Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 12-06-2012, 10:42 AM
davidminhtang davidminhtang đang ẩn
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

B.
----------------------------------------------------------------------------


Francis Bacon
(1909 - 1992)
Sinh tại: Dublin, Ailen
Làm việc: London, Anh



Sinh tại Ireland năm 1909, Francis Bacon sống thời thơ ấu tại một đất nước đổ nát do cuộc nổi loạn Sinn Fein, một sự kiện đã ám ảnh ông rất lâu sau đó khi ông đã cùng gia đình chuyển đến sống ở Anh. Ông không hề được đào tạo chính thức để trở thành một họa sỹ nhưng ông đã bắt đầu theo đuổi nghệ thuật ở London từ những năm cuối của thập kỷ 1920, và cuối cùng đã có được tiếng tăm vào những năm 1940 với những nghiên cứu gây nhiều tranh cãi của ông.
Dù có phong cách Biểu hiện, sự bóp méo của Bacon đối với các hình người lại bắt nguồn từ sự thích thú của ông với những cuốn sách y khoa và lý thuyết hội họa. Phong cách tạo ra những khoảng mờ nhòe và đề cao giải phẫu đã tạo ra một mức độ mới về thân thể cho những chủ đề cổ điển chẳng hạn như Crucifixion (Chúa bị đóng đinh trên thánh giá) và những tác phẩm kinh điển như Oresteia; sự trung thực đầy đau đớn của ông trong việc mô tả những người tình của ông dẫn đến một số tác phẩm khủng khiếp nhất của ông, chẳng hạn như bức "Triptych May-June 1973," của ông, mô tả cái chết của người bạn tình George Dyer.
Trước sự tấn công mạnh mẽ của bệnh dịch AIDS, Bacon, mặc dù không om xòm về đời sống tình dục của mình, đã cởi mở công khai về nó. Là một người thường xuyên xuất hiện tại các buổi tiệc, Bacon nổi tiếng bởi những cuộc bù khú túy lúy, cờ bạc và tình dục ầm ĩ. Ông cuối cùng cũng đã rút lui vào hậu trường, tuy nhiên, chỉ bởi vì lo lắng về chuyện bị xếp xó và bị tấn công như một nghệ sỹ gay – thậm chí Margaret Thatcher đã từng công khai nói rằng nghệ thuật của Bacon là gây khó chịu không cần thiết và gớm ghiếc. Buồn hơn nữa, như Lord Gowrie đã viết, Bacon bắt đầu hướng đến việc kết thúc cuộc sống của ông để hiểu tính dục đồng giới của ông như một "tai họa, đã biến ông, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, thành một kẻ lừa đảo. Chính là sự lừa gạt chứ không phải tình dục, là nguồn gốc của mọi sự hổ thẹn..."
Cũng như đối với tất cả các nghệ sỹ có những khối lượng công việc trọng yếu, có thể nói về Bacon theo các chủ đề của ông: sự ám ảnh của ông về các hình thức cơ thể; sự quan tâm của ông đến sự đấu tranh, sự giao cấu, chuyển động của cơ thể và sự tàn tật; hoặc việc ông sử dụng những biểu tượng tôn giáo như hình ảnh Giáo hoàng và cảnh Chúa bị hành hình trên cây thánh giá. Nhưng để tập trung vào bất kỳ một thể loại nào trong đó, chúng ta sẽ bỏ qua sức mạnh dữ dội tiềm ẩn trong mỗi bức tranh. Với những gì mà Bacon mô tả, lần này đến lần khác, là tính mong manh yếu đuối của con người. Sự thiếu sót của thân thể, những vết hoen ố, và những vòng xoắn bên dưới những đường trắng như phấn, ngụ ý sự thiếu sót của tâm hồn, dù rằng chủ thể trong tranh là sự sợ hãi của Ngài Giáo hoàng đang la hét hay nỗi lo sợ và cô đơn dai dẳng trong tác phẩm "Two Figures in a Window" (1953) [Hai người bên khung cửa sổ] của ông. Dù một số nhà phê bình tin rằng Bacon là người có nhân cách tự kết tội, cái điều được mang đến cùng với các bức tranh của ông là sự tuyệt vọng của một người bị tổn thương sâu sắc. Nghệ thuật tuyệt vời nhất khiến cho công chúng của nó nhìn nhận thế giới theo một cách khác; suốt cuộc đời mình, Francis Bacon đã buộc chúng ta nhìn nhận lại bản thân với một sự trực tiếp khiến chúng ta hoảng sợ dù rằng nó mang dáng vẻ cực kỳ quyến rũ.

----------------------------------------------------------------------------

Matthew Barney
(1967 - nay)
Sinh tại: San Francisco, CA, Mỹ
Làm việc: New York, NY, Mỹ



