Nợ xấu dẫn tới xảy ra các tranh chấp về mặt pháp luật với khách hàng thì bộ phận pháp chế ngân hàng cũng bộc lộ rõ sự yếu kém do khả năng định hướng xử lý vụ việc khá yếu.
Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong thời gian qua đang ở mức báo động và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu xuất phát từ những lý do sau:
Trong quá trình
thẩm định cho vay vốn, cán bộ ngân hàng chưa hoàn toàn thực hiện đúng quy trình nội bộ (không tuân thủ thực hiện đúng năm bước của quy trình tín dụng) và không tuân theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm trở nên chậm trễ;
Hệ thống pháp luật và các công cụ thực thi pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, chưa đầy đủ và còn chồng chéo nên chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo. Phần lớn việc xử lý tài sản thế chấp đều cần có sự can thiệp của Tòa án. Tuy nhiên, dù có phán quyết của Tòa án, ngân hàng vẫn còn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn rất chậm. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá... Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ mất ít nhất hai năm.
Do vậy, nút thắt lớn đối với xử lý nợ xấu hiện nay tại các ngân hàng là quá trình xử lý tài sản đảm bảo rất rắc rối và kéo dài. Khi và chỉ khi pháp luật xây dựng được cơ chế chính sách nhằm tăng sự chủ động cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản đảm bảo, tháo gỡ những nút thắt này mới có thể đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu tại ngân hàng.
Nợ xấu dẫn tới xảy ra các tranh chấp về mặt pháp luật với khách hàng thì bộ phận pháp chế ngân hàng cũng bộc lộ rõ sự yếu kém do khả năng định hướng xử lý vụ việc khá yếu. Trên thực tế, nhiều ngân hàng hiện nay không quản lý chặt chẽ về quy định chính sách bảo đảm, công cụ quản lý thông qua hệ thống quy định, quy trình bài bản, hợp đồng, biểu mẫu không rõ ràng, không chặt chẽ; không chú trọng đào tạo, tập huấn cho cán bộ tín dụng, ... Chính những điều này đã dẫn tới việc tài sản đảm bảo không được thẩm định nguồn gốc kỹ lưỡng về vấn đề sở hữu.
Một khó khăn khác mà ngân hàng thường gặp phải là khi tài sản bảo đảm của doanh nghiệp là các máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá trị cao thì rất khó thu hồi nợ. Khi tiến hành thanh lý thì phải ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu vì hầu hết các máy móc, thiết bị này ban đầu đều được kê khai là tài sản cố định khi thành lập công ty, được miễn thuế nhập khẩu nhưng khi tiến hành xử lý đối với loại tài sản này thì phải ưu tiên thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước hoặc tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị sẽ rất nhanh chóng bị giảm giá trị do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật...