PDA

View Full Version : Những điều cơ bản dành cho cây bút không chuyên ( bổ ích lắm đấy )


vuongthaivan
12-06-2012, 09:16 AM
Người viết : Kal Kally.


Part 2: Inside the fic

1. Đừng lập lại chính mình. Một số thông tin liên quan tới nội dung chuyện được đưa ra là cần thiết và đem lại điểm nhấn cho câu chuyện. Lần thứ hai nó được đưa ra mà không phải nhằm tạo ra tình huống truyện vẫn có thể chấp nhận được. Lần thứ ba sẽ tạo nên phản cảm. Người đọc không phải là người dễ quên. Lần thứ nhất là họ hiểu rồi. Bạn không cần phải nhắc lại nữa.

2. Nắm rõ tính cách nhân vật. Điều này rất cần thiết nếu như bạn đang viết fan fiction và đặc biệt cần thiết nếu bạn đang đi theo tình tiết có sẵn trong truyện gốc. Nên cố đừng làm sai lệch tính cách nhân vật hết mức có thể. Khi đọc một fan fic, người đọc đã có sẵn hình tượng nhân vật trong đầu, vì vậy, khi nhân vật bạn viết đi chệch với hình tượng ấy, người đọc sẽ có phản cảm. Dĩ nhiên, điều này là điều thừa đối với những truyện vui cười, Humor, vì trong thể loại này, sự làm sai lệch tính cách nhân vật được sử dụng như một công cụ để tạo tính hài hước.

3. Tránh xa Mary Sue. Mary Sue là một nhân vật quá hoàn thiện mà người viết sáng tạo nên từ mơ ước của chính mình. Đúng, có một số tác phẩm viết về Mary Sue vẫn rất hay và được yêu thích, nhưng chúng hiếm như một con mèo không thích ăn cá vậy, tác phẩm của bạn sẽ không nằm trong số đó đâu >_< Không có gì khó chịu hơn là đọc về Mary Sue. Mary Sue. Cô ta phải chết!

4. Đừng viết tắt, đừng dùng những từ phổ biến và thông dụng trong khi chat như LOL, U, Luv. Ít ra thì nó cũng giữ được cho người đọc một ấn tượng bạn là một người coi việc viết là nghiêm chỉnh, chưa cần biết truyện của bạn có hay hay không. Và điều này sẽ giúp cho những cảm xúc bạn đang muốn thể hiện cho 1 đoạn văn không bị phá hủy. Cứ thử tưởng tượng một câu chuyện bi kịch mà trong lời hội thoại, đối phương luôn được xưng hô thành U, từ 'và' luôn thành '&'..., chắc chắn bị kịch đó sẽ chuyển thành hài kịch.

5. Trước mỗi cảnh, nên giới thiệu bối cảnh về thời gian và địa điểm để người đọc không bị khó hiểu với những câu hỏi như 'Lúc nào thế nhỉ? Ở đâu đây?'. Chuyện này là không cần thiết nếu bạn viết PWP, truyện không tình tiết hoặc POV ngắn.

6. Hãy cho nhân vật một cái tên. Một số người viết có vẻ như không nghĩ ra được cái tên hay sao đó mà để nhân vật có cái tên như ***, ---, XYZ.... Xin đừng làm thế. It's disturbing like hell. Cái tên là cái căn bản nhất để xây dựng ấn tượng về một nhân vật đối với người đọc.

7. Đừng viết những truyện mà bạn hoặc bạn của bạn nhảy vào và tiếp xúc với nhân vật. Mọi dạng viết đều là một loại luyện tập tốt, nhưng có post thì hãy post ở đâu mọi người biết bạn và bạn của bạn là ai như ở forum, đừng post lên những cộng đồng viết fic lớn hoặc một trang Web riêng. Thật khủng khiếp khi phải đọc một fic mà luôn phải tự hỏi, 'người này là ai nhỉ, người kia là ai nhỉ'.

