trevorquach
12-06-2012, 10:44 AM
Victor Tardieu - người sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Đến với nghệ thuật hội họa từ rất sớm, Victor Tardieu đã theo học tại Trường Mỹ thuật Lyon trong hai năm (1887 - 1889), sau đó là Trường Mỹ thuật Paris từ năm 1889 đến năm 1891. Ngay tại Paris, một trong những cái nôi lớn nhất của hội họa châu Âu, Victor Tardieu đã thực hiện nhiều tác phẩm lớn và giành được những giải thưởng cao quý. Ông đi nhiều và vẽ nhiều với tất cả tâm hồn phóng khoáng của một người nghệ sĩ và sự say mê đối với nghệ thuật hội họa. Tài năng của ông được khẳng định qua nhiều bức tranh có giá trị và hiện được trưng bày tại một số bảo tàng lớn của nước Pháp. Tranh của ông được chia ra nhiều thời kỳ với một số phong cách khác nhau nhưng đặc điểm chung là ông luôn thích sử dụng ánh sáng và màu sắc tự nhiên. Năm 32 tuổi, ông giành giải thưởng hội họa quốc gia với tác phẩm có kích thước lớn (4,05 ´ 4,80 m) thể hiện những người công nhân trên công trường xây dựng. Phần thưởng là một chuyến du lịch 2 năm ở châu Âu và nhờ giải thưởng này, ông đã được đi tới nhiều nước, đặc biệt là các cảng biển lớn để thực hiện những bức tranh tả thực về khung cảnh nhộn nhịp, phồn thịnh của châu Âu những năm đầu thế kỷ XX. Sau đó, ông đã nhận vẽ trang trí cho một số công trình lớn của Toà thị chính Lilas và một số nhà thờ ở Paris.
Chiến tranh thế giới thứ I đã cuốn ông vào các trận chiến như một người lính thực thụ trên chiến trường phía Bắc nước Pháp nhưng chiếc giá vẽ nhỏ bằng gỗ vẫn luôn đi theo ông cùng năm tháng. Sau mỗi trận chiến, ông lại say sưa vẽ những gì ông thấy và cảm nhận được: cảnh điêu tàn, súng ống và cả niềm vui chiến thắng. Chiến tranh kết thúc, ông trở về và tiếp tục giấc mơ hội họa của mình với hàng loại tác phẩm được ghi nhận bằng giải thưởng Indochine. Phần thưởng là một chuyến viễn du tới xứ Đông Dương trong vòng một năm. Tháng Giêng năm 1921, ông xuống tàu tại Marseille với điểm đến là Việt Nam. Một chuyến du hành mới đối với một họa sĩ yêu thích tự do và khám phá như Victor Tardieu có thể có nhiều hứng thú, nhưng có lẽ chính ông cũng không ngờ rằng mảnh đất hình chữ S nhỏ bé ở cách xa nước Pháp cả ngàn cây số lại có sức cuốn hút đặc biệt và níu chân ông ở lại đây cho đến cuối đời.
Ngày 2.2.1921, Victor Tardieu đặt chân tới Sài Gòn rồi sau đó đi lên phía Bắc, tới Hà Nội. Tại đây ông đã nhận lời vẽ trang trí cho toà nhà đang xây của Đại học Đông Dương, một công trình kiến trúc đẹp, bề thế, thể hiện vị thế của một trường đại học lớn nhất xứ Đông Dương vừa mới hồi phục và phát triển nhờ chương trình cải cách giáo dục của Toàn quyền Albert Sarraut. Ông đã dồn hết tài năng và công sức cho một tác phẩm lớn trong cuộc đời họa sĩ của mình. Trên một diện tích 77m2, ông đã tái hiện lại khung cảnh xã hội Việt Nam như những gì ông chứng kiến và cảm nhận được. Thay vì thực hiện bức tranh tại Pháp, Victor Tardieu đã quyết định vẽ tại chỗ với những người làm mẫu của xứ An Nam. Ông đã say sưa vẽ từng nhân vật dưới ánh sáng tự nhiên của xứ sở nhiệt đới, sử dụng màu sắc tươi sáng ấm áp hiện hữu ở khắp nơi như nâu non, xanh lục, cam vàng… Gần 200 nhân vật đủ các thành phần xã hội đã có mặt trong bức tranh này và không được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào. Nhưng chính trong sự lộn xộn đó mà bức tranh lại trở nên hấp dẫn, hết sức tự nhiên như cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Bức tranh được đặt trong không gian một trường đại học nên họa sĩ đã không quên thể hiện ý nghĩa của tri thức như là gốc rễ của văn minh và tiến bộ bằng những hình tượng hết sức độc đáo, kết hợp văn hoá phương Đông (trọng nhân tài, đề cao việc học) và tư tưởng văn minh phương Tây (hình tượng tiến bộ - Allégorie du Progrès). Từ lúc nhận vẽ cho đến lúc bức tranh đã ngự trên tường giảng đường lớn của Đại học Đông Dương (hội trường Ngụy Như Kontum ở 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội hiện nay), Victor Tardieu đã mất 6 năm làm việc cật lực với nhiều tâm huyết cho một tác phẩm để đời. Ngoài bức tranh này, ông còn vẽ trang trí trên tường tiền sảnh và mái vòm của toà nhà, tổng cộng gần 270m2.
Quá trình vẽ bức tranh lớn cho Đại học Đông Dương cũng là thời gian ông khám phá những điều mới mẻ của một nền văn hoá đậm nét Á Đông nhưng không lẫn với bất kỳ nền văn hoá nào khác xung quanh. Sự chân thành và ham học hỏi của những con người mà ông đã gặp, sự cuốn hút của cảnh sắc thiên nhiên và cả những di sản văn hoá của đất nước này đã kéo dài chuyến du hành của ông tại Việt Nam không như dự kiến ban đầu. Ông đã nhanh chóng hoà nhập được với cuộc sống dân dã nơi đây và nhận ra ở một số thanh niên Việt Nam những tài năng thực thụ và mong muốn học hỏi những điều mới mẻ. Cho đến thời điểm đó, mỹ thuật Việt Nam với tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ gần như cách biệt với thế giới bên ngoài và không có triển vọng gì đáng kể. Victor Tardieu muốn truyền dạy cho những thanh niên Việt Nam yêu hội họa các kỹ thuật và trường phái phương Tây để giúp họ phát triển tài năng. Tư tưởng tiến bộ đó của ông không phù hợp với chính quyền bảo hộ, thậm chí còn đi ngược với những chính sách đang được thực thi. Thật may mắn, nhờ những mối quan hệ rộng rãi với những nhân vật cao cấp đã giúp ông thuyết phục được Toàn quyền Đông Dương Merlin ra sắc lệnh ngày 27.10.1924 thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một bộ phận của Đại học Đông Dương. Ngày 24.11.1924, Victor Tardieu đã trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này.
Với cơ sở ban đầu sơ sài, chỉ có vài gian nhà trống để làm xưởng vẽ, Victor Tardieu đã cùng với các học trò của mình say sưa khám phá nghệ thuật hội họa và ngay khoá đào tạo đầu tiên đã tạo ra những tên tuổi xuất chúng như Nguyễn Phan Chánh, Công Văn Trung, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ. Ngay tại Triển lãm nghệ thuật quốc tế ở Paris năm 1931, những sinh viên này đã tạo được ấn tượng mạnh cho 64 triệu khán giả và giành liền 3 giải thưởng lớn. Đó là lần đầu tiên hội họa Việt Nam, với những bản sắc riêng của mình, đã bước ra ngoài biên giới Việt Nam.
