðây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn và tốn kém, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành y tế phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, trong sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các Bộ, ngành, các cấp ủy Ðảng và chính quyền.
Phát triển CNTT y tế sẽ thiết thực nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh và chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
(Tạp chí thông tin Y dươc số 4/2002)