8. Tìm hiểu về những nội dung mình viết nếu bạn muốn viết AU. AU là khi bạn viết một nội dung, bối cảnh hoàn toàn khác sử dụng những nhân vật có sẵn, ví dụ như Gundam Wing đặt trong bối cảnh cảnh sát và tội phạm. Để viết chúng, ít ra bạn cũng nên biết đôi chút về những gì mình viết. Nếu bạn đặt nhân vật vào ngành cảnh sát chẳng hạn, thì ít ra bạn cũng nên biết cách ăn nói của cảnh sát. Người bình thường thì không sao, nhưng một cảnh sát thật có thể đọc fic của bạn trong lúc giải trí, và anh ta sẽ cười sặc sụa khi thấy bạn dùng sai từ ngữ.

9. Cực kỳ quan trọng. Mỗi đoạn hãy dùng một POV. POV là quan điểm của người được nói tới. Mỗi đoạn, mỗi một cảnh, hãy gắn liền nó với quan điểm, cách nhìn nhận và cảm xúc của một nhân vật. Nếu trong một đoạn bạn đang viết về Hiei, cách cậu ta nhìn em gái như thế nào, cách cậu ta đối đáp lại Kuwabara. Hiei nói chuyện với Kurama và rồi cậu ta nói. "Hiei, điều này...." Viết như thế sẽ gây khó hiểu cho người đọc, bởi người đọc cũng đang theo dõi câu chuyện của bạn dưới cách nhìn của Hiei, phản ứng đầu tiên sẽ là 'Tại sao Hiei lại tự gọi mình nhỉ?'. Sử dụng nhiều hơn một cách nhìn trong một cảnh rất dễ gây khó hiểu và rối cho người đọc.

10. Đừng dùng những từ viết HOA. Một ý trọng tâm của bạn mà bạn muốn nhấn mạnh, người đọc sẽ tự hiểu, không cần bạn phải nhắc nhở. Nếu là nhấn mạnh trong hội thoại, khi muốn nói nhân vật thể hiện sự nhấn mạnh ấy trong giọng mình, hãy dùng ký hiệu in đậm *text* hoặc dấu chấm, ví dụ như: Shut. The. Hell. Up. Và những sự nhấn mạnh như vậy cũng không nên được dùng quá nhiều, một hai lần cho một chapter là quá đủ.


May be more, may be not. ^^

Copyright by Kal Kally ^_____________^ LOL

jaeyoungkim.dhi
12-06-2012, 09:16 AM
Góc nhìn của người viết. POV - Point of View
#4 in the Writing is an art, writing is a skill Series.
By Kal Kally


Khi viết truyện, một điều phải nghĩ tới đầu tiên là mình sẽ viết dưới góc nhìn nào. Điều này rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nội dung truyện, và đi theo bạn trong suốt quá trình viết.

Hầu hết mọi người viết đều hiểu được sự khác biệt giữa First Person, ngôi thứ nhất và Third Person, ngôi thứ ba, với ranh giới để phân chia hai kiểu này là sự sử dụng từ "tôi" và "anh ấy, cô ấy". Nhưng hai loại ngôi thứ ba thì nhập nhằng hơn.

Ngôi thứ nhất, First Person được coi là kiểu POV (góc nhìn nhân vật) dễ viết nhất, và cũng rất khó viết được hay. Người viết đứng ở trong đầu của nhân vật được miêu tả POV và nhìn ra toàn bộ thế giới bằng con mắt, trái tim, lý trí và quan điểm của nhân vật đó. Nó cho phép người đọc có thể tiếp cận với ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật một cách gần gũi nhất. Nó cũng cho phép những lời tự bạch dài, hồi tưởng lại quá khứ hoặc tương lai của nhân vật kiểu như: "Lúc đó tôi đã không biết..." hoặc "Khi tôi còn nhỏ, tôi... nhưng giờ trở thành người lớn, tôi mới thấy..."

