PDA

View Full Version : Thông Khí áp Suất Dương Không Xâm Nhập


quanthoigian
12-06-2012, 10:12 AM
I.ĐỊNH NGHĨA

Thông khí không xâm nhập (NIV: non-invasive ventilation) là phương pháp hỗ trợ thông khí cho bệnh nhân qua đường hô hấp trên mà không cần phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
Thông khí không xâm nhập (NIV) bao gồm thông khí áp suất âm (NPV: negative pressure ventilation) và thông khí áp suất dương không xâm nhập (NPPV: non-invasive positive pressure ventilation). Phạm vi bài này chỉ đề cập đến thông khí áp suất dương không xâm nhập (NPPV).

II. CÁC PHƯƠNG THỨC THÔNG KHÍ CỦA NPPV
1. Thông khí cơ học kiểm soát (CMV: controlled mechanical ventilation):
Phương thức này hỗ trợ hô hấp hoàn toàn mà không cần sự nỗ lực của bệnh nhân. Trong phương thức kiểm soát áp suất, áp suất ban đầu sẽ được cài đặt và thể tích lưu thông phụ thuộc vào sức cản của dây máy thở, sự giới hạn lưu lượng khí, và độ dãn nở phổi và thành ngực. Trong phương thức kiểm soát thể tích, thể tích lưu thông ban đầu được cài đặt, khí đó áp suất cần để phân phối thể tích này sẽ phụ thuộc vào độ dãn nở của mạch thở và đặc tính cơ học lồng ngực. Ở các máy thở không xâm nhập, CMV còn được gọi là thông khí chu kỳ thời gian (T).

2. Thông khí hỗ trợ/kiểm soát (ACV: assist/control ventilation):
Phương thức này sẽ phân phối một tần số hô hấp bắt buộc được cài đặt trước khi không có sự nỗ lực của bệnh nhân. Cũng giống như CMV, các hoạt động hô hấp do máy thở sẽ phụ thuộc vào thể tích hoặc áp suất cài đặt, thời gian thở vào và thở ra. Bệnh nhân có thể khởi kích (trigger) máy thở nhưng khi đó máy thở sẽ cung cấp cho bệnh nhân một nhịp thở giống như nhịp thở bắt buộc với những thông số được cài đặt sẵn. Để tránh sự căng phổi quá mức do sự trùng lập hoạt động thở của bệnh nhân và máy thở, các máy thở được lập trình để không phân phối các nhịp thở trong khoảng thời gian “khóa”. Khi tần số hô hấp gia tăng, khoảng thời gian khóa sẽ phải ngắn lại. Các nhịp thở được bệnh nhân khởi kích sẽ làm chậm các nhịp thở kế tiếp do máy thở, do đó sẽ tạo ra sự đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở. Phương thức này còn được gọi là S/T (spontaneous/timed).

3. Thở tự nhiên có hỗ trợ (ASB: assisted spontaneous breathing) hay Hỗ trợ áp suất (PS: pressure support):
Trong phương thức này, sự nỗ lực thở vào của bệnh nhân sẽ được máy thở hỗ trợ bằng một mức áp suất thở vào cài đặt trước. Sự thở vào được khởi đầu bằng sự nỗ lực của bệnh nhân và kết thúc khi lưu lượng thở vào hạ xuống đến một mức độ tùy theo từng loại máy thở. Bệnh nhân sẽ quyết định tần số hô hấp, thời gian thở vào và thể tích lưu thông. Vì phương thức này chỉ liên quan đến áp suất được cài đặt nên nó còn được gọi là hỗ trợ áp suất (PS). Nếu bệnh nhân không thở được, sẽ không có sự hỗ trợ hô hấp từ máy thở. Phương thức này còn gọi là S (spontaneous) ở các máy thở không xâm nhập.

4. Áp suất đường thở dương liên tục (CPAP: continuous positive airway pressure):
CPAP là một phương thức thở tự nhiên và không phân phối một nhịp thở bắt buộc nào. Trong suốt chu kỳ thở này, máy thở sẽ cung cấp một mức áp suất dương do người thầy thuốc cài đặt sẵn. CPAP thường hay bị nhầm lẫm với PEEP (positive end – expiratory pressure: áp suất dương cuối thì thở ra). Tuy nhiên, CPAP là một phương thức thông khí, còn PEEP là mức áp suất nền được sử dụng trong các phương thức thông khí khác nhau.