Năm 1991, Matthew Barney bùng nổ trong bối cảnh nghệ thuật ở New York với tất cả sức mạnh của những tác phẩm video có tính thân thể và điên rồ của mình. Chỉ 8 năm sau, một bài viết trên báo New York Times đã gọi anh là "nghệ sỹ quan trọng nhất trong thế hệ của mình" Đó là vào dịp chiếu ra mắt "Cremaster," một trong 5 phim đặt tên theo nhiệt kế đo nhiệt độ của các cơ làm co tinh hoàn lại khi nó bị lạnh.
Rất khó nói Matthew Barney thuộc loại nghệ sỹ nào. Sinh tại San Francisco nhưng lớn lên ở Boise, Idaho (nơi quay cảnh mở đầu của "Cremaster"), Barney trưởng thành giống như các chàng trai trẻ Mỹ khác, học tại trường Đại học Yale với một suất học bổng dành cho cầu thủ bóng đá xuất sắc. Anh thậm chí còn kiếm được khá nhiều tiền từ hình thức hấp dẫn bề ngoài của mình bằng nghề người mẫu để tự chi trả cho những năm đại học của mình.
Dù giải vô địch bóng đá Ivy League có vẻ như chẳng liên quan mấy đến các công việc của Barney, nhưng nó thực sự có liên hệ với sự nhấn mạnh đến tính đàn ông xuẩn ngốc. Triển lãm ra mắt đầu tiên của anh được tổ chức tại một gallery ở New York với sự trần trụi cùng những dụng cụ thể thao được bôi dầu Vaseline bóng loáng. Những người đến dự lễ khai trương triển lãm được chào đón bằng một video với hình ảnh của chính Barney trần truồng đang leo lên tường của gallery -- cộng với những dấu chân để lại sau lưng để chứng minh điều đó.
Bắt đầu năm 1994, Barney thực hiện tác phẩm, mà nó được coi là tác phẩm đánh dấu những tính cách đặc trưng của anh, tác phẩm đầu tiên trong sê-ri "Cremaster" (trong thực tế, lại được đặt tên là "Cremaster 4"). Đó là một sự lai giống đầy tham vọng giữa video và phim, mỗi tác phẩm dài 1 giờ, bao gồm cả những bức tượng, ảnh chụp và phác thảo rất đẹp. Barney đã chi khoảng 1 triệu đô la tiền túi để thực hiện mỗi tác phẩm trong sê-ri này, thu hồi lại vốn đầu tư bằng cách bán lại những bức tượng đã được sử dụng làm bối cảnh cho phim, cũng như là sách và những sắp đặt bắt nguồn từ chúng. Anh cho rằng những bức tượng -- một cái bàn nặng làm từ mỡ để bôi trơn, những quả tạ làm từ bột sắn hột -- cũng quan trọng như những video mà chúng có xuất hiện trong đó.
Phim của Barney không có lời thoại và đầy rẫy những sự bí ẩn, những chỉ dẫn tham khảo chéo, thường xuyên có những biểu tượng mang tính tự truyện. Bị ám ảnh bởi sinh vật học sinh sản, ("Blind Perineum," video đầu tiên của anh, có tựa đề là tên của một mô nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục), phim bàn luận những chủ đề như giống, sự ám ảnh, sự biến tính và sự thèm khát tình dục mãnh liệt. Những kẻ gièm pha Barney coi anh như là một người theo thuyết duy cảm hoặc một nhà Siêu thực mới tập tọe. Barney tự cho mình là một nghệ sỹ trừu tượng. Những người tài trợ gọi anh là người đàn ông có óc tưởng tượng phong phú, người đã chuyển những kinh nghiệm của bản thân mình thành những ẩn dụ trong sáng tạo nghệ thuật.

---------------------------------------------------------------------------


Jean-Michel Basquiat
(1960 - 1988)
Sinh tại: New YorkMyxNY, Mỹ
Làm việc: New York, NY, Mỹ



Basquiat nổi lên từ thế giới ngầm bên dưới thành phố New York khi anh chuyển những bức tranh tường với những hình vẽ đơn giản lên toan, phủ kín chúng với những câu chuyện kể bằng hình ảnh giàu tính đồ họa, như một điển hình của trào lưu graffiti. Trong khi thế giới nghệ thuật đang thèm khát các trào lưu mới bỗng nhiên kiếm được những nghệ sỹ Graffiti như Keith Haring và Fab 5 Freddy, Basquiat làm nên huyền thoại của mình nhờ việc giữ một bí ẩn đầy lôi cuốn đối với giới buôn tranh và cả đối với những nghệ sỹ khác, những người mà anh chỉ được biết đến với biệt danh SAMO. Rốt cuộc anh cũng nổi lên nhờ những ánh hào quang gai góc, tuyên bố rằng anh "muốn trở thành một ngôi sao chứ không phải là một vật lấy phước của gallery."
Sự say mê vẽ của Basquiat thực sự vượt quá khả năng chịu đựng của anh. Theo một trong các bạn gái của anh, anh "vẽ lên tất cả những gì mà anh có thể đặt bàn tay lên: tủ lạnh, áo choàng, hộp cạc-tông, và những cánh cửa." Phong cách của là ngẫu hứng, khó hiểu, cách biệt, cuồng tín, và tràn ngập cảm xúc: một phong cách phù hợp với vấn đề về nhận dạng chủng tộc và mâu thuẫn bên trong một xã hội của người da trắng bị dồn nén. Anh đưa vào tranh những đoạn văn viết kèm theo, những hình ảnh cartoon và phong cách graffiti, hòa trộn chúng với kỹ thuật vẽ mượn (và phát triển từ các họa sỹ như Franz Kline và Cy Twombly.
Nhà phê bình Jeffrey Deitch lưu ý, "Sức mạnh của Basquiat chính là khả năng hòa trộn sự hấp thu hình ảnh của anh từ các nguồn khác nhau: cuộc sống đường phố, báo chí, TV với những di sản tinh thần của nguồn gốc Haitii của anh, injecting both into a marvelously intuitive understanding của ngôn ngũ hội họa hiện đại." Dù sao, với một người từng bắt đầu sự nghiệp trong những túi ngủ trên hè phố và phun, vẽ những bức tranh lên những bức tường dơ dáy ở New York, Basquiat đã đi ngang một đường vòng cung rộng trong cuộc đời ngắn ngủi của anh. Là một trong những người nổi tiếng nhưng có kết cục bi thảm, những người luôn có cả tiền bạc và sự nổi tiếng, Basquiat qua đời ở tuổi 27 do ngộ độc vì dùng thuốc kích thích quá liều.



---------------------------------------------------------------------------


Vanessa Beecroft
(1969 - nay)
Sinh tại: Genova, Italy
Làm việc: Milan, Italy & New York, USA