Đối tượng First Person có thể là nhân vật chính, và trong một số trường hợp hiếm gặp, đối tượng của First Person lại là nhân vật phụ. Từ con mắt của nhân vật phụ đó mà nội dung câu truyện tiến triển. Tuy nhiên, cho dù trong trường hợp nào, thì First Person cũng không cho phép một sự gần gũi tương tự với những nhân vật khác. Chúng ta chỉ thấy người và cảnh vật qua nhân vật trong POV (nhân vật được miêu tả quan điểm), nên tính chủ quan và dấu ấn của nhân vật trong POV chi phối rất nhiều, mà dấu ấn của các nhân vật khác lại chi phối rất ít.

Một người viết First Person tốt phải gắn người đọc với thực tế về một sự kiện, trong khi vẫn gắn với suy nghĩ chủ quan của một nhân vật. Đồng thời giọng kể của nhân vật phải mạnh vào khéo léo, nếu không sẽ giống như là đọc một quyển nhật ký vậy. Viết First Person không khó, nhưng viết First Person hay lại rất khó. Bản thân tôi cũng phải thừa nhận, khi đọc fic, thường gặp truyện nào ở ngôi thứ nhất thì thường bỏ qua.

Ngôi thứ ba, Third Person được chia làm 2 loại: Ngôi thứ ba giới hạn, Third Limited, và Ngôi thứ ba thông suốt, Third Omniscient.

Ở Third Limited, người viết đặt mình vào đầu một nhân vật trong truyện với mức độ không gần gũi như với First Person do sử dụng "anh, cô, hắn... " thay thế cho "tôi". Tuy nhiên, dạng này lại gần gũi với 1 nhân vật hơn nhiều so với Third Omniscient. Đây cũng là kiểu thường gặp nhất trong fic, là mức độ chuyển giao giữa First Person và Third Omniscent. Nó cho phép người đọc có thể nhìn từ nhiều hơn một nhân vật, cho phép một lượng thông tin lớn hơn về sự kiện so với First Person, và về tình cảm và ý nghĩ so với Third Omniscent.

Nhưng để sử dụng Third Limited thành công và không lấn sang Third Omniscent, cần luôn chú ý mình đang viết POV của nhân vật nào. Điều đầu tiên cần nhớ là nhân vật trong POV không thấy được bản thân mình.

Chẳng hạn khi viết về POV của Kurama:


'Kurama nhìn thẳng vào mắt Hiei bằng đôi mắt xanh lấp lánh tuyệt đẹp hút hồn người.'


Kurama không thể tự nhìn mắt mình để biết nó lấp lánh thế nào, và chắc chắn sẽ không tự phụ cho rằng mắt mình tuyệt đẹp hút hồn người.

Một đoạn như sau sẽ khá hơn nhiều:


'Kurama nhìn thẳng vào mắt Hiei, biết rằng đôi mắt xanh của mình luôn làm Hiei rung động.'


Trong khi sử dụng Ngôi thứ ba giới hạn, Third Limited này cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều POV của các nhân vật khác nhau trong một cảnh, đặc biệt tránh thay đổi POV liên tục. Đã chọn đứng trong đầu 1 hoặc tối đa là 2 nhân vật trong 1 cảnh thì hãy theo nhân vật đó cho đến hết cảnh. Nếu không kết cục sẽ là: "Đầu nhô ra liên tục, vị độc giả tội nghiệp quay qua quay lại cũng liên tục đến sái cả cổ để xem mình đang ở trong cái đầu nhân vật nào."

Third Omniscient, Ngôi thứ ba thông suốt, là khi người viết đứng ở ngoài truyện đóng vai trò là Thượng Đế, có thể nhìn vào ý nghĩ và tình cảm của mọi nhân vật. Nó rất khó viết, vì nó đòi hỏi người viết phải nắm vững về tâm lý con người, và có thể diễn tả nó một cách thoải mái và dễ dàng. Nó cũng đòi hỏi một giọng kể mạnh. Third Omniscient cho phép xâm nhập vào mọi ý nghĩ, động cơ của nhân vật, thoải mái nhận xét về nhân vật, sự kiện và thông tin về tất cả mọi sự kiện và hành động.

Nhưng kiểu POV này không cho phép sự gần gũi với nhân vật như cả hai First Person và Third Limited. Luôn có một bức tường cản vô hình giữa người đọc và nhân vật, khiến người đọc và cả người viết rất khó ở vị trí của một nhân vật, mà ở vị trí của một người ngoài cuộc theo dõi câu chuyện.