Victor Tardieu đã không áp đặt cho học trò của mình một trường phái nào mà chỉ truyền cho họ lòng say mê và những kỹ thuật hội họa cơ bản, đặc biệt là sử dụng sơn dầu. Bên cạnh những ví dụ mẫu mực của các họa sĩ nổi tiếng phương Tây, Victor Tardieu lại nhấn mạnh nhiều hơn tới chính truyền thống nghệ thuật của Việt Nam như là điểm khởi đầu cho sự phát triển phù hợp với xu hướng thế giới. Quãng thời gian 20 năm (1925 - 1945) chẳng đáng kể gì so với lịch sử nghệ thuật Việt Nam, nhưng lại là những năm tháng có tính chất quyết định đối với sự phát triển của cả một nền hội họa. Có thể nói những thế hệ học trò của Victor Tardieu đã tiếp nhận một cách xuất sắc những kỹ thuật phương Tây để khai thác nghệ thuật truyền thống và tạo ra bản sắc riêng. Mỗi người họa sĩ đã tự tạo ra khuynh hướng sáng tác và cách thức thể hiện riêng, nhưng đều xác lập được vị trí của mình: Nguyễn Phan Chánh nổi bật với tranh lụa, Tô Ngọc Vân được coi như bậc thầy sử dụng sơn dầu, Nguyễn Gia Trí đạt tới đỉnh cao của tranh sơn mài, còn Bùi Xuân Phái lại được biết đến như họa sĩ vẽ phố cổ Hà Nội thành công nhất. Có thể kể ra rất nhiều cái tên và đó chính là những người tạo nên diện mạo của nền hội họa đương đại Việt Nam. Nhưng trên hết là một cái tên, một bậc thầy của những họa sĩ bậc thầy Việt Nam, đó chính là Victor Tardieu, một họa sĩ Pháp nhưng lại gắn bó sâu sắc với Việt Nam như tổ quốc thứ hai của mình.
Ông mất tại Hà Nội năm 1937 trong sự tiếc thương vô hạn của học trò, đồng nghiệp và những người yêu nghệ thuật hội họa. Cho đến lúc cuối đời, ông cũng đã kịp chứng kiến thành công ban đầu của những thế hệ học trò mà ông đào tạo. Hẳn ông cũng cảm thấy hài lòng với công sức và tâm huyết của mình đã giúp phát triển những tài năng hội họa Việt Nam, để ngôi trường Mỹ thuật vẫn là nơi hội tụ của những người yêu nghệ thuật! Và ông sẽ hài lòng hơn nữa nếu biết rằng tài năng, sức lực và những tình cảm lớn lao ông dành cho mảnh đất này vẫn luôn được những thế hệ người Việt Nam trân trọng!
Tiếp tục hành trình tìm hiểu về bức tranh tường của hoạ sĩ Victor Tardieu
Bức tranh tường của hoạ sĩ Victor Tardieu đang trong quá trình được phục dựng ở đúng vị trí mà nó đã tồn tại cách đây 80 năm và những người yêu nghệ thuật hay ngưỡng mộ một hoạ sĩ bậc thầy như Victor Tardieu có thể thưởng thức tác phẩm này trong một tương lai không xa.
Nhưng quá trình sáng tác bức tranh gốc và những gì tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm này dường như chưa được tìm hiểu cặn kẽ. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và hiểu hơn về bức tranh này, chúng tôi đã tiếp tục tìm kiếm những tư liệu xác thực và dựng lại quá trình từ lúc tác giả nhận vẽ trang trí cho toà nhà của Đại học Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay) cho đến lúc tác phẩm hoàn thành. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình họa sĩ Victor Tardieu và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ để chúng tôi có được nguồn tư liệu quý là thư từ của hoạ sĩ gửi về Pháp cho vợ và con trai và những văn bản hành chính của chính quyền thuộc địa về bức tranh này.
Bức tranh tường sau khi phục dựng trong giảng đường 19 Lê Thánh Tông.
Ảnh: Bùi Tuấn
Việc sáng tác một tác phẩm hội họa trên một diện tích lớn gần 80m2 có thể coi là một sự kiện hiếm hoi hay có thể nói là chưa từng có trong truyền thống mỹ thuật hội họa Việt Nam. Những bức tranh in trên giấy dó Đông Hồ hay tranh hàng Trống là những gì phổ biến ở Việt Nam cho đến những năm đầu của thế kỷ XX. Một phần ảnh hưởng của tranh lụa Trung Hoa hay Nhật Bản cũng kịp lan toả thông qua dòng chảy văn hoá, nhưng tất cả những điều này đều quá cách biệt so với hội họa phương Tây đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ với các trường phái sáng tác khác nhau. Victor Tardieu đã giữ vai trò gạch nối quan trọng cho sự kết hợp Đông-Tây của nền hội họa đương đại Việt Nam và cũng là người đưa hội họa Tây phương vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ trước. Và tất cả đều được bắt đầu từ chính bức tranh tường tại đại giảng đường của toà nhà Đại học Đông Dương.
Phác thảo của họa sĩ V. Tardieu
Victor Tardieu đến Việt Nam khi tài năng đang ở thời kỳ sung sức nhất. Ông đã giành được hàng loạt giải thưởng cho những tác phẩm lớn và những công trình trang trí nghệ thuật tại một số toà thị chính và nhà thờ ở Paris: Giải thưởng hạng Danh dự năm 1899, Huy chương Đồng tại Triển lãm Toàn cầu năm 1900, Giải thưởng quốc gia năm 1902, Giải thưởng hạng Ba năm 1907, Giải Vàng của Hội nghệ sĩ Pháp, Giải thưởng Đông Dương năm 1920. Ở thời điểm đó, trào lưu trang trí cho các công trình kiến trúc lớn cũng như nhà thờ trở nên rất phổ biến và không còn là việc vẽ trang trí đơn thuần mà đã được nâng lên thành một nghệ thuật đích thực để lại dấu ấn cho đến ngày nay ở nhiều công trình lớn trên đất Pháp. Victor Tardieu đã rất say sưa với công việc mới mẻ này và không ngần ngại nhận lời vẽ cho toà nhà của Đại học Đông Dương đang được xây dựng tại Hà Nội mặc dù ông chỉ có ý định du hành tại xứ Đông Dương trong 6 tháng để khám phá một miền đất mới. Những tình cờ cứ nối tiếp nhau đã khiến ông không trở về Pháp như dự kiến ban đầu. Chỉ sau một ngày thảo luận với kiến trúc sư Bussy, người thiết kế toà nhà Đại học Đông Dương, Victor Tardieu đã có những ý tưởng đầu tiên cho những gì ông định vẽ. Danh tiếng và tài năng của ông đã giúp ông gần như không gặp cản trở nào trong việc được giao vẽ trang trí cho toà nhà. Chỉ sau một thời gian rất ngắn, hợp đồng công việc đã được đích thân Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Maurice Long ký với Victor Tardieu ngày 6/6/191.2
Nội dung chính của hợp đồng bao gồm:
1. Trang trí tiền sảnh lớn, mái vòm và ô tường ở hai bên lối ra vào chính tầng trệt (diện tích khoảng 163m2). Mái vòm sẽ bao gồm các hình vẽ trang trí và trong 4 gian sẽ có hình ảnh tượng trưng cho khoa học, nông nghiệp, công nghiệp và Thương mại. Phần trang trí này được vẽ trực tiếp lên tường trên nền vàng.
2. Một bức tranh trong đại giảng đường tầng trệt rộng 11m cao 3,80m ở trên bục giảng (diện tích 41,80m2). Bức tranh này được vẽ trên vải và dán lên tường với chủ đề kỷ niệm sự ra đời của Đại học Đông Dương trong đó có chân dung của những người đã sáng lập ra đại học và những người cộng sự ở xung quanh, tuỳ theo yêu cầu và sự chấp thuận của ngài Toàn quyền.