Tưởng tượng đến cảm giác sốc khi bước vào một gallery để thấy một phòng toàn là những người mẫu khỏa thân. Bạn có thể cảm ơn ngôi sao may mắn của mình vì Chủ nghĩa Hậu hiện đại hoặc chùn bước trước sự thô tục của cảnh tượng đó, nhưng cả hai phản ứng đó chắc chắn đi cùng với một sự tò mò nhất định. Vậy điều gì đã xảy ra khi những người mẫu sống này đứng im lìm như tượng gỗ, nhìn chăm chú một cách lười biếng vào những góc phòng trống của căn phòng? Cảm giác sẽ là một sự lẫn lộn giữa bị cuốn hút và tởm lợm. Xin cứ hỏi bất kỳ một người lịch lãm của vùng Manhattan nào đã từng đến sảnh của bảo tàng Guggenheim để chứng kiến cuộc triển lãm của Vanessa Beecroft năm 1996 - có tên là "Show."(màn trình diễn). Tất cả những gì mà Beecroft đưa ra là thân thể, mà lại không hề có cá tính; cô đã dựng lên một hình ảnh kỳ lạ tách biệt của tính nữ, được bao bọc bởi một mạng lưới của hư vô. Đó là một tác phẩm trình diễn mà trong đó không ai diễn -- hoặc một bức tượng sử dụng những thân thể sống thay vì đá hay đồng.
Nghệ sỹ sinh tại Italia hiện đang sống và làm việc ở New York thừa nhận rằng nghệ thuật đã làm cho ý tưởng về phương tiện thể hiện trở nên mơ hồ. Bằng việc thiết kế những thân thể con người như những đồ vật bảo tàng, Beecroft phá hoại ảnh, tranh, tượng, và thậm chí cả video art. Cô hủy hoại quyền năng của sân khấu, đưa tính thuyết phục trong kể chuyện của ngôn ngữ thành những câu hỏi chỉ đơn giản bằng cách loại trừ chúng. Tuy nhiên, chủ nghĩa phê phán của Beecroft không tập trung chỉ vào phụ nữ. Trong triển lãm năm 1999 của cô mang tên, "US Navy," Beecroft đã chọn một nhóm lính hải quân đứng nghiêm thành hàng, trong những bộ đồng phục mùa hè trắng tinh của họ. Với sự tiếp nối của những người theo trào lưu dada, Beecroft sử dụng loài người như một chức năng, không chỉ là một chức năng của chính nó và xã hội, mà còn là một chức năng của nghệ thuật. Nếu như cái bản chải đánh răng, có chức năng là đồ dùng để thực hiện một loại công việc của con người, có thể đưa vào bảo tàng, thì tại sao một con người đã được đào tạo thành thạo cho việc thực hiện cái công việc đó, thì lại không thể đưa vào bảo tàng?
Sau chót, sự tồn tại của người xem là được nghiên cứu kỹ càng. Làm thế nào mà chúng ta, thơ thẩn với tay đút trong túi quần, đóng vai trò của một kẻ đã đính hôn? Beecroft gới ý rằng chúng ta chỉ như đã bị lập trình giống như những mẫu manơcanh chỉ có một dáng điệu nhất định và những người lính, không bao giờ ngưng chào mỗi khi được nhận nhiệm vụ.
---------------------------------------------------------------------------


Joseph Beuys
(1921 - 1986)
Sinh tại: Kleve, Đức
Làm việc: Berlin, Đức


Là một bậc thầy về sự khiêu khích, Joseph Beuys không bao giờ ngừng nhấn mạnh đến hành động nghệ thuật hay sự cảm thụ nghệ thuật như là một hành động. Toàn bộ sự nghiệp của ông hướng đến việc giải quyết sự phân biệt giữa nghệ thuật và cuộc sống, bằng những hoạt động nổi bật trong mọi hoàn cảnh, dù đó là cách mà người nghệ sỹ vẽ những bức tranh hay một nhà xây dựng đang dựng nên một ngôi nhà. Đó chính là đặc tính quả quyết và cởi mở mà Beuys đã tuyên bố "Bất kỳ ai cũng là một người nghệ sỹ," từ đó đã sản sinh một văn hóa loạn luân và tự phụ trong nghệ thuật, lan rộng trong xã hội trên toàn thế giới.
Chuyện kể rằng sự nghiệp nghệ thuật của Beuys đã bắt đầu sau lần chết hụt trong thế chiến II. Máy bay chiến đấu của ông bị rơi và bỏ ông giữa thời tiết băng giá của vùng cực Bắc. Thật may là những người dân du cư Tartars đã tìm thấy ông trong trạng thái bất tỉnh và đóng băng. Họ bao bọc ông và đưa ông trở về với cuộc sống. Họ bọc ông trong những chiếc chăn nỉ và mỡ, nuôi dưỡng và đưa ông trở về với cuộc sống. Những chất liệu này, cùng với những gì đã trải qua khi đến gần với cái chết, và tình yêu cuộc sống trở thành những chủ đề nổi bật trong các công việc của Beuys.
Sự thật, Beuys đã coi sự chuyển đổi từ trạng thái lạnh sang ấm áp như một thông điệp thích đáng đến thế giới hiện đại, ngược lại với khuynh hướng phá hủy của văn hóa đương đại. Beuys đã rất nhạy cảm với dòng chảy ngầm của thuyết hư vô trong nghệ thuật hiện đại -- một kiểu lạnh lẽo hay thậm chí là đã chết, điểm đóng băng của tất cả các giá trị. Ông đã từng tuyên bố: "Sự im lặng của Marcel Duchamp đã được đánh giá quá cao," ám chỉ rằng sự im lặng này là một điểm chết đối với nghệ thuật, không có khả năng tạo ra những sự thay đổi tích cực. Bằng việc trở nên có tính ý niệm một cách quá mức, nghệ thuật đã mất sự liên hệ với cuộc sống, cắt đứt với nền tảng tạo ra nó. Đối lập với nguyên tắc mỹ học của sự chết này, Beuys khăng khăng về sự trở lại của tính cá nhân như là nguồn của nghệ thuật, thậm chí nếi điều này nghĩa là phải thăm lại những sự kiện đau đớn và thương tâm. Với quan điểm này Beuys đã tạo ra tác phẩm "Làm sao để giải thích những hình ảnh cho một con thỏ rừng đã chết" năm 1965, tập trung vào chủ đề hồi sinh từ cái chết và liên quan đến việc sử dụng những chất liệu như chăn nỉ và mỡ, đã từng cứu sống Beuys.
Beuys cũng là một họa sỹ, một người vẽ phác thảo và một nhà điêu khắc. Tác phẩm đầu tiên của ông nhận được sự chú ý của công chúng chính là những bức tượng làm từ gỗ và sáp ong trong sê-ri tượng "Ong chúa" (1952), trông giống như những bộ phận và phôi thai của những loài vật chưa được biết đến. Năm 1962 ông gặp Nam June Paik và bắt đầu tập trung vào những hoạt động có tính ý niệm và rộng rãi của trào lưu Fluxus happening. Đó là những trình diễn trực tiếp chứa đựng sự kết hợp những vấn đề thuộc tinh thần và nghệ thuật với những vấn đề xã hội và chính trị, có tính tự phát và ngẫu hứng. Tuy nhiên, Beuys đã bị vỡ mộng với nhóm Fluxus vì nó thiếu những cam kết chính trị nghiêm túc; ông cho rằng nó chỉ là "duy trì một tấm gương cho mọi người mà không hề đả động gì đến việc làm thế nào để thay đổi một điều gì."
Sự thay đổi là chủ đề duy nhất bền vững của Beuys. Quả thực là phần lớn những tác phẩm của ông đều có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào sự biến đổi của những vật liệu sử dụng như thối rữa, lên men, khô lại hay thay đổi màu sắc. Vì cuộc sống luôn trong trạng thái liên miên của dòng chảy, ông đưa ra lý do, nghệ thuật, với mục đích mang nó lại gần với cuộc sống, phải có tính nhất thời tương tự như vậy. Đó chính là sự thay đổi mà Beuys tìm kiếm để đạt được sự đồng nhất hoàn toàn giữa nghệ thuật và cuộc sống.
---------------------------------------------------------------------------