CPAP được dùng cho bệnh nhân suy hô hấp cấp nhằm điều chỉnh tình trạng hạ oxy máu. Nó có thể cung cấp một nồng độ oxy thở vào cao hơn các phương pháp cung cấp oxy thông thường, làm tăng áp suất đường thở trung bình và làm cải thiện thông khí ở những vùng phổi xẹp. Sự tái vận động các vùng phổi kém thông khí ở đây cũng tương tự như khi sử dụng PEEP ở bệnh nhân thông khí cơ học có đặt nội khí quản.
CPAP cũng làm giảm tải cho các cơ hô hấp do đó làm giảm công thở vào, mặc dù ở những bệnh nhân ứ khí phế nang có tắc nghẽn đường thở, sự gia tăng thêm thể tích phổi do CPAP có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến chức năng các cơ hô hấp. Ở những trường hợp suy hô hấp do đợt kịch phát COPD, sự cân đối bớt đi PEEP nội sinh nhờ CPAP có thể làm giảm bớt công thông khí từ đó làm chậm dần tần số hô hấp, tăng thông khí phế nang và giảm bớt PaCO2.

5. Hỗ trợ áp suất dương hai mức độ (Bi-level pressure support) hay áp suất dương đường thở hai mức độ (BiPAP: bi-level positive airway pressure)

Đây là sự kết hợp giữa phương thức hỗ trợ áp suất (PS) và CPAP. Sự thông khí được tạo ra bởi áp suất dương đường thở thì thở vào (IPAP: inspiratory positive airway pressure), trong khi áp suất dương đường thở thì thở ra (EPAP: expiratory positive airway pressure) sẽ tái vận động các vùng phổi kém thông khí và bù trừ bớt PEEP nội sinh tạo ra hiệu quả lợi ích cho sự khởi kích. EPAP cũng làm thải bớt khí thở ra thông qua cổng thở ra.

6. Thông khí hỗ trợ tỷ lệ (PAV: proportional assist ventialtion):
Phương thức này là một kỹ thuật trong đó cả lưu lượng (flow) – để đối trọng với sức cản – và thể tích – để đối trọng với độ dãn nở (compliance) – được điều chỉnh độc lập. Nó có thể làm cho bệnh nhân cảm giác dễ chịu hơn, từ đó giúp cho việc sử thông khí không xâm nhập được dung nạp và thành công.

III. CÁC MÁY THỞ KHÔNG XÂM NHẬP
1. Máy thở hỗ trợ – kiểm soát thể tích

Các máy thở kiểm soát thể tích chiếm đa số trong qua khứ nhưng hầu như hiện nay đa được thay thế bằng các máy thở áp suất. Sự dò rỉ khí hầu như luôn có trong thông khí không xâm nhập do khí thoát ra mặt nạ hoặc qua miệng. Khi đó đối với máy thở kiểm soát thể tích, thể tích lưu thông có thể sẽ gia tăng một các tùy tiện để bù trừ lại cho sự dò rỉ này.

2. Máy thở hỗ trợ – kiểm soát áp suất
Sự phát triển kỹ thuật, như van kiểm soát bằng vi xử lý, hiện nay đã làm cho hầu hết các máy thở không xâm nhập là các máy tạo dòng kiểm soát áp suất. Phương thức kiểm soát áp suất cho thấy việc bù trừ sự dò rỉ khí tốt hơn.
3. Máy thở hỗ trợ thở tự nhiên hai mức độ
Các máy thở dùng hỗ trợ thở tự nhiên không xâm nhập (hỗ trợ áp suất) thường sử dụng hai áp suất khác nhau: áp suất dương đường thở thì thở vào (IPAP) để hỗ trợ thở vào và một mức thấp hơn áp suất dương đường thở thì thở ra (EPAP). Cũng giống như ở các máy thở kiểm soát áp suất khác, sự bù trừ được thực hiện cho việc dò rỉ khí. EPAP làm khí thở ra thoát ra cổng thở ra, từ đó làm giảm bớt hiện tượng thở lại, thúc đẩy tái vận động phổi và làm ở đường hô hấp trên.

Các máy thở hỗ trợ áp suất hai mức độ dễ sử dụng, rẻ tiền, và có tính linh động cao hơn các loại máy thở khác hiện nay. Các máy thở này được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên về thông khí không xâm nhập và được khuyến cáo sử dụng cho các dịch vụ thông khí không xâm nhập cấp tính.