3. Phòng Hội đồng tầng trệt gồm 4 bức tranh rộng 2,80m, cao 4,20m (diện tích 47m2). Những bức tranh này được vẽ trên vải và dán lên tường, giới thiệu phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt bản xứ đại diện cho 4 nước thuộc Liên hiệp Đông Dương.
Trong hợp đồng còn nêu:
- Tất cả dàn giáo và 3 công nhân sẽ do bên xây dựng dân sự cấp để thực hiện những phần việc vẽ trang trí trên tường.
- Victor Tardieu phải trình toàn bộ phác thảo vẽ trang trí trước khi về Pháp để ngài Toàn quyền duyệt.
- Họa sĩ cam kết thực hiện xong các công việc nêu trên trong thời hạn một năm sau khi nền tường được làm xong để có thể vẽ được.
- Để thực hiện tất cả các công việc này, họa sĩ được trả 120.000 francs chia làm 4 phần:
+ Phần 1 trả tại Hà Nội, sau khi hợp đồng này được ngài Toàn quyền phê duyệt.
+ Phần 2 trả tại Paris, vào lúc thực hiện bức tranh trên vải (số 2) sau khi có sự xem xét của một người đại diện cho ngài Toàn quyền.
+ Phần 3 cũng được trả tại Paris sau khi hoàn thành bức tranh này với cùng điều kiện.
+ Phần cuối cùng được trả tại Hà Nội, sau khi thực hiện xong tại chỗ toàn bộ phần vẽ trang trí nêu ở số 1 và sau khi vẽ xong và dán lên tường những bức tranh vẽ trên vải (số 2 và 3).
- Chính quyền thuộc địa sẽ chi trả mọi chi phí đi lại với vé hạng nhất Paris - Hà Nội và trong xứ Đông Dương cho họa sĩ Victor Tardieu cũng như cả cước phí hành lý và nguyên vật liệu.
Theo kiến trúc sư trưởng phụ trách các công trình xây dựng tại Đông Dương trong bản báo cáo gửi Toàn quyền ngày 19/5/1921 đã khẳng định: phần lớn công việc sẽ được thực hiện tại Pháp, nhất là bức tranh lớn ở giảng đường, và khi vẽ xong sẽ được vận chuyển sang Việt Nam sau khi toà nhà được xây xong. Thật khó có thể hình dung tại thời điểm đó mà một họa sĩ Pháp có thể thực hiện một bức tranh lớn ở Việt Nam trong điều kiện không có nguyên vật liệu, không có người trợ giúp và cũng không có cả những người làm mẫu. Nhưng cuối cùng thì Victor Tardieu đã quyết định vẽ ngay tại chỗ với những nguyên liệu được đặt hàng gửi từ Pháp sang.
Thật khó có thể lý giải một cách chính xác lý do nào đã khiến một họa sĩ danh tiếng như Victor Tardieu bất chấp vô số những khó khăn để có hứng thú thực hiện một tác phẩm lớn nhất trong đời nhưng lại ở một xứ thuộc địa xa xôi như Việt Nam. Trong bức thư gửi con trai đề ngày 25/7/1921, ông đã viết: “… và sau đó càng vẽ ra phác thảo, cha càng ý thức được về khối lượng công việc khổng lồ và không chỉ vì bức tranh vẽ theo yêu cầu mà có lẽ là để làm tốt việc này thì cần phải vẽ ngay tại đây với những người mẫu trước mắt”. Ông đã quyết định vẽ ngay tại Hà Nội. Vấn đề khó khăn đầu tiên là tìm người mẫu. Victor Tardieu đã hết sức ngạc nhiên khi biết rằng ở một đất nước có truyền thống nghệ thuật lâu đời như xứ An Nam này, người ta vẫn thường chỉ vẽ bằng trí tưởng tượng. Việt Nam lúc đó vẫn chỉ có tranh khắc gỗ và tranh vẽ trên lụa bằng bút lông theo kiểu Trung Hoa nên chẳng có khái niệm vẽ theo mẫu. Về việc này, Victor Tardieu đã có một người trợ giúp rất đắc lực là họa sĩ Nam Sơn, người sau này tiếp tục trở thành cộng sự của Victor Tardieu khi thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. họa sĩ Nam Sơn đã đi tìm người mẫu và trong một số trường hợp, ông đã trực tiếp làm người mẫu để Victor Tardieu vẽ(3). Trên bức tranh này, Victor Tardieu đã vẽ tổng cộng hơn 200 nhân vật, đủ mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ. Ông đã vẽ một cách say sưa và thật sự hoà mình vào trong cuộc sống của một xứ sở hoàn toàn xa lạ. Ông viết cho con trai: “…7 giờ kém 15, cha trở về mệt mỏi sau một ngày làm việc, quan sát việc nghe bệnh, một bác sĩ trẻ An Nam đang nghe bệnh cho một cô gái… Đó là hình ảnh đầu tiên, ít ra là nhóm người đầu tiên ở hàng đầu bên phải bức tranh, màu sắc thật tuyệt vời nhưng cha còn ở rất xa… Cuối cùng thì cha đã bắt tay vào công việc từ ngày hôm qua… Cha chỉ có một ý nghĩ duy nhất là phải đi ngủ, toàn thân cha đau nhức, mệt mỏi vào cuối ngày, cha trở về trên đôi chân trần. Trong bức tranh đã trở nên quá đỗi thân thiết đối với cha, chẳng có gì làm cha ngạc nhiên nữa, chính cha đã trở thành người An Nam rồi… Họ (những người An Nam) rất ham học và khoa học rất hấp dẫn đối với họ, cha sống với những sinh viên bản xứ và họ nói với cha rằng văn chương đã làm họ chán ngấy, bây giờ chỉ có khoa học là phù hợp với họ.” (thứ tư ngày 27/7/1921).
Vấn đề khó khăn thứ hai là nguyên vật liệu. Không thể tìm thấy vải và màu vẽ tại chỗ nên Victor Tardieu phải đặt hàng ở Pháp và chuyên chở sang Việt Nam bằng tàu biển. Ngày 2/6/1922, nhà cung cấp nguyên liệu mà Victor Tardieu thường liên hệ đã viết cho ông bức thư sau về việc gửi các nguyên liệu cần thiết:
“Chúng tôi gửi tới ông bao gồm cả hoá đơn tất cả những gì ông yêu cầu Nha kinh tế, trong hai kiện hàng mà Công ty Hàng hải đã chuyển từ thứ hai tuần trước.
Kiện thứ nhất bao gồm một súc vải 14,90 x 6 loại vải số 15 và một súc vải 2,50 x 3 của loại vải số 12. Loại số 15 có đủ như ông yêu cầu cho bức tranh lớn. Chúng tôi chỉ để lại một miếng nhỏ để vải không bị gấp nếp. Chúng tôi gửi kèm theo bản thiết kế khuôn tranh tổng thể và thiết kế vải với các đường cắt được vạch sẵn trên vải và được đánh số. Ông chỉ việc cắt vải theo đường vạch sẵn.
Chúng tôi không thể gửi cho ông mẫu góc khung tranh quá lớn vì không có nhà sản xuất nào có trong cửa hàng loại gỗ đủ dầy để làm.”