Richard Billingham
(1970 - nay)
Sinh tại: Birmingham, Anh
Làm việc: Birmingham / Sunderland, Vương quốc Anh



Trong một hình ảnh, một kẻ say xỉn, đầu tóc rối bời đang cầm một ly bia ngồi cạnh chiếc ghế của anh ta trong một phòng khách dơ dáy bẩn thỉu. Trong một bức ảnh khác -- một bức chụp cận cảnh -- một người phụ nữ ăn một miếng pizza. Cô ta mập ú trên người đầy những hình xăm, ăn mặc kỳ cục và xơ xác; miếng pizza nhễu thành giọt từ tay của cô ta. Ngay lập tức, bạn cảm thấy khó chịu. Bạn mong rằng đó chỉ là những cảnh được diễn trên sân khấu.
Bị ghi lại bằng máy ảnh, những con người trong những bức ảnh này trở thành biểu tượng của một cuộc sống suy đồi. Cặp mắt họ nhìn trừng trừng vào khoảng trống trước ống kính hoặc nhìn vô hồn quanh căn phòng. Trang phục của họ rộng thùng thình để che dấu những chỗ bất thường trên cơ thể hoặc treo hờ hững một cách thiếu sức sống trên những thân thể gầy gò của họ, như thể linh hồn của họ đã bay mất. Và có lẽ là chúng đã bay mất thật. Trên một thang cảm xúc, những hình ảnh đột ngột hiện ra ở giữa sự ghê tởm và siêu thực, đi dọc theo một con đường dài trong tình trạng dồn nén, buồn bã và cay đắng. Bạn thực sự cảm thấy mừng khi thấy đó không phải là những người trong gia đình bạn, hoặc buộc phải hổ thẹn khi thú nhận rằng, theo một cách nào đó, họ chính là những người trong gia đình bạn.
Những bức ảnh khá riêng tư và bộc trực này được thực hiện bởi một chàng trai dưới hai mươi tuổi rất thích tranh. Khi còn là một sinh viên nghệ thuật tại Bourneville College of Art và Sunderland University ở quê hương Anh quốc của anh, Richard Billingham quyết định thực hiện một loạt tranh chân dung cho cái gia đình nghèo khổ và khác thường của anh. Anh cần nghiên cứu hình ảnh để thực hiện những bức tranh đó. Và với một máy chụp hình và phim rẻ nhất có thể kiếm được, anh chụp những thành viên trong gia đình mình tại những thời điểm mang tính hội họa nhất. Mẹ của anh, chẳng hạn, uể oải nằm trên một cái đi-văng trong đồ mặc trong nhà, tay ôm đầu trong một tư thế cổ điển.
Đối diện với những hình ảnh như vậy, người xem có thể nhận ra chính anh từ niềm đau cố hữu của các đối tượng mô tả và thấy được vẻ đẹp ẩn chứa bên trong nó. Billingham chuyển những người đàn ông -- người cha và anh trai của mình – vào những bức tượng gân guốc tương tự như tác phẩm "Burghers of Calais" của Rodin, với những đường gân và cơ bắp của họ. Nhưng nếu Rodin tập trung mô tả cuộc sống đang chảy và thở trong những bức tượng đồng của ông, thì Billingham ghi lại những khoảnh khắc mà "cuộc sống không tồn tại."
Một hôm, Billingham nhìn những bức hình nghiên cứu của anh trong một ánh sáng mới. Chúng không còn là tài liệu cho những bức tranh mà chính là một tác phẩm nghệ thuật hẳn hoi. Bởi chúng thuộc về một thể loại tác phẩm "siêu-trừu tượng" đối với người nghệ sỹ trẻ: anh nhận ra rằng bằng việc chụp những bức ảnh cực kỳ trung thực này, anh đã chuyển mối liên hệ đến với những sinh viên nghệ thuật khác, đến gia đình của mình và đến chính bản thân anh. Những hình ảnh đó được đưa vào định dạng như một cuốn sách với tiêu đề "Ray's a Laugh." (Ray là người cha thường xuyên say xỉn của nghệ sỹ). Cuốn sách thu hút được sự chú ý của Charles Saatchi, và những hình ảnh của Billingham kết thúc trong triển lãm danh tiếng "Sensation", đem lại cho anh tiếng tăm quốc tế.
---------------------------------------------------------------------------
Xu Bing
(1955 - nay)
Sinh tại: Chongquing, Trung hoa
Làm việc: Bắc kinh, Trung hoa / New York, NY, Mỹ