IV. CÁC LOẠI MẶT NẠ CHO NPPV
Có nhiều loại mặt nạ với kích thước khác nhau để sử dụng cho NPPV bao gồm mặt nạ mũi, mặt nạ mũi miệng và đệm mũi (nasal pillow). Việc chọn lựa kích thước và kiểu mặt nạ tùy thuộc vào từng cá nhân bệnh nhân.

V. CHỈ ĐỊNH CỦA NPPV
1. Đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau đây:
a. Khó thở trung bình đến nặng: có sử dụng các cơ hô hấp phụ và cử động bụng nghịch thường.
b.Tần số hô hấp >= 25 lần/ phút.
c. pH < 7.35 với PaCO2 > 45 mmHg.
2. Phù phổi cấp
3. Cai máy thở
4. Bệnh lý thần kinh cơ
5. Dị dạng thành ngực
6. Giảm thông khí do béo phì
Nói chung, NPPV có chỉ định tốt nhất cho bênh nhân đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong phù phổi cấp, CPAP cho thấy làm giảm được tỷ lệ đặt nội khí quản dù các nghiên cứu chưa cho thấy giảm mức độ bệnh tật và tử suất. Đối với các nguyên nhân suy hô hấp cấp khác không phải do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các chỉ định của NPPV vẫn còn nhiều bàn cãi và chưa thống nhất.

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA NPPV
1. Ngưng thở
2. Hô hấp tuần hoàn không ổn định (tụt huyết áp kèm giảm tưới máu, rối loạn nhịp trầm trọng, nhồi máu cơ tim cấp kèm phù phổi cấp)
3. Bệnh nhân không hợp tác
4. Phẫu thuật dạ dày, thực quản, mặt gần đây
5. Phỏng hoặc chấn thương sọ mặt
6. Nguy cơ hít sặt cao
7. Không có khả năng bảo vệ đường thở
8. Bất thường giải phẫu mũi hầu.
(theo VNANESTH)

davidminhtang
12-06-2012, 10:12 AM
Diễn đàn có mục tin nhắn,mail riêng giữa các thành viên mà.Nếu cần liên hệ bạn có thể vào đấy.Ok,rất vui được làm quen với bạn và các thành viên khác của diễn đàn.

jaeyoungkim.dhi
12-06-2012, 10:12 AM
hjj bai nay giong het bai em dc hoc o truong thiet bi y te hem

lananh_hiep
12-06-2012, 10:12 AM
mình cũng bổ sung thêm các kiểu thông khí áp lực dương.
8. TC - Tube Compensation
Phần mềm Tube Compensation (TC) dùng để nâng cao tính năng tự thở bằng cách cung cấp áp lực dương tương ứng với dòng hít vào. Áp lực này sẽ khắc phục trở kháng của đường thở. TC hỗ trở toàn bộ nhịp tự thở bệnh nhân và được sử dụng bên trong các phương thức SPONT, BILEVEL hoặc SIMV. Với phương thức Bilevel, TC hỗ trợ ở cả hai mức PEEP. TC cũng bảo vệ cho những cài đặt vô ý, như là trọng lượng nhỏ nhưng với đường thở lớn.
Đặc tính kỹ thuật
Khi TC chạy, các cơ thở của bệnh nhân không gặp khó khăn trong việc hít thở để đưa khí vào phổi nhưng đây không phải là một hình thức của hỗ trợ áp lực. Đây chính là điều quan trọng cho bệnh nhân mà hệ thống thở đang trong tiến trình xấu, và bệnh nhân phải sử dụng nhiều nỗ lực cơ bắp hơn để thắng lại sức cản dòng khí do nhịp máy thở sinh ra. Tube Compensation cung cấp một áp lực có thể lập trình được trong phương thức tự. Áp lực này giúp bệnh nhân vượt qua trở kháng của đường thở máy. Áp lực này được lập trình để thay đổi thích hợp hợp với sự dao động áp lực giữa hai đầu ống thở. Máy thở liên tục tính toán sự sai biệt áp lực và điều chỉnh bù áp lực tương ứng.
Phần mềm TC kiểm tra tốc độ dòng chảy mỗi lần 5ms, sử dụng bảng dữ liệu lưu lượng với áp lực liên quan được lưu sẵn bên trong bộ nhớ để chọn ống nội khí quản, và cũng được dùng để tính toán lượng áp lực cần thiết để duy trì áp lực dương cuối kỳ thở ra thay vì cho phép nó rơi xuống giá trị âm. Dựa vào những giá trị này, các van áp lực của máy thở liên tục điều chỉnh, tương ứng với yêu cầu bù áp lực khi thay đổi ống thở.
TC còn bảo vệ an toàn cho bệnh nhân bằng cách kiểm tra an toàn, kiểm tra logic để ngăn ngừa các cài đặt không tương thích của người vận hành, như là đường thở lớn nhưng cài cho trọng lượng nhỏ.
Nếu loại bộ làm ẩm đã được thay đổi sau khi chạy SST với phần mềm TC, thể tích bộ làm ẩm có thể được điều chỉnh đồng thời để tránh làm giảm độ chính xác trong khi bù độ giãn nở.
9. VC+ Volume Control Plus.
thông khí thể tích cao cấp: dựa trên nguyên lý điều khiển áp lực để đạt được VT mong muốn, phương pháp này an toàn và hiệu quả hơn so với VC và PC.