Kiểu POV này là công cụ đắc lực cho những truyện có nhiều nhân vật đều được thể hiện sâu, là một sự hạn chế đối với những truyện ngắn kiểu PWP, và là cái lỗ để chôn những truyện không tình tiết, những truyện thuần nội tâm.

Còn một kiểu POV nữa không phổ biến lắm, và cực khó là Ngôi thứ 2.

Đây là một đoạn truyện kiểu này, nói về Hiei (YYH):


'Đau.

Tội lỗi ẩn mình trong sự bỏng rát và cái đau đỏ máu.

Máu chảy dọc chân ngươi, ngươi vẫn nằm trong yên lặng, đôi mắt đỏ rực vô hồn và lạnh như băng. Cả cái cơ thể nhỏ bé của ngươi vẫn còn đau nhức khi đêm buông mình trên mặt đất. Không ai quan tâm, không ai muốn nghe, không ai muốn thấy, thậm chí chỉ là liếc mắt qua.

Không ai đến giúp. Không ai bận tâm. Trong khoảng khắc im lìm ấy, ngươi chợt nghĩ về người đã sinh ra ngươi. Bà sẽ nghĩ gì về ta đây? ngươi nghĩ thầm, giọt lệ đầu tiên chảy dài trên má. Ngươi không muốn khóc, nhưng thậm chí ngay cả sự tự kiềm chế của ngươi cũng không thể cho ngươi điều mà ngươi muốn. Công lý luôn mù, và ngươi cũng thế. Ngươi muốn khóc. Ngươi muốn trở về với mẹ của ngươi.'


Hầu như không thể áp dụng kiểu này vào những truyện dài. Kiểu này là cố ý biến người đọc thành nhân vật, từ đó nhân lên nhiều lần hiệu quả của những cảm xúc và biến cố xảy ra đối với nhân vật. Tuy nhiên phải luôn thận trọng với nó, vì nó là con dao hai lưỡi. Hiệu quả cảm xúc của nó rất lớn, nhưng nếu không biết cách dừng đúng lúc sẽ gây ra phản cảm rất mạnh.

Tất cả những loại POV trên đều có ưu và nhược điểm. Người viết phải chọn kiểu nào hợp với mình nhất. Thường thì một người viết thực hiện sự lựa chọn này một cách vô thức, cứ bắt đầu viết và tự khắc sẽ rơi vào một kiểu nào đó.

Rắc rối xảy ra khi một người cố nhập Ngôi thứ ba giới hạn, Third Limited và Ngôi thứ ba thông suốt, Third Omniscient lại, cuối cùng kết quả là một mớ lộn xộn. Có những người viết thành công ở khoảng giữa của hai loại POV này như nhà tiểu thuyết lịch sử Mary Renault, nhưng nó đòi hỏi kỹ năng và đôi khi cả tài năng rất lớn. Nhập hẳn Third Omniscent và Third Limited chỉ khiến độc giả luôn phải vòng đi vòng lại câu chuyện của bạn để xem mình đang theo dõi POV của nhân vật nào. Một vài lần còn chấp nhận được, nhưng truyện vài chục chương mà lúc nào cũng thế thì thật mệt mỏi và bực bội.

Chuyển POV trong một cảnh là có thể nhưng không nên lạm dụng. Trong cùng một cảnh chỉ nên chuyển POV một hai lần, và giữa các POV cần chia cách hẳn ra vài dòng để độc giả không bị rối trí. Nhưng đừng dùng các ký hiệu ngăn cách như

***

vì đây được coi là dấu hiệu chuyển cảnh.

Cuối cùng, luôn nhớ những luật lệ về POV là tốt, nhưng không ai trong chúng ta muốn viết những fic cứng nhắc và không sáng tạo phải không? Vì vậy, cho dù thế nào thì cũng hãy cố để mạch văn của mình được tự nhiên nhất, và khi viết, hãy thử để mình ở vị trí người đọc để tự nhận xét fic của mình.