Vấn đề thứ ba là nơi để thực hiện công trình vĩ đại này. Cuối cùng ông đã được giao sử dụng một khu nhà cũ để trống nơi đã từng triển lãm nhà máy điện từ năm 1902. Chính khu nhà này về sau đã trở thành những xưởng vẽ đầu tiên của thầy trò Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Họa sĩ và con trai trong bức tranh (vị trí mũi tên đỏ)
Còn nhiều khó khăn tiếp tục đặt ra cho người họa sĩ tài năng này nhưng dường như sự say mê đối với công việc và sự hấp dẫn của một xứ sở nhiệt đới đầy ánh sáng và màu sắc đã giúp ông vượt qua tất cả để tiếp tục vẽ. Một năm sau nữa, công việc đã tiến triển rất nhiều, Victor Tardieu viết cho con trai: “Thời gian trôi thật nhanh và cha đang ngập trong bức tranh này với biết bao khó khăn và cha cảm thấy buồn bực ghê gớm… Điều tra tấn lớn nhất đối với cha là mặt trời đã bị che mờ từ 8 ngày hôm nay vì đã bước sang thu, thời tiết khá dễ chịu nhưng cha lại cần vẽ dưới ánh sáng mặt trời mà bây giờ không còn nữa, tuy nhiên cha vẫn phải trả công cho người mẫu”.
Một giờ học môn vật lý tại giảng đương Đại học Đông Dương. Phía trên là bức tranh của V. Tardieu
Cuối cùng, thay vì vẽ một bức tranh rộng 41,8 m2 theo hợp đồng công việc ngày 6/6/1921, với số lượng nhân vật và ý tưởng ông muốn thể hiện đã làm cho bức tranh lớn hơn rất nhiều so với dự kiến “Bức tranh ở giảng đường lớn có tới hơn 200 khuôn mặt và cha tin rằng chưa từng có một bức tranh phức tạp hơn thế được thực hiện. Cha đã làm việc được 2 năm và còn chưa kết thúc, cũng gần xong nếu nói về bức tranh thuần tuý phụ thuộc vào ý thức của họa sĩ. Trong lúc này, bức tranh có xong cũng để làm gì nếu toà nhà tiếp nhận bức tranh sẽ chỉ hoàn thành sớm nhất là 18 tháng nữa”(4)
Một số họa sĩ trong nhóm phục dựng bức tranh của V.Tardieu. Ảnh chụp vào tháng 4/2006. Ảnh: Bùi Tuấn
Thời điểm đó, kiến trúc sư Bussy, người thiết kế toà nhà Đại học Đông Dương nghỉ hưu và trở về Pháp. Thay thế ông là kiến trúc sư Hébrad, một người tài năng đã giành được giải thưởng Rome. Công việc xây dựng toà nhà bị gián đoạn trong khoảng 2 năm. Kiến trúc sư Hébrad đã thay đổi thiết kế toà nhà và điều chỉnh chiều rộng của gian phòng, làm cho bức tường theo dạng hình cung để họa sĩ Victor Tardieu có thể đặt vào đó bức tranh đúng như ông vẽ.
Tuy không khó khăn trong việc giao cho Victor Tardieu việc vẽ bức tranh vĩ đại này nhưng những người cầm quyền lúc bấy giờ của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương muốn áp đặt một số ý tưởng trong đó yêu cầu họa sĩ phải thể hiện vị thế cũng như sức mạnh của nước Pháp với hình ảnh tượng trưng là Marianne. Vì vậy phác thảo đầu tiên của Victor Tardieu đã vẽ Marianne trong tư thế ngồi, xung quanh có 4 Toàn quyền Đông Dương là những người đã sáng lập và phát triển Đại học Đông Dương từ năm 1906.
V.Tardieu bên bức tranh của ông
Nhưng tác phẩm khi hoàn thiện đã cho thấy một hình ảnh hoàn toàn khác. Ở chính giữa bức tranh, dưới cổng tam quan là hình ảnh tượng trưng cho sự tiến bộ (Allégorie du Progrès). Ở đây không còn thuần tuý là vấn đề nghệ thuật mà thể hiện một tư tưởng nhân văn cao cả của người họa sĩ tài ba này. Với ông, chỉ có tri thức và trọng dụng nhân tài là gốc của khai hoá (triết lý phương Đông) cùng với tinh thần đề cao tiến bộ (tư tưởng phương Tây) mới tạo nên những giá trị vĩnh hằng cho con người. Trong không gian tri thức của một trường đại học, điều đó càng có ý nghĩa sâu sắc hơn và nhắc nhở những người sinh viên hàng ngày ngồi học trong giảng đường này luôn tâm niệm những giá trị tư tưởng của chính dân tộc mình và hướng tới những giá trị tiến bộ của nhân loại. Thay vì những chiếc cột như trong phác họa đầu tiên, Victor Tardieu đã vẽ một chiếc cổng tam quan tuyệt đẹp với hàng chữ trên cùng “Thăng đường nhập thất” và hai bên cổng là hàng câu đối “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí - Đại học giáo hoá chi bản nguyên”. Có thể hiểu ý nghĩa của những câu chữ này là dù ở trên giảng đường (thăng đường) hay tại tư gia (nhập thất), luôn luôn phải ghi nhớ việc trọng dụng nhân tài (nhân tài là nguyên khí quốc gia) và coi trọng tri thức (đại học là gốc của giáo hoá). Từ ngày đầu tiên bước chân tới Việt Nam, một xứ sở hoàn toàn xa lạ, đến khi vẽ bức tranh, sự phát triển nhận thức đã đưa họa sĩ đi từ tìm tòi khám phá đến độ hiểu biết sâu sắc về những triết lý và văn hoá phương Đông mà đỉnh cao là sự kết hợp hài hoà Đông - Tây ở trong chính bức tranh. Để bảo vệ trọn vẹn ý tưởng của mình thể hiện trên tranh, họa sĩ đã phải đối diện với những khó khăn gian nan hơn rất nhiều so với những thiếu thốn mang tính kỹ thuật khác. Và cuộc đấu tranh đó còn cam go hơn để có sự ra đời và tồn tại của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một bộ phận của Đại học Đông Dương lúc bấy giờ, để những tài năng nghệ thuật Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển chung của hội họa thế giới. Những tư tưởng nhân văn cao cả và niềm đam mê nghệ thuật hội họa của Victor Tardieu tiếp tục được truyền qua những thế hệ học trò của ông để tạo nên những họa sĩ tên tuổi của Việt Nam.
V.Tardieu và vợ, Caline, trong ngôi nhà tại Hà Nội năm 1928
Ngày 5/7/1928, bức tranh rời xưởng vẽ của họa sĩ để đưa đến giảng đường. Đến lúc đó người ta vẫn không thể tìm ra được một chuyên gia có khả năng thực hiện công việc dán bức tranh lên tường theo sự chỉ đạo của họa sĩ. Trong báo cáo của Kiến trúc sư trưởng - Giám đốc Nha xây dựng dân sự, ông đã phải yêu cầu cử một chuyên gia từ Sài Gòn ra để thực hiện công việc này.
Jean Tardieu cùng các sinh viên trường mỹ thuật ở Hà Nội
Cuối cùng thì bức tranh đã được hoàn tất và được đặt tại một vị trí trang trọng của giảng đường. Nhưng với thời gian thì sự tồn tại của bức tranh cũng chỉ là hữu hạn. Tuy nhiên, những tư tưởng và giá trị nhân văn mà Victor Tardieu muốn thể hiện qua bức tranh này cũng như những tình cảm ông dành cho Việt Nam sẽ còn mãi. Để thay cho lời kết của bài viết này, chúng tôi xin trích đăng bài điếu văn của ông Bertrand, Giám đốc Nha học chính Đông Dương đọc trong lễ tang họa sĩ Victor Tardieu tại Hà Nội tháng 6/1937: “Tôi mong muốn trong vài tháng nữa một bức tượng mà thầy trò các bạn tạc bằng đá của đất nước này sẽ được dựng trước ngôi trường của các bạn, sẽ nói với các thế hệ tương lai với một nụ cười trìu mến mà các bạn vẫn thường thấy: ở đây đã làm việc một con người có trái tim yêu lớp trẻ, yêu mảnh đất An Nam, một con người đầy trách nhiệm, một nghệ sĩ cao thượng, một người Pháp chân chính”.