Để các bạn hiểu rõ hơn nữa về PAV tôi xin giải thích như sau:

Phần mềm thông khí hỗ trợ tỉ lệ Proportional Assist™ Ventilation Plus (PAV™+)
Cho máy thở bao gồm các kiểu thở tự nhiên mới (PA), thêm vào khả năng theo dõi và nổi bật hiển thị đồ thị dạng sóng.
Kiểu thở hỗ trợ tỉ lệ khác với kiểu thở hỗ trợ áp lực:
• Kiểu thở hỗ trợ áp lực PS đạt tới áp lực hỗ trợ đã được bác sỹ đặt, áp lực tại đầu chữ Y bệnh nhân là không đổi và không phụ thuộc vào phần công thở không có khả năng đoán trước được của bệnh nhân.
• Kiểu thở PA đạt tới giá trị điều trị đặc hiệu nhưng thay đổi áp lực tại đầu chữ Y và đạt tới giá trị phần trăm công thở bệnh nhân được bác sỹ điều trị đặt.
PA hoạt động như bộ khuếch đại thở vào và độ khuếch đại được đặt bởi giá trị % Support. PAV+ liên tục theo dõi sức cố gắng hít vào của bệnh nhân - dòng chảy thở vào tức thời và thể tích phổi tức thời của bệnh nhân. Những tín hiệu này cùng với đánh giá về sức cản và độ giãn nở phổi của bệnh nhân cho phép tính toán áp lực tức thời tại đầu chữ Y hỗ trợ cơ điều khiển thở của bệnh nhân đạt được tới giá trị phần trăm của giá trị % Support setting.
Phần mềm PAV+ một lần nữa bảo vệ bệnh nhân khỏi các cài đặt đưa vào vô ý, như với bệnh nhân có (IBW) nhỏ mà gắn với đường khí lớn.


Ứng dụng
PAV+ được dùng cho bệnh nhân đã có khả năng tự thở với cân nặng ý tưởng (IBW) cài đặt ít nhất từ 25.0 kg trở lên. Bệnh nhân phải được đặt ống nội khí quản với đường kính từ 6.0 mm tới 10.0 mm. Bệnh nhân không có vấn đề về thần kinh và có khả năng điều khiển được nhịp thở vào.
Warning
• Không dùng PAV+ trong thở không xâm lấn.
• Cuff của ống thở bệnh nhân và ống ET phải đảm bảo không hở. Hở khí có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hỗ trợ quá mức và làm bệnh nhân không cảm thấy thoải mái.

Tổng quan
Hành động hít vào cho phép các cơ hô hấp của bệnh nhân tăng độ dốc chênh lệch áp lực giữa miệng và phế nang sự chênh lệch đó đủ để tống khí vào phổi và phổi căng phồng. Một vài độ tăng áp lực bị suy giảm như khí di chuyển qua đường khí nhân tạo và đường khí của bệnh nhân. Bị suy giảm trong khi phổi và lồng ngực được bơm phồng. Mỗi yếu tố suy giảm của áp lực được đại diện bởi giá trị có thể đo được như: Sức cản trên ống thở và đường khí bệnh nhân, độ giãn nở (hay sức căng bề mặt) của phổi và lồng ngực.

PAV+ sử dụng các thông tin đặc biêt, bao gồm sức cản ống thở, sức cản đường khí bệnh nhân, độ giãn nở phổi, lồng ngực, dòng khí thở vào tức thời và thể tích phổi. Cài đặt % Support để tự động tính toán áp lực tức thời tồn tại ở đầu chữ Y. PAV+ đánh giá ngẫu nhiên sức cản, độ giãn nở phổi bệnh nhân sau khoảng từ 4-10 nhịp thở. Sau mỗi 5 milli giây (ms), phần mềm sẽ đánh giá dòng khí vào phổi, dòng cơ bản tại đầu chữ Y và thể tích phổi, giá trị cơ bản toàn bộ của dòng khí đầu chữ Y.
Nhịp thở PA bắt đầu bằng nhịp thở hỗ trợ khi dòng (được phát ra bởi cơ hô hấp của bệnh nhân) xuất hiện tại đầu chữ Y. Nếu bệnh nhân ngừng thở thì hỗ trợ cũng ngừng theo. Mỗi khi dòng thở vào bắt đầu, PAV+ theo dõi dòng tức thời và thể tích sau mỗi 5 mili giây và đưa ra áp lực tính toán đạt tới tỉ lệ (đã được xác định bởi cài đặt % Support ) của áp lực hụt đi qua sức cản của ống thở, đường thở bệnh nhân và độ giãn nở phổi, lồng ngực.
Vì thuật toán của PAV+ không nhận biết tình trạng cơ học bệnh nhân khi kiểu thở PA được lựa chọn. Do đó, phần mềm thực hiện khởi động thường quy để đạt được các giá trị thông số ban đầu. Ở khởi động, PAV+ đưa ra 4 nhịp thở PA liên tiếp, mỗi một nhịp bao gồm thủ thuật ở cuối kỳ thở vào từ đó đánh giá sức cản, độ giãn nở phổi bệnh nhân. Nhịp thở đầu tiên phân phối sử dụng sức cản đã được cho trước của đường ống thở và đánh giá thận trọng của sức cản, độ giãn nở phổi bệnh nhân cơ bản theo IBW.
Mỗi 03 nhịp thở PA tiếp sau từng bước trung bình giảm các giá trị sinh lý cùng với đánh giá sức cản và độ giãn nở từ nhịp thở trước đó, sớm phụ thêm cho sự đánh giá nhỏ cùng với mỗi nhịp thở kế tiếp và mềm dẻo đánh giá sức cản và độ giãn nở phổi. Nhịp thở PA thứ 5 (nhịp thở đầu tiên ngoài nhịp thở khởi động) được phân phối sử dụng kết quả đánh giá cuối cùng kết hợp với giá trị cài đặt % Support của bác sĩ. Mỗi nhịp khởi động hoàn tất, PAV+ sẽ ứng dụng một cách ngẫu nhiên các nhịp thở thủ thuật sau mỗi 4 tới 10 nhịp thở để tính toán sức cản và độ giãn nở phổi bệnh nhân. Giá trị mới luôn luôn được tính trung bình với giá trị trước.
PAV+ hiển thị bằng đồ thị ước lượng áp lực trong phổi bệnh nhân (PEEP nội sinh), độ giãn nở phổi, sức cản đường thở, tổng sức cản, tổng công thở, công thở vào bệnh nhân, công thở vào làm giãn nở phổi (chỉ thị công của phổi và lồng ngực) và công thắng sức cản khi thở vào.
Cài đặt ngưỡng % Support thấp nhất từ 5% (máy thở thực hiện 5% công thở vào và bệnh nhân thực hiện 95%) tới cao nhất 95% (máy thở thực hiện 95% của công thở vào và bệnh nhân thực hiện 5%), điều chỉnh tăng từng bước 5%.
PAV+ luôn đi kèm các cảnh báo, kiểm tra an toàn và kiểm tra logic để loại bỏ các giá trị không phù hợp với sinh lý của bệnh nhân như sức cản, độ giãn nở và các thông số không phù hợp.

Để duy trì độ bù chính xác độ giãn nở, dung tích phổi và phân phối các nhịp thở chính xác cần lựa chọn chính xác kiểu làm ẩm và thể tích có thể điều chỉnh sau khi chạy test SST.
Warning
Cần đảm bảo không có hở khí quá nhiều trên đường ống thở hoặc xung quanh ống nội khí quản. Hở khí lớn có thể gây ảnh hưởng tới hiệu suất của PAV+ và sự chính xác của đánh giá sức cản và độ giãn nở.

CHÚ Ý:
Để tối ưu hiệu suất, không sử dụng ống silicon với PAV+: độ giãn nở của ống silicon với sự bắt đầu thở ra có thể là nguyên nhân áp lực – dòng chảy dao động và đó là nguyên nhân gây ra sự đánh giá không chính xác sức cản đường thở bệnh nhân.