Là một người trẻ tuổi, Xu Bing đã phát triển một mối liên hệ kỳ cục với ngôn ngữ. Là con trai của một giáo sư và một thủ thư, anh đã dành phần lớn thời gian của tuổi thơ ấu, quanh quẩn với những cuốn sách mà anh không thể đọc. Những năm đi học trùng khớp với cuộc Cách mạng Văn hóa, khi anh và những đứa trẻ khác bị đưa đến doanh trại để học thứ ngôn ngữ chính thức mới của Mao, thứ ngôn ngữ thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với học thuyết đang được thực hiện lúc đó. Anh trở về nhà với cha mẹ chỉ để tiếp xúc với một thứ ngôn ngữ khác, không xa lạ gì với anh, và học một thứ văn hóa kiềm chế -- để thấm nhuần những nguyên tắc, cha của anh bắt anh viết lại những chữ truyền thống hàng ngày. Đối với Xu, những chữ cái này trở thành đại diện của quyền thế hơn là một đường nối sống còn đến nền văn hóa cổ xưa của dân tộc.
Nghệ thuật của Xu bắt nguồn từ mối liên hệ kỳ cục đến ngôn ngữ này. Tác phẩm sắp đặt có tính đột phá của anh có tựa đề, "Một Cuốn sách từ Bầu trời" (1987), với hàng trăm cuốn sách đẹp đẽ và những cuộn giấy khổng lồ uốn cong ngang qua trần nhà và dọc theo những bức tường. Những trang sách đó bao gồm 4000 chữ cái không thể đọc được -- một ngôn ngữ mới mà Xu đã tạo ra. Tác phẩm sắp đặt đó đánh đố người xem, bất kể họ là người Hoa hay thuộc về một chủng tộc nào khác. Người Trung hoa tiếp cận những văn bản đó và hy vọng tìm thấy một cái gì đó có nghĩa, trong khi những người xem không phải là người Hoa thì coi đó là một bình luận về sự tuyệt giao văn hóa của nghệ sỹ. Xu nhấn mạnh rằng, dự án đó, giống như tất cả các sắp đặt khác thực hiện với chữ nghĩa của anh, đều chẳng liên quan đến quá khứ cá nhân của anh. Thay vào đó, những tác phẩm này diễn tả sự nghi ngờ của anh về quyền thế trong văn hóa ở một mức độ cao hơn. Trong cái khoảng trống tồn tại giữa sự thực hiện và dáng vẻ bề ngoài nghiêm túc của các cuốn sách -- cái mà có vẻ giống như mức độ cổ điển đáng tin cậy của nó -- và sự ngớ ngẩn ẩn sau dự án đó, nghệ sỹ đã chỉ ra sự phân cách giữa việc sử dụng ngôn ngữ một cách chính thống và cá nhân.
Cũng sự thúc đẩy tương tự đã khiến Xu thực hiện "Dự án Mới về Ngôn ngữ," một cuốn từ điển Anh-Trung trong đó từ tiếng Anh thì có ý nghĩa, nhưng những từ tiếng Hoa thì chẳng mang một ý nghĩa nào. Nghệ thuật của anh khẳng định rằng hệ thống chữ viết là một lĩnh vực xã hội tồn tại như một sản phẩm phụ có cấu trúc của hệ tư tưởng, nhưng phản ứng của từng cá thể với từ ngữ và ngôn ngữ xuất hiện ở một mức độ sâu sắc hơn bất kỳ một cấu trúc nào của ý thức hệ. Bởi Xu đã học được khi còn là một đứa trẻ, những cái mang tính cá nhân sẽ trở nên xa lạ và trái ngược khi bị sử dụng cho những mục đích của chính quyền.
Trong những dự án sau này, Xu bình luận về văn hóa nhân loại bằng việc sử dụng thú vật. Trong tác phẩm trình diễn có tên "Một trường hợp nghiên cứu về Sự chuyển đổi," anh in những chữ cái Trung hoa lên một con lợn cái và những chữ cái tiếng Anh lên một con lợn đực, sau đó đặt chúng trong một bãi quây kín bằng rào trong đó chất đầy những cuốn sách viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Sự chuyển đổi không thể có một nghĩa đen nào rõ ràng hơn thế, vì những con lợn nhanh chóng bắt đầu một cuộc giao phối để sản sinh ra những con lợn con, những hoạt động tương tác nguyên thủy nhất của chúng đã xóa sạch những cấu trúc hời hợt bề ngoài của văn hóa.
---------------------------------------------------------------------------
Susan Black
(1964 - nay)
Sinh tại: USA
Làm việc: New York, USA