Đến với nghệ thuật hội họa từ rất sớm, Victor Tardieu đã theo học tại Trường Mỹ thuật Lyon trong hai năm (1887 - 1889), sau đó là Trường Mỹ thuật Paris từ năm 1889 đến năm 1891. Ngay tại Paris, một trong những cái nôi lớn nhất của hội họa châu Âu, Victor Tardieu đã thực hiện nhiều tác phẩm lớn và giành được những giải thưởng cao quý. Ông đi nhiều và vẽ nhiều với tất cả tâm hồn phóng khoáng của một người nghệ sĩ và sự say mê đối với nghệ thuật hội họa. Tài năng của ông được khẳng định qua nhiều bức tranh có giá trị và hiện được trưng bày tại một số bảo tàng lớn của nước Pháp. Tranh của ông được chia ra nhiều thời kỳ với một số phong cách khác nhau nhưng đặc điểm chung là ông luôn thích sử dụng ánh sáng và màu sắc tự nhiên. Năm 32 tuổi, ông giành giải thưởng hội họa quốc gia với tác phẩm có kích thước lớn (4,05 ´ 4,80 m) thể hiện những người công nhân trên công trường xây dựng. Phần thưởng là một chuyến du lịch 2 năm ở châu Âu và nhờ giải thưởng này, ông đã được đi tới nhiều nước, đặc biệt là các cảng biển lớn để thực hiện những bức tranh tả thực về khung cảnh nhộn nhịp, phồn thịnh của châu Âu những năm đầu thế kỷ XX. Sau đó, ông đã nhận vẽ trang trí cho một số công trình lớn của Toà thị chính Lilas và một số nhà thờ ở Paris.
Chiến tranh thế giới thứ I đã cuốn ông vào các trận chiến như một người lính thực thụ trên chiến trường phía Bắc nước Pháp nhưng chiếc giá vẽ nhỏ bằng gỗ vẫn luôn đi theo ông cùng năm tháng. Sau mỗi trận chiến, ông lại say sưa vẽ những gì ông thấy và cảm nhận được: cảnh điêu tàn, súng ống và cả niềm vui chiến thắng. Chiến tranh kết thúc, ông trở về và tiếp tục giấc mơ hội họa của mình với hàng loại tác phẩm được ghi nhận bằng giải thưởng Indochine. Phần thưởng là một chuyến viễn du tới xứ Đông Dương trong vòng một năm. Tháng Giêng năm 1921, ông xuống tàu tại Marseille với điểm đến là Việt Nam. Một chuyến du hành mới đối với một họa sĩ yêu thích tự do và khám phá như Victor Tardieu có thể có nhiều hứng thú, nhưng có lẽ chính ông cũng không ngờ rằng mảnh đất hình chữ S nhỏ bé ở cách xa nước Pháp cả ngàn cây số lại có sức cuốn hút đặc biệt và níu chân ông ở lại đây cho đến cuối đời.
Ngày 2.2.1921, Victor Tardieu đặt chân tới Sài Gòn rồi sau đó đi lên phía Bắc, tới Hà Nội. Tại đây ông đã nhận lời vẽ trang trí cho toà nhà đang xây của Đại học Đông Dương, một công trình kiến trúc đẹp, bề thế, thể hiện vị thế của một trường đại học lớn nhất xứ Đông Dương vừa mới hồi phục và phát triển nhờ chương trình cải cách giáo dục của Toàn quyền Albert Sarraut. Ông đã dồn hết tài năng và công sức cho một tác phẩm lớn trong cuộc đời họa sĩ của mình. Trên một diện tích 77m2, ông đã tái hiện lại khung cảnh xã hội Việt Nam như những gì ông chứng kiến và cảm nhận được. Thay vì thực hiện bức tranh tại Pháp, Victor Tardieu đã quyết định vẽ tại chỗ với những người làm mẫu của xứ An Nam. Ông đã say sưa vẽ từng nhân vật dưới ánh sáng tự nhiên của xứ sở nhiệt đới, sử dụng màu sắc tươi sáng ấm áp hiện hữu ở khắp nơi như nâu non, xanh lục, cam vàng… Gần 200 nhân vật đủ các thành phần xã hội đã có mặt trong bức tranh này và không được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào. Nhưng chính trong sự lộn xộn đó mà bức tranh lại trở nên hấp dẫn, hết sức tự nhiên như cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Bức tranh được đặt trong không gian một trường đại học nên họa sĩ đã không quên thể hiện ý nghĩa của tri thức như là gốc rễ của văn minh và tiến bộ bằng những hình tượng hết sức độc đáo, kết hợp văn hoá phương Đông (trọng nhân tài, đề cao việc học) và tư tưởng văn minh phương Tây (hình tượng tiến bộ - Allégorie du Progrès). Từ lúc nhận vẽ cho đến lúc bức tranh đã ngự trên tường giảng đường lớn của Đại học Đông Dương (hội trường Ngụy Như Kontum ở 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội hiện nay), Victor Tardieu đã mất 6 năm làm việc cật lực với nhiều tâm huyết cho một tác phẩm để đời. Ngoài bức tranh này, ông còn vẽ trang trí trên tường tiền sảnh và mái vòm của toà nhà, tổng cộng gần 270m2.
Quá trình vẽ bức tranh lớn cho Đại học Đông Dương cũng là thời gian ông khám phá những điều mới mẻ của một nền văn hoá đậm nét Á Đông nhưng không lẫn với bất kỳ nền văn hoá nào khác xung quanh. Sự chân thành và ham học hỏi của những con người mà ông đã gặp, sự cuốn hút của cảnh sắc thiên nhiên và cả những di sản văn hoá của đất nước này đã kéo dài chuyến du hành của ông tại Việt Nam không như dự kiến ban đầu. Ông đã nhanh chóng hoà nhập được với cuộc sống dân dã nơi đây và nhận ra ở một số thanh niên Việt Nam những tài năng thực thụ và mong muốn học hỏi những điều mới mẻ. Cho đến thời điểm đó, mỹ thuật Việt Nam với tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ gần như cách biệt với thế giới bên ngoài và không có triển vọng gì đáng kể. Victor Tardieu muốn truyền dạy cho những thanh niên Việt Nam yêu hội họa các kỹ thuật và trường phái phương Tây để giúp họ phát triển tài năng. Tư tưởng tiến bộ đó của ông không phù hợp với chính quyền bảo hộ, thậm chí còn đi ngược với những chính sách đang được thực thi. Thật may mắn, nhờ những mối quan hệ rộng rãi với những nhân vật cao cấp đã giúp ông thuyết phục được Toàn quyền Đông Dương Merlin ra sắc lệnh ngày 27.10.1924 thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một bộ phận của Đại học Đông Dương. Ngày 24.11.1924, Victor Tardieu đã trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này.
Với cơ sở ban đầu sơ sài, chỉ có vài gian nhà trống để làm xưởng vẽ, Victor Tardieu đã cùng với các học trò của mình say sưa khám phá nghệ thuật hội họa và ngay khoá đào tạo đầu tiên đã tạo ra những tên tuổi xuất chúng như Nguyễn Phan Chánh, Công Văn Trung, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ. Ngay tại Triển lãm nghệ thuật quốc tế ở Paris năm 1931, những sinh viên này đã tạo được ấn tượng mạnh cho 64 triệu khán giả và giành liền 3 giải thưởng lớn. Đó là lần đầu tiên hội họa Việt Nam, với những bản sắc riêng của mình, đã bước ra ngoài biên giới Việt Nam.
Victor Tardieu đã không áp đặt cho học trò của mình một trường phái nào mà chỉ truyền cho họ lòng say mê và những kỹ thuật hội họa cơ bản, đặc biệt là sử dụng sơn dầu. Bên cạnh những ví dụ mẫu mực của các họa sĩ nổi tiếng phương Tây, Victor Tardieu lại nhấn mạnh nhiều hơn tới chính truyền thống nghệ thuật của Việt Nam như là điểm khởi đầu cho sự phát triển phù hợp với xu hướng thế giới. Quãng thời gian 20 năm (1925 - 1945) chẳng đáng kể gì so với lịch sử nghệ thuật Việt Nam, nhưng lại là những năm tháng có tính chất quyết định đối với sự phát triển của cả một nền hội họa. Có thể nói những thế hệ học trò của Victor Tardieu đã tiếp nhận một cách xuất sắc những kỹ thuật phương Tây để khai thác nghệ thuật truyền thống và tạo ra bản sắc riêng. Mỗi người họa sĩ đã tự tạo ra khuynh hướng sáng tác và cách thức thể hiện riêng, nhưng đều xác lập được vị trí của mình: Nguyễn Phan Chánh nổi bật với tranh lụa, Tô Ngọc Vân được coi như bậc thầy sử dụng sơn dầu, Nguyễn Gia Trí đạt tới đỉnh cao của tranh sơn mài, còn Bùi Xuân Phái lại được biết đến như họa sĩ vẽ phố cổ Hà Nội thành công nhất. Có thể kể ra rất nhiều cái tên và đó chính là những người tạo nên diện mạo của nền hội họa đương đại Việt Nam. Nhưng trên hết là một cái tên, một bậc thầy của những họa sĩ bậc thầy Việt Nam, đó chính là Victor Tardieu, một họa sĩ Pháp nhưng lại gắn bó sâu sắc với Việt Nam như tổ quốc thứ hai của mình.
Ông mất tại Hà Nội năm 1937 trong sự tiếc thương vô hạn của học trò, đồng nghiệp và những người yêu nghệ thuật hội họa. Cho đến lúc cuối đời, ông cũng đã kịp chứng kiến thành công ban đầu của những thế hệ học trò mà ông đào tạo. Hẳn ông cũng cảm thấy hài lòng với công sức và tâm huyết của mình đã giúp phát triển những tài năng hội họa Việt Nam, để ngôi trường Mỹ thuật vẫn là nơi hội tụ của những người yêu nghệ thuật! Và ông sẽ hài lòng hơn nữa nếu biết rằng tài năng, sức lực và những tình cảm lớn lao ông dành cho mảnh đất này vẫn luôn được những thế hệ người Việt Nam trân trọng!
Tiếp tục hành trình tìm hiểu về bức tranh tường của hoạ sĩ Victor Tardieu
Bức tranh tường của hoạ sĩ Victor Tardieu đang trong quá trình được phục dựng ở đúng vị trí mà nó đã tồn tại cách đây 80 năm và những người yêu nghệ thuật hay ngưỡng mộ một hoạ sĩ bậc thầy như Victor Tardieu có thể thưởng thức tác phẩm này trong một tương lai không xa.
Nhưng quá trình sáng tác bức tranh gốc và những gì tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm này dường như chưa được tìm hiểu cặn kẽ. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và hiểu hơn về bức tranh này, chúng tôi đã tiếp tục tìm kiếm những tư liệu xác thực và dựng lại quá trình từ lúc tác giả nhận vẽ trang trí cho toà nhà của Đại học Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay) cho đến lúc tác phẩm hoàn thành. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình họa sĩ Victor Tardieu và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ để chúng tôi có được nguồn tư liệu quý là thư từ của hoạ sĩ gửi về Pháp cho vợ và con trai và những văn bản hành chính của chính quyền thuộc địa về bức tranh này.
Bức tranh tường sau khi phục dựng trong giảng đường 19 Lê Thánh Tông.
Ảnh: Bùi Tuấn
Việc sáng tác một tác phẩm hội họa trên một diện tích lớn gần 80m2 có thể coi là một sự kiện hiếm hoi hay có thể nói là chưa từng có trong truyền thống mỹ thuật hội họa Việt Nam. Những bức tranh in trên giấy dó Đông Hồ hay tranh hàng Trống là những gì phổ biến ở Việt Nam cho đến những năm đầu của thế kỷ XX. Một phần ảnh hưởng của tranh lụa Trung Hoa hay Nhật Bản cũng kịp lan toả thông qua dòng chảy văn hoá, nhưng tất cả những điều này đều quá cách biệt so với hội họa phương Tây đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ với các trường phái sáng tác khác nhau. Victor Tardieu đã giữ vai trò gạch nối quan trọng cho sự kết hợp Đông-Tây của nền hội họa đương đại Việt Nam và cũng là người đưa hội họa Tây phương vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ trước. Và tất cả đều được bắt đầu từ chính bức tranh tường tại đại giảng đường của toà nhà Đại học Đông Dương.
Phác thảo của họa sĩ V. Tardieu
Victor Tardieu đến Việt Nam khi tài năng đang ở thời kỳ sung sức nhất. Ông đã giành được hàng loạt giải thưởng cho những tác phẩm lớn và những công trình trang trí nghệ thuật tại một số toà thị chính và nhà thờ ở Paris: Giải thưởng hạng Danh dự năm 1899, Huy chương Đồng tại Triển lãm Toàn cầu năm 1900, Giải thưởng quốc gia năm 1902, Giải thưởng hạng Ba năm 1907, Giải Vàng của Hội nghệ sĩ Pháp, Giải thưởng Đông Dương năm 1920. Ở thời điểm đó, trào lưu trang trí cho các công trình kiến trúc lớn cũng như nhà thờ trở nên rất phổ biến và không còn là việc vẽ trang trí đơn thuần mà đã được nâng lên thành một nghệ thuật đích thực để lại dấu ấn cho đến ngày nay ở nhiều công trình lớn trên đất Pháp. Victor Tardieu đã rất say sưa với công việc mới mẻ này và không ngần ngại nhận lời vẽ cho toà nhà của Đại học Đông Dương đang được xây dựng tại Hà Nội mặc dù ông chỉ có ý định du hành tại xứ Đông Dương trong 6 tháng để khám phá một miền đất mới. Những tình cờ cứ nối tiếp nhau đã khiến ông không trở về Pháp như dự kiến ban đầu. Chỉ sau một ngày thảo luận với kiến trúc sư Bussy, người thiết kế toà nhà Đại học Đông Dương, Victor Tardieu đã có những ý tưởng đầu tiên cho những gì ông định vẽ. Danh tiếng và tài năng của ông đã giúp ông gần như không gặp cản trở nào trong việc được giao vẽ trang trí cho toà nhà. Chỉ sau một thời gian rất ngắn, hợp đồng công việc đã được đích thân Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Maurice Long ký với Victor Tardieu ngày 6/6/191.2
Nội dung chính của hợp đồng bao gồm:
1. Trang trí tiền sảnh lớn, mái vòm và ô tường ở hai bên lối ra vào chính tầng trệt (diện tích khoảng 163m2). Mái vòm sẽ bao gồm các hình vẽ trang trí và trong 4 gian sẽ có hình ảnh tượng trưng cho khoa học, nông nghiệp, công nghiệp và Thương mại. Phần trang trí này được vẽ trực tiếp lên tường trên nền vàng.
2. Một bức tranh trong đại giảng đường tầng trệt rộng 11m cao 3,80m ở trên bục giảng (diện tích 41,80m2). Bức tranh này được vẽ trên vải và dán lên tường với chủ đề kỷ niệm sự ra đời của Đại học Đông Dương trong đó có chân dung của những người đã sáng lập ra đại học và những người cộng sự ở xung quanh, tuỳ theo yêu cầu và sự chấp thuận của ngài Toàn quyền.