Tác giả: Eric Siegfried Holtz

Tại trường Hampshire College ở Amherst, Massachusetts, Susan Black nghiên cứu Khoa học Nhận thức. Nghiên cứu này phản ánh trong những tác phẩm video nghệ thuật của cô, được chiếu theo cách mà chúng ta nhìn thấy và "biết" những gì chúng ta đang nhìn thấy, qua việc lấy những phong cảnh quen thuộc và biến đổi nó để trở nên không quen thuộc.
"Heaven on Earth" (2000) là một video mô tả một sự biến đổi đơn giản nhưng quyết liệt: một hình ảnh lộn ngược của phong cảnh vùng Palm Springs, California. Một thành phố với những ngôi nhà ngổn ngang và những vườn cây tươi tốt nằm giữa một sa mạc, dân cư phần đông đã nghỉ hưu của Palm Springs hiếm khi được nhìn thấy bên ngoài căn nhà của họ. Black xoay ngược cái thế giới quen thuộc, giúp làm nổi bật bản chất trần tục của nó. Theo Black :"Phong cảnh, sự nguyên sơ và tiểu thuyết hóa, nó vượt hơn cả một thế giới tuyệt vời, những cái giật nhẹ của phim mang lại cho nó vẻ đẹp của một cái bể cá ". Âm thanh đi kèm với video của Black đóng góp vào việc tạo ra hiệu quả này. Cô sử dụng âm nhạc sôi nổi của những nghệ sỹ như Oz Mutantes, một ban nhạc ảo giác đến từ Brazil.
Trong "Spangle" (2001), mô tả một phong cảnh bị lật ngược khác của nước Mỹ, tốc độ và màu sắc đã bị chỉnh sửa để gợi ý một cách nhìn của Black. Âm thanh kết hợp giữa bản "The Star Spangled Banner" của Jimi Hendrix và bản "Appalachian Spring." của Aaron Copland. Tác phẩm video được thực hiện trong một kiểu cách tâm lý tương tự như bức tranh "American Gothic" [của Grant Wood] -- diễn tả một nước Mỹ với một chút tự hào, một chút gì đó giống như đó là một cái bánh ngon, và một chút sởn gai ốc."
Với tác phẩm "Dreamhouse" (2001), Black sử dụng những kỹ thuật khác để mô tả cái phẩm chất kỳ ảo của đảo St. George nằm ngoài khơi doi đất Florida, nơi những ngôi nhà nằm vắt vẻo trên những cái cột để chống chọi với lụt lội, do đó đã làm lệch đi mối quan hệ của chúng với môi trường. Những cái cây, chẳng hạn, có vẻ như thấp một cách kỳ lạ khi ở cạnh nó. Bởi "cảnh quay bị chỉnh sửa bằng kỹ thuật số để đạt được điều này; những ngôi nhà bị đặt chen chúc nhau và bị kéo dài để "đậu" tốt hơn trong phong cảnh" Black giải thích. Kết cục là một lần nữa, đó là sự nổi bật của cái thực tế được nhìn qua nhận thức của chính Black.
Tác phẩm của Susan Black đã được giới thiệu tại một triển lãm cá nhân tại Casey Kaplan Gallery ở New York năm 1996. Công việc của cô cũng đã được triển lãm tại Whitney Biennial 2002, tại Bellwether Gallery (Brooklyn, 2000 và 2001), Bảo tàng Bass Museum (Miami, 2001), Kunst-Werke (Berlin, Đức, 2001), P.S. 1 (Long Island, 2001), Seventh Havana Biennial (Havana, Cuba, 2000), Andrew Kreps Gallery (New York, 2000), World Wide Video Festival (Amsterdam, Hà lan, 2000), và Lisson Gallery (London, U.K., 1998).
Lời của nghệ sỹ:
"Tất cả các tác phẩm video của tôi đều khai thác phong cảnh. Nửa ghi hình tài liệu, nửa chỉnh sửa bằng kỹ thuật số; cái 'thực" bị biến đổi bởi một sự tiểu thuyết hóa riêng tư cá nhân về hàng loạt những phong cảnh kiến trúc và tự nhiên, những video này đã nhắm một cách tao nhã đến sự tái trình hiện và tái thể hiện, cùng với những cái khác nữa"
-- Susan Black, "Statement," Bellwether Gallery, 2001.
Links:
2002 Whitney Biennial, - Triển lãm hai năm một lần được tổ chức bởi Bảo tàng Whitney - Mỹ.
Susan Black at Bellwether Gallery - tiểu sử, statement, ảnh chụp lại từ video và links đến các triển lãm đã được chọn lựa http://www.bellwethergallery.com/black.html
---------------------------------------------------------------------------




Kate Bornstein
(1948 - nay)
Sinh tại:
Làm việc: USA


Là người theo đạo Phật, một nghệ sỹ trình diễn chuyển đổi giới tính từ đàn ông thành phụ nữ, một người làm nghề giáo dục giới tính, và tác giả của cuốn sách đả phá dị đoan "Gender Outlaw," Kate Bornstein bỏ qua những hạn chế của vấn đề phân loại giới tính. Ở tuổi 37, sau ba cuộc hôn nhân và nhiều năm làm việc như một người phát ngôn Khoa học học, Al Bornstein quyết định trở thành Kate. Ban đầu quá hài lòng về việc chuyển thành một phụ nữ, Bornstein thậm chí đã quyết định rằng cô không phải là đàn ông và cũng không phải là phụ nữ, mà là một giống tách riêng của chính bản thân. Là một nhà hoạt động xã hội về vấn đề giới tính, Bornstein đã mở rộng những cuộc thảo luận về vai trò của giới tính, vượt xa khỏi vấn đề nam/nữ và gay/những giới tính tự lựa chọn.
Những tác phẩm trình diễn và sách của cô làm dấy lên trong người xem/người đọc những câu hỏi về giới tính và nhận dạng, và để kiểm chứng lại những quan hệ, quy tắc xã hội và sự liên hệ mật thiết của giới tính đến những thứ mà nó được định nghĩa. Đối với một số người trong chúng ta, những người không phải lựa chọn một giới tính cho mình, hoặc những người muốn tìm hiểu những gì mà chúng ta thừa nhận là một giới tính, Bornstein sẽ dẫn dắt chúng ta qua những quy trình tự đánh giá và chứng thực, đến một nơi mà chúng ta có thể thay đổi chủ kiến của mình (và có thể, đại từ chỉ định của chúng ta). Cô đưa vấn đề giới tính vào một địa hạt của sự mơ hồ khôi hài và có suy tính trước, nơi mà quan điểm của con người về nhân loại đến trước những ý tưởng đã được nhận thức trước về sự lựa chọn giới tính hoặc một giới tính tự nhiên. Quan điểm chính của cố là giới tính là một dòng chảy -- gột rửa các truyền thống xã hội dựa trên sự phụ thuộc vào sự phân đôi đàn ông/đàn bà và tạo ra vai trò của chính bạn.
---------------------------------------------------------------------------
Louise Bourgeois
(1911 - nay)
Sinh tại: Paris, Pháp
Làm việc:




Không hề có giới hạn đối với các phương tiện mà Louise Bourgeois đã sử dụng để nghĩ ra những câu chuyện của bản thân mình. Là một trong những người làm công việc sáng tạo nhiều tưởng tượng nhất trong bối cảnh nghệ thuật đương đại, bà đưa những khái niệm thuộc tâm lý học và phụ nữ vào trong nghệ thuật trước khi chúng trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Những tác phẩm điêu khắc và đắp nổi khó phân loại của bà nổi bật bởi vẻ đẹp và cảm xúc mạnh mẽ.
Sinh ra và lớn lên ở Paris, Bourgeois trải qua một thời thơ ấu được nuông chiều, nhưng có một điều khiếm khuyết bởi những mối quan hệ gia đình khó khăn: mối tình của cha bà với người quản gia là một triệu chứng rõ nét nhất của sự khác thường ấy. Khi Bourgeois đã trưởng thành, theo đuổi việc học tập ở Sorbonne và Ecole des Beaux-Arts, lập gia đình, và sang sống ở Mỹ, những bí ẩn của thời thơ ấu vẫn sống nguyên vẹn trong bà và trong những đòi hỏi khám phá trong nghệ thuật: "Để diễn tả sự căng thẳng không thể chịu đựng nổi trong gia đình, tôi phải thể hiện sự lo lắng bằng những hình thức mà tôi có thể thay đổi, phá hủy và làm lại."
Sử dụng gỗ, giấy, kim loại, nhựa cây, vải, đá cẩm thạch và những vật liệu khác để tạo ra những tác phẩm trừu tượng mang tính cá nhân cao, Bourgeois drew on Modernist techniques như kỹ thuật cắt dán của phong cách Lập thể, nhưng vào những năm 70 bắt đầu hướng đến kỷ nguyên Hậu hiện đại chủ quan đen tối và chiết trung. Tác phẩm của bà "Destruction of the Father" (1979) là một môi trường giống như ở trong hang nơi những bọt hình cầu nổi u lên từ các bức vách dọc theo những vú đá màu da người. Những tác phẩm bằng đá hoa cương của bà với những cột đá hình tượng dương vật mọc thành đám trên một nền bị chặt đốn nham nhở. Những tác phẩm khác có hình dáng của những con vật, chẳng hạn, con nhện và khám phá ý nghĩa biểu tượng cũng như các cấu trúc trừu tượng của chúng.
Tượng của Bourgeois thường làm mờ đi sự phân biệt giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa thân thể và trí óc và khám phá bản chất và chức năng của ký ức. Hiện vẫn còn làm việc sung mãn mặc dù đã ở tuổi ngoài 80, các tác phẩm của bà tiếp tục nói về cách mà chúng ta sử dụng thân thể và trí tuệ để tạo ra những đặc trưng cá thể trong những tương tác xã hội.
---------------------------------------------------------------------------




Andre Breton
(1896 - 1966)
Sinh tại: Tichebray, France
Làm việc: France



Cách tiếp cận mang tính ảo giác của André Breton với thơ ca nổi lên như một phản ứng chống lại truyền thống văn chương buồn chán ở Paris trong những năm 1920. Từ bỏ khái niệm sáng tạo truyền thống và khuyếch trương các tư tưởng triết học và chính trị của chủ nghĩa Siêu thực, những vần thơ với phong cách sáng tạo khá tự nhiên của Breton đã thực sự làm nên một làn sóng cách mạng trong thơ ca.
Chịu ảnh hưởng của Stephane Mallarmé và Paul Valéry, Breton bắt đầu sự nghiệp của ông với tất cả sự chua cay của một nhà thơ già dặn và chán nản. Năm 1919, phẫn nộ với hình thức văn chương già cỗi và sự rẻ rúng của nó đối với thơ ca, Breton thấy mình bị mê hoặc bởi trào lưu Dada và biểu lộ sự ủng hộ cho sự độc lập của thơ ca. Tuy nhiên, vào năm 1922, ông đã phản đối tính yếm thế nghệ thuật của Dada và bắt đầu thử nghiệm với những hình thức mới của một hệ phương pháp luận mang tính cách mạng.
Cùng với những người theo chủ nghĩa Dada đã mất hết ảo tưởng, Breton viết bản "Tuyên ngôn của Chủ nghĩa Siêu thực" (1924), đánh dấu sự bắt đầu của một trào lưu nghệ thuật gây ảnh hưởng không thể tưởng tượng được – người đã bất chấp mọi sự phê phán của giới phê bình và khuyến khích sự bùng nổ của những điều phi lý. Văn bản này đã có vai trò như một hiệu lệnh tổng động viên trong nghệ thuật. Breton và những người khác cho rằng đó là cách duy nhất để thực sự đối đầu với những yếu tố bên ngoài xáo trộn và mất trật tự và chuyển nó vào trong một hình thức biểu hiện tiên tiến.
Thậm chí ngay cả khi sự mơ mộng của những người ủng hộ thuyết Hiện sinh của Sartre trở nên thịnh hành vào những năm 1940, Breton cũng không bao giờ rời bỏ sứ mệnh của một người sáng lập chủ nghĩa Siêu thực. Thơ ca của ông, một cách khách quan, lưu giữ một "hành động vô thức siêu linh huyền bí thuần khiết," được minh chứng bằng tác phẩm "Pour un art revolutionnaire independent" (1938), mà ông cùng viết với Leon Trotsky. Đối với Breton, nghệ thuật và chính trị là hai thể tương thuộc mà cả hai đều bị tổn hại và phát đạt trong xã hội hiện đại. Thơ ca của Breton hiện thực hóa sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau này bằng cách nắm lấy những điều phi lý và tiết lộ quyền uy tối thượng của tính khách quan.
---------------------------------------------------------------------------