3. Phòng Hội đồng tầng trệt gồm 4 bức tranh rộng 2,80m, cao 4,20m (diện tích 47m2). Những bức tranh này được vẽ trên vải và dán lên tường, giới thiệu phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt bản xứ đại diện cho 4 nước thuộc Liên hiệp Đông Dương.
Trong hợp đồng còn nêu:
- Tất cả dàn giáo và 3 công nhân sẽ do bên xây dựng dân sự cấp để thực hiện những phần việc vẽ trang trí trên tường.
- Victor Tardieu phải trình toàn bộ phác thảo vẽ trang trí trước khi về Pháp để ngài Toàn quyền duyệt.
- Họa sĩ cam kết thực hiện xong các công việc nêu trên trong thời hạn một năm sau khi nền tường được làm xong để có thể vẽ được.
- Để thực hiện tất cả các công việc này, họa sĩ được trả 120.000 francs chia làm 4 phần:
+ Phần 1 trả tại Hà Nội, sau khi hợp đồng này được ngài Toàn quyền phê duyệt.
+ Phần 2 trả tại Paris, vào lúc thực hiện bức tranh trên vải (số 2) sau khi có sự xem xét của một người đại diện cho ngài Toàn quyền.
+ Phần 3 cũng được trả tại Paris sau khi hoàn thành bức tranh này với cùng điều kiện.
+ Phần cuối cùng được trả tại Hà Nội, sau khi thực hiện xong tại chỗ toàn bộ phần vẽ trang trí nêu ở số 1 và sau khi vẽ xong và dán lên tường những bức tranh vẽ trên vải (số 2 và 3).
- Chính quyền thuộc địa sẽ chi trả mọi chi phí đi lại với vé hạng nhất Paris - Hà Nội và trong xứ Đông Dương cho họa sĩ Victor Tardieu cũng như cả cước phí hành lý và nguyên vật liệu.
Theo kiến trúc sư trưởng phụ trách các công trình xây dựng tại Đông Dương trong bản báo cáo gửi Toàn quyền ngày 19/5/1921 đã khẳng định: phần lớn công việc sẽ được thực hiện tại Pháp, nhất là bức tranh lớn ở giảng đường, và khi vẽ xong sẽ được vận chuyển sang Việt Nam sau khi toà nhà được xây xong. Thật khó có thể hình dung tại thời điểm đó mà một họa sĩ Pháp có thể thực hiện một bức tranh lớn ở Việt Nam trong điều kiện không có nguyên vật liệu, không có người trợ giúp và cũng không có cả những người làm mẫu. Nhưng cuối cùng thì Victor Tardieu đã quyết định vẽ ngay tại chỗ với những nguyên liệu được đặt hàng gửi từ Pháp sang.
Thật khó có thể lý giải một cách chính xác lý do nào đã khiến một họa sĩ danh tiếng như Victor Tardieu bất chấp vô số những khó khăn để có hứng thú thực hiện một tác phẩm lớn nhất trong đời nhưng lại ở một xứ thuộc địa xa xôi như Việt Nam. Trong bức thư gửi con trai đề ngày 25/7/1921, ông đã viết: “… và sau đó càng vẽ ra phác thảo, cha càng ý thức được về khối lượng công việc khổng lồ và không chỉ vì bức tranh vẽ theo yêu cầu mà có lẽ là để làm tốt việc này thì cần phải vẽ ngay tại đây với những người mẫu trước mắt”. Ông đã quyết định vẽ ngay tại Hà Nội. Vấn đề khó khăn đầu tiên là tìm người mẫu. Victor Tardieu đã hết sức ngạc nhiên khi biết rằng ở một đất nước có truyền thống nghệ thuật lâu đời như xứ An Nam này, người ta vẫn thường chỉ vẽ bằng trí tưởng tượng. Việt Nam lúc đó vẫn chỉ có tranh khắc gỗ và tranh vẽ trên lụa bằng bút lông theo kiểu Trung Hoa nên chẳng có khái niệm vẽ theo mẫu. Về việc này, Victor Tardieu đã có một người trợ giúp rất đắc lực là họa sĩ Nam Sơn, người sau này tiếp tục trở thành cộng sự của Victor Tardieu khi thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. họa sĩ Nam Sơn đã đi tìm người mẫu và trong một số trường hợp, ông đã trực tiếp làm người mẫu để Victor Tardieu vẽ(3). Trên bức tranh này, Victor Tardieu đã vẽ tổng cộng hơn 200 nhân vật, đủ mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ. Ông đã vẽ một cách say sưa và thật sự hoà mình vào trong cuộc sống của một xứ sở hoàn toàn xa lạ. Ông viết cho con trai: “…7 giờ kém 15, cha trở về mệt mỏi sau một ngày làm việc, quan sát việc nghe bệnh, một bác sĩ trẻ An Nam đang nghe bệnh cho một cô gái… Đó là hình ảnh đầu tiên, ít ra là nhóm người đầu tiên ở hàng đầu bên phải bức tranh, màu sắc thật tuyệt vời nhưng cha còn ở rất xa… Cuối cùng thì cha đã bắt tay vào công việc từ ngày hôm qua… Cha chỉ có một ý nghĩ duy nhất là phải đi ngủ, toàn thân cha đau nhức, mệt mỏi vào cuối ngày, cha trở về trên đôi chân trần. Trong bức tranh đã trở nên quá đỗi thân thiết đối với cha, chẳng có gì làm cha ngạc nhiên nữa, chính cha đã trở thành người An Nam rồi… Họ (những người An Nam) rất ham học và khoa học rất hấp dẫn đối với họ, cha sống với những sinh viên bản xứ và họ nói với cha rằng văn chương đã làm họ chán ngấy, bây giờ chỉ có khoa học là phù hợp với họ.” (thứ tư ngày 27/7/1921).
Vấn đề khó khăn thứ hai là nguyên vật liệu. Không thể tìm thấy vải và màu vẽ tại chỗ nên Victor Tardieu phải đặt hàng ở Pháp và chuyên chở sang Việt Nam bằng tàu biển. Ngày 2/6/1922, nhà cung cấp nguyên liệu mà Victor Tardieu thường liên hệ đã viết cho ông bức thư sau về việc gửi các nguyên liệu cần thiết:
“Chúng tôi gửi tới ông bao gồm cả hoá đơn tất cả những gì ông yêu cầu Nha kinh tế, trong hai kiện hàng mà Công ty Hàng hải đã chuyển từ thứ hai tuần trước.
Kiện thứ nhất bao gồm một súc vải 14,90 x 6 loại vải số 15 và một súc vải 2,50 x 3 của loại vải số 12. Loại số 15 có đủ như ông yêu cầu cho bức tranh lớn. Chúng tôi chỉ để lại một miếng nhỏ để vải không bị gấp nếp. Chúng tôi gửi kèm theo bản thiết kế khuôn tranh tổng thể và thiết kế vải với các đường cắt được vạch sẵn trên vải và được đánh số. Ông chỉ việc cắt vải theo đường vạch sẵn.
Chúng tôi không thể gửi cho ông mẫu góc khung tranh quá lớn vì không có nhà sản xuất nào có trong cửa hàng loại gỗ đủ dầy để làm.”