Lee Bul
(1964 - nay)
Sinh tại: Yongwol, Hàn quốc
Làm việc: Seoul, Hàn quốc




Những nhân vật viễn tưởng nửa người nửa máy bằng silicone với những bộ phận nội tạng và tay chân không hoàn chỉnh, những quả khinh khí cầu khổng lồ, và một con cá chết? Đó chỉ là một vài tác phẩm tạo ra bởi Lee Bul, một nghệ sỹ Hàn quốc ưa thích sử dụng những chất liệu quái đản và một tình yêu dành cho nghệ thuật tương tác. Lee đã tiếp cận dự án của mình với một sắc thái đậm đà. Đằng sau mỗi tác phẩm sắp đặt là nhiều mối liên hệ phức tạp của các ý tưởng -- những ý tưởng cho phép cô tương tác với khán giả. Lee không chỉ đơn giản tạo ra những nhân vật người máy xa lánh bởi những người bàng quan; cô cũng tạo ra một thứ nghệ thuật tương tác, có sức sống và lôi kéo khán giả vào một ràng buộc hai bên.
Như lý thuyết của Donna Haraway, cái đã khớp nối toàn bộ nhận thức luận và chính trị về những người máy kiểu này, công việc của Lee Bul nằm ở giữa văn hóa và công nghệ. Đối với Lee, mọi sản phẩm của công nghệ đều tràn đầy những cấu trúc hệ tư tưởng giúp xác định chức năng xã hội của vật thể. Bằng việc tạo ra những người máy không rõ là nam hay nữ, Lee gợi ý rằng chúng ta xây dựng với những sự mở rộng về công nghệ và ý tưởng từ máy móc đến thân thể, đến giống.
Lee phức tạp hóa hàng loạt sự trình hiện cùng nhau của phụ nữ nói chung để tiết lộ những mối ghép nối của những cấu trúc văn hóa. Chẳng hạn, cả hai tác phẩm "Cyborg Red" (1997) và "Cyborg Blue" (1997) gợi nên những hình ảnh nguyên mẫu của phụ nữ từ nghệ thuật cổ điển, những đã làm lại họ theo hình thức siêu nhân trong hoạt hình Nhật bản và các nhân vật của truyện tranh manga. Nhưng Lee không chỉ lợi dụng những thần thoại này, cô còn đưa ra phê phán của mình về chúng. Những siêu người máy của cô thiếu các bộ phận nội tạng và tay chân, minh họa tính dễ bị tổn thương của thân thể như một thực thể được sinh ra bởi công nghệ. Với những mối liên hệ chặt chẽ giữa những hình ảnh cổ điển và đương đại, cô đã mở ra một lĩnh vực về can thiệp và biến dạng.
Và cô cũng mời khán giả thực hiện một vài can thiệp giùm cho cô. "I Need You" (1996) là một quả khinh khí cầu khổng lồ có hình một người phụ nữ Hàn quốc, người "cần" đến những người xem thổi căng lên bằng những cái bơm chân. Tác phẩm này có chức năng như một sự giễu nhại biểu tượng văn hóa: mọi người thấy mình lố bịch khi cứ nhấp nhổm lên xuống trong không gian trang trọng của gallery chỉ để giữ cho cái tác phẩm lòe loẹt đó đứng thẳng. Bản chất tham dự của tượng đài đã chỉ ra rằng xã hội đã đóng góp cho sự sáng tạo những hình ảnh xảo quyệt của chính nó như thế nào.
Tái trình hiện bị Lee tấn công từ mọi phía. Trong "Majestic Splendor" (1995), một con cá chết được trang trí và trưng bày đẹp đẽ. Tất nhiên, một mùi thối rữa khó chịu đã đón tiếp chúng ta ngay từ trước khi chúng ta nhìn thấy nó. Đặc quyền thường được dành cho những chuẩn mỹ học thị giác -- và con cá đã xuất hiện đẹp đẽ một cách thanh nhã - được thay thế bởi những yếu tố thuộc về khứu giác không thể chịu đựng nổi. Cuối cùng, cái đẹp của nó trở nên mơ hồ và thậm chí gây cảm giác kinh tởm.
Qua những dự án thuộc về nhiều loại khác nhau, Lee Bul sửa lại những truyền thống, khuôn mẫu và ý thức hệ trong văn hóa. Cô phát triển không gian trong các vật thể nghệ thuật và liên hệ với người xem trong một mạch điều khiển liên tục -- một sự phức tạp từ cả hai phía mà cả hai đều gắn liền đến và gây rắc rối cho những hình ảnh và biểu tượng mang tính truyền thống.
---------------------------------------------------------------------------


Chila Kumari Burman
(1957 - nay)
Sinh tại: Liverpool, Anh
Làm việc: London, Anh




Chila Kumari Burman đã được nuôi nấng trong một gia đình gốc Đông Ấn, đã nhập cư vào khu ổ chuột Bootle ở Liverpool trong những năm 1950. Từ nhỏ, cô đã được dạy dỗ để tìm kiếm sự đồng nhất giữa những mảnh vỡ văn hóa.
Burman sử dụng những sự kiện đáng ghi nhớ từ quá khứ của cô – những mảnh vỡ của sự hài hước, niềm đau và những điều không được giải thích – để tạo ra một nhân vật. Những bức tranh cắt dán của cô là một chất liệu hoàn hảo để phản ánh những mâu thuẫn mà cô đã từng trải qua trong việc tạo ra chính bản thân cô – sự mâu thuẫn giữa giống và chủng tộc. Công việc của Burman tương tự như: sự đồng nhất không giống một thực thể không vết nối, mà giống như thể loại cắt dán, là một sự hợp nhất của những phối cảnh không thể đồng hóa.
Tác phẩm thực hiện năm 1999 của cô "Swim With Me" bơi giữa những bức ảnh được tìm thấy, những bức chân dung tự họa, và những tài sản cá nhân. Ở trung tâm, một hình ảnh nguyên mẫu của một cô gái Ấn độ để ngực trần nổi lên trên trang giấy. Thoạt nhìn, cô ta có vẻ quyến rũ và bất lực. Burman cho rằng đó chính là khả năng dễ bị tổn thương của cô gái, đã khiến cô ta trở nên thật hấp dẫn trong con mắt của những người theo chủ nghĩa đế quốc. Bởi những va đập mang tính cá nhân đối chọi khó khăn với những hình thức đẹp đẽ trong tác phẩm trang trì kỳ quái này, chúng ta nhận thức được sự mục nát văn hóa mà chúng ta đang sống trong nó.
Trong tác phẩm hài ranh mãnh có tựa đề "Tales of Valient Queens" (1999) [Những câu chuyện của các nữ dũng sỹ], Burman một lần nữa rập lại nguyên mẫu, dù cho nó đạt được hiệu quả ít hơn trong trường hợp này. Tác phẩm cắt dán mô tả một cuốn truyện tranh ngớ ngẩn của một phụ nữ Nam Á. Mang tính trang trí thuần khiết – những đường cong hoàn hảo của thân hình của những người mà tài sản lớn nhất của họ là bản năng giới tính – họ được đặt bên nhau với những đồ trang sức cực kỳ lộng lẫy.
Burman khiến chúng ta nhận thức được cái quan niệm phổ biến và kỳ khôi về những người phụ nữ ở Thế giới Thứ Ba. Cô cho rằng cái cách mà người phương Tây đã hạ thấp phẩm giá của phương Đông và cách mà đàn ông thường hạ thấp phẩm giá của người phụ nữ đã kết hợp với nhau theo góc độ nguy hiểm và quyến rũ của sức mạnh và sự đau đớn.

Trả lời với trích dẫn