Vấn đề thứ ba là nơi để thực hiện công trình vĩ đại này. Cuối cùng ông đã được giao sử dụng một khu nhà cũ để trống nơi đã từng triển lãm nhà máy điện từ năm 1902. Chính khu nhà này về sau đã trở thành những xưởng vẽ đầu tiên của thầy trò Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Họa sĩ và con trai trong bức tranh (vị trí mũi tên đỏ)
Còn nhiều khó khăn tiếp tục đặt ra cho người họa sĩ tài năng này nhưng dường như sự say mê đối với công việc và sự hấp dẫn của một xứ sở nhiệt đới đầy ánh sáng và màu sắc đã giúp ông vượt qua tất cả để tiếp tục vẽ. Một năm sau nữa, công việc đã tiến triển rất nhiều, Victor Tardieu viết cho con trai: “Thời gian trôi thật nhanh và cha đang ngập trong bức tranh này với biết bao khó khăn và cha cảm thấy buồn bực ghê gớm… Điều tra tấn lớn nhất đối với cha là mặt trời đã bị che mờ từ 8 ngày hôm nay vì đã bước sang thu, thời tiết khá dễ chịu nhưng cha lại cần vẽ dưới ánh sáng mặt trời mà bây giờ không còn nữa, tuy nhiên cha vẫn phải trả công cho người mẫu”.
Một giờ học môn vật lý tại giảng đương Đại học Đông Dương. Phía trên là bức tranh của V. Tardieu
Cuối cùng, thay vì vẽ một bức tranh rộng 41,8 m2 theo hợp đồng công việc ngày 6/6/1921, với số lượng nhân vật và ý tưởng ông muốn thể hiện đã làm cho bức tranh lớn hơn rất nhiều so với dự kiến “Bức tranh ở giảng đường lớn có tới hơn 200 khuôn mặt và cha tin rằng chưa từng có một bức tranh phức tạp hơn thế được thực hiện. Cha đã làm việc được 2 năm và còn chưa kết thúc, cũng gần xong nếu nói về bức tranh thuần tuý phụ thuộc vào ý thức của họa sĩ. Trong lúc này, bức tranh có xong cũng để làm gì nếu toà nhà tiếp nhận bức tranh sẽ chỉ hoàn thành sớm nhất là 18 tháng nữa”(4)
Một số họa sĩ trong nhóm phục dựng bức tranh của V.Tardieu. Ảnh chụp vào tháng 4/2006. Ảnh: Bùi Tuấn
Thời điểm đó, kiến trúc sư Bussy, người thiết kế toà nhà Đại học Đông Dương nghỉ hưu và trở về Pháp. Thay thế ông là kiến trúc sư Hébrad, một người tài năng đã giành được giải thưởng Rome. Công việc xây dựng toà nhà bị gián đoạn trong khoảng 2 năm. Kiến trúc sư Hébrad đã thay đổi thiết kế toà nhà và điều chỉnh chiều rộng của gian phòng, làm cho bức tường theo dạng hình cung để họa sĩ Victor Tardieu có thể đặt vào đó bức tranh đúng như ông vẽ.
Tuy không khó khăn trong việc giao cho Victor Tardieu việc vẽ bức tranh vĩ đại này nhưng những người cầm quyền lúc bấy giờ của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương muốn áp đặt một số ý tưởng trong đó yêu cầu họa sĩ phải thể hiện vị thế cũng như sức mạnh của nước Pháp với hình ảnh tượng trưng là Marianne. Vì vậy phác thảo đầu tiên của Victor Tardieu đã vẽ Marianne trong tư thế ngồi, xung quanh có 4 Toàn quyền Đông Dương là những người đã sáng lập và phát triển Đại học Đông Dương từ năm 1906.
V.Tardieu bên bức tranh của ông
Nhưng tác phẩm khi hoàn thiện đã cho thấy một hình ảnh hoàn toàn khác. Ở chính giữa bức tranh, dưới cổng tam quan là hình ảnh tượng trưng cho sự tiến bộ (Allégorie du Progrès). Ở đây không còn thuần tuý là vấn đề nghệ thuật mà thể hiện một tư tưởng nhân văn cao cả của người họa sĩ tài ba này. Với ông, chỉ có tri thức và trọng dụng nhân tài là gốc của khai hoá (triết lý phương Đông) cùng với tinh thần đề cao tiến bộ (tư tưởng phương Tây) mới tạo nên những giá trị vĩnh hằng cho con người. Trong không gian tri thức của một trường đại học, điều đó càng có ý nghĩa sâu sắc hơn và nhắc nhở những người sinh viên hàng ngày ngồi học trong giảng đường này luôn tâm niệm những giá trị tư tưởng của chính dân tộc mình và hướng tới những giá trị tiến bộ của nhân loại. Thay vì những chiếc cột như trong phác họa đầu tiên, Victor Tardieu đã vẽ một chiếc cổng tam quan tuyệt đẹp với hàng chữ trên cùng “Thăng đường nhập thất” và hai bên cổng là hàng câu đối “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí - Đại học giáo hoá chi bản nguyên”. Có thể hiểu ý nghĩa của những câu chữ này là dù ở trên giảng đường (thăng đường) hay tại tư gia (nhập thất), luôn luôn phải ghi nhớ việc trọng dụng nhân tài (nhân tài là nguyên khí quốc gia) và coi trọng tri thức (đại học là gốc của giáo hoá). Từ ngày đầu tiên bước chân tới Việt Nam, một xứ sở hoàn toàn xa lạ, đến khi vẽ bức tranh, sự phát triển nhận thức đã đưa họa sĩ đi từ tìm tòi khám phá đến độ hiểu biết sâu sắc về những triết lý và văn hoá phương Đông mà đỉnh cao là sự kết hợp hài hoà Đông - Tây ở trong chính bức tranh. Để bảo vệ trọn vẹn ý tưởng của mình thể hiện trên tranh, họa sĩ đã phải đối diện với những khó khăn gian nan hơn rất nhiều so với những thiếu thốn mang tính kỹ thuật khác. Và cuộc đấu tranh đó còn cam go hơn để có sự ra đời và tồn tại của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một bộ phận của Đại học Đông Dương lúc bấy giờ, để những tài năng nghệ thuật Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển chung của hội họa thế giới. Những tư tưởng nhân văn cao cả và niềm đam mê nghệ thuật hội họa của Victor Tardieu tiếp tục được truyền qua những thế hệ học trò của ông để tạo nên những họa sĩ tên tuổi của Việt Nam.
V.Tardieu và vợ, Caline, trong ngôi nhà tại Hà Nội năm 1928
Ngày 5/7/1928, bức tranh rời xưởng vẽ của họa sĩ để đưa đến giảng đường. Đến lúc đó người ta vẫn không thể tìm ra được một chuyên gia có khả năng thực hiện công việc dán bức tranh lên tường theo sự chỉ đạo của họa sĩ. Trong báo cáo của Kiến trúc sư trưởng - Giám đốc Nha xây dựng dân sự, ông đã phải yêu cầu cử một chuyên gia từ Sài Gòn ra để thực hiện công việc này.
Jean Tardieu cùng các sinh viên trường mỹ thuật ở Hà Nội
Cuối cùng thì bức tranh đã được hoàn tất và được đặt tại một vị trí trang trọng của giảng đường. Nhưng với thời gian thì sự tồn tại của bức tranh cũng chỉ là hữu hạn. Tuy nhiên, những tư tưởng và giá trị nhân văn mà Victor Tardieu muốn thể hiện qua bức tranh này cũng như những tình cảm ông dành cho Việt Nam sẽ còn mãi. Để thay cho lời kết của bài viết này, chúng tôi xin trích đăng bài điếu văn của ông Bertrand, Giám đốc Nha học chính Đông Dương đọc trong lễ tang họa sĩ Victor Tardieu tại Hà Nội tháng 6/1937: “Tôi mong muốn trong vài tháng nữa một bức tượng mà thầy trò các bạn tạc bằng đá của đất nước này sẽ được dựng trước ngôi trường của các bạn, sẽ nói với các thế hệ tương lai với một nụ cười trìu mến mà các bạn vẫn thường thấy: ở đây đã làm việc một con người có trái tim yêu lớp trẻ, yêu mảnh đất An Nam, một con người đầy trách nhiệm, một nghệ sĩ cao thượng, một người Pháp chân chính”.