Register Calendar Member List FAQ
Fibe Design

 
Chợ thông tin thời trang Áo Quần Việt Nam > Trung tâm mua bán - trao đổi > Spam ? Cuộc đời và sự nghiệp của một số danh họa lớn!

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
haivanphu08 haivanphu08 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 268
Mặc định Cuộc đời và sự nghiệp của một số danh họa lớn!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni




Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (sinh ra vào ngày 6-3-1475, tại một khu làng nhỏ của vùng Caprese, gần kề thủ phủ Arezzo – 18-2-1564, Rôma), thường được biết đến dưới tên gọi Michelangelo, là cha đẻ của những tác phẩm có sức lôi cuốn cao nhất trong lịch sử của mĩ thuật và cùng với Leonardo da Vinci, ông đã tạo ra giá trị rực rỡ cho thời kỳ Phục Hưng Đỉnh Cao. Ông là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ và thi sĩ, đã tạo ra một sức ảnh hưởng mãnh liệt đến nền tảng Mỹ thuật phương Tây sau này.

Ông cũng là một người con của thành Florence hào hoa, ông có một ràng buộc chặt chẽ với thành phố quê hương, với nền tảng mĩ thuật, văn hoá của thành phố Florence trong suốt cuộc nhân sinh. Tuổi thanh xuân của ông trôi qua phần lớn tại thành Rô-ma khi ông làm việc cho các Giáo Hoàng nhưng một tâm niệm luôn day dẳng trong ông là nếu ông chết thì mong được chôn cất tại Florence. Và tâm nguyện đó đã được hiện thực hoá, ông đã vĩnh viễn siêu thoát trong một khu tưởng niệm trong nhà thờ Santa Croce.

Thân phụ của ông tên là Ludovico Buonarroti Simoni,là một quan chức của thành Florence có quan hệ với chính quyền của gia đình Medici, đã gửi gắm cậu con trai 13 tuổi của mình vào xưởng vẽ của hoạ sĩ Domenico Ghirlandaio. 2 năm sau, Michelangelo theo học tại trường đào tạo điêu khắc đặt tại gia viên nhà Medici và không lâu sau ông được mời đến khu biêt thự Tráng Lệ của ngài Lorenzo de' Medici. Tại đây ông có cơ hội được làm quen với con cháu nhà Medici, những người sau đó trở thành Giáo Hoàng (Leo X và Clement VII). Ông cũng trở thành bạn thân của nhà Nhân chủng học Marsilio Ficino và thi sĩ Angelo Poliziano. Michelangelo đã sáng tác ít nhất 2 tác phẩm điêu khắc vào thời gian này, khi ông mới 16 tuổi, đó là tác phẩm: Cuộc chiến của những con Nhân Mã, và the Madonna of the Stairs (1489-92, Casa Buonarroti, Florence), và 2 tác phẩm này đều thể hiện thành công phong cách cá nhân của ông trong những năm trẻ tuổi.

Nhà bảo trợ của ông, ngài Lorenzo mất vào năm 1492, 2 năm sau khi Michelangielo từ giã thành Florence khi gia đình Medici bị trục xuất khỏi xứ sở. Michelangielo đã định cư tại Bologna, và chính tại đây ông đã tạc một số bức tượng bằng đá cẩm thạch tại khu Thánh Cốt Arca trong nhà thờ San Domenico vào năm 1494 và 1495.

Sau đó Michelangielo đi Rô-ma, tại đây ông đã thử nghiệm rất nhiều những pho tượng mang một hơi thở mới, phong cách mới nhưng tiếc thay hầu hết những tác phẩm này đã bị phá huỷ. Ông cũng hoàn thành công trình điêu khắc cỡ lớn đầu tiên của mình, đó là tác phẩm về thánh Bacchus trong giai đoạn 1496-1498 và hiện đang trưng bày tại Bargello, Florence. Một số tác phẩm của ông hay mô tả về những thực thể Đa thần giáo hơn là các thực thể mang tính Thiên Chúa Giáo trái ngược hoàng toàn với xu hướng tạc tượng thời đó, nhưng các tác phẩm này đã nhận được sự ngưỡng mộ của phong trào Phục Hưng Đỉnh Cao vùng Rô-ma.

Cũng trong thời gian này, ông cũng tạc bức Pietà (1498-1500) bằng đá hoa cương và bức tượng này vẫn tại vị đúng nơi ông đã đặt tác phẩm - nhà thờ Thánh Peter địa hạt Basilica. Đây là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất mà ông hoàn thành trước tuổi 25 và đây cũng là tác phẩm duy nhất được ông ký tên lên. Đức Mẹ Mary trẻ trung hiện lên ở vị trí đang ngồi rất nghiêm kính, ôm trong lòng thi thể của Đức Chúa, một đề tài được lấy từ mảng Mĩ thuật vùng Bắc Âu. Thay vì biểu lộ nỗi đau khổ cực độ, đức Mẹ lại tỏ rõ sự chịu đựng nhẫn nhục và những biểu hiện bên ngoài của đức Mẹ tới người xem chính là đức Nhân Nhục của bà. Trong tác phẩm này, ông đã thâu tóm thành công những tiến bộ trong ngành điêu khắc của thế kỷ 15 của các bậc tiền bối như Donatello, trong khi vẫn thổi vào hồn tác phẩm những nét tinh hoa của trào lưu Điêu khắc trong thế kỷ 16 của phong trào Phục Hưng Đỉnh Cao.

Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác điêu khắc của Michelangielo là tác phẩm David (4,34 m/14,24 ft), bày tại Viện Hàn Lâm Florence mà ông đã gia công từ năm 1501 đến 1504, ngay sau khi ông trở lại Florence. Người anh hùng trong truyền thuyết cổ đại này được mô tả trong trạng thái khoả thân, rất uyển chuyển và mềm dẻo, những múi cơ bắp tuyệt đẹp đầy tính đe doạ; David đang nhìn vào một khoảng không mông lung sau khi đã đánh gục người khổng lồ Goliath, kẻ thù bất thình lình của chàng. Khuôn mặt chàng biểu lộ lòng quả cảm và quyết tâm cao độ khiến người ta phải hãi hùng, e sợ và đây cũng là đặc điểm tiêu biểu của rất nhiều hình tượng sáng tác của Michelangielo, cũng như dấu ấn cá nhân của riêng ông. David - tác phẩm nổi tiếng của ông đã trở thành biểu tượng của thành phố Florence xinh đẹp và hiện nay vẫn được đặt nguyên vị tại Piazza della Signoria ngay phía trước Cung điện Vecchio, nay là toà thị chính Florence. Với bức tượng này, ông đã vượt hẳn lên so với những nghệ sĩ đương thời, không những tại Hy Lạp và La Mã mà còn hơn hẳn các nghệ sĩ hiện đại bằng những kỹ thuật mô tả những đường nét và hồn tác phẩm rất mạnh mẽ và tuyệt đẹp.

Trong thời gian chú tâm cho bức tượng David, Michelangielo vẫn thể hiện khả năng hội hoạ của mình trong sứ mệnh vẽ bức tranh tường "Trận chiến của Cascina" tại Sala dei Cinquecento của Cung điện Vecchio; tác phẩm này đối diện với tác phẩm "Trận chiến của Anghiari" của danh hoạ Leonardo da Vinci. Nhưng chẳng ai hoàn thành tác phẩm của mình cả, tất cả chỉ dừng tại mức phác thảo với kích cỡ thật. Michelangielo đã phác thảo hàng loạt những hình tượng ở trạng thái khoả thân hay nguyên y và tất cả những phác thảo này đều được đem vào tác phẩm chính của ông sau này, bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine, tại Vatican.

Khi Michelangielo được chính đức Giáo Hoàng Julius II vời lại Rô-ma vào năm 1505 để thực hiện 2 tác phẩm, một trong 2 tác phẩm đó là bức tranh vòm đã nói phía trên, ông thấy đây quả thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Ông phải làm việc ở một độ cao, treo mình trên những bậc giàn giáo và ông đã vẽ trong tư thế đó suốt từ năm 1508 đến năm 1512 để tạo ra một vài bức hoạ đẹp nhất mọi thời đại. Trên khung vòm tại nhà nguyện này ông tạo ra một hệ thống trang trí vô cùng phức tạp bao gồm 9 cảnh lấy từ Cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới ( Kinh Cựu Ước ), mà bắt đầu bằng cảnh Chúa phân biệt giữa Ánh Sáng và Bóng Đêm, cảnh tạo ra Adam, cảnh tạo ra Eve, sự quyến rũ và sa ngã của Adam và Eve và trận Đại hồng thuỷ. Những bức hoạ này được đặt tại vị trí trung tâm, được bao quanh bởi các hình ảnh về những vị tiên tri, những bà đồng cốt, bệ đá đăng quang, bởi những hình tượng lấy trong Cựu ước, và những hình ảnh về Tổ tiên của Chúa.

Để chuẩn bị cho tác phẩm đồ sộ này, ông đã phải nghiên cứu,lập hàng loạt phác thảo, tạo ra các hình tượng hạt nhân cho mỗi mẫu nhân vật. Chính đó đã thể hiện khả năng vô nhị của ông trong việc nghiên cứu về giải phẫu học cơ thể con người, nghiên cứu các chuyển động của con người, nghiên cứu các hình ảnh huyền bí trong tôn giáo vô cùng kỹ lưỡng. Do vậy ông đã làm thay đổi về phong cách hội hoạ Phương Tây một cách mạnh mẽ.
Đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác điêu khắc của Michelangielo là tác phẩm David (4,34 m/14,24 ft), bày tại Viện Hàn Lâm Florence mà ông đã gia công từ năm 1501 đến 1504, ngay sau khi ông trở lại Florence.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
trevorquach trevorquach đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 269
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Claude Monet

Claude Monet (14/11/1840 – 5/12/1926) là họa sĩ nổi tiếng người Pháp, một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng.



Monet sinh tại Paris năm 1840. Gia đình ông chuyển về Havre vùng Normandie khi ông được năm tuổi. Bố Monet muốn ông tiếp tục nghề buôn bán thực phẩm khô của gia đình, nhưng Monet chỉ thích vẽ. Eugène Boudin, một nghệ sĩ thường vẽ trên bãi biển Normandie đã dạy Monet một vài kỹ thuật vẽ đầu tiên vào năm 1956.

Trong hai năm 1861 và 1962, Monet phục vụ trong quân đội ở Algeria. Lecadre, một người dì của Monet đồng ý giúp ông ra khỏi quân đội nếu Monet chịu theo những khoa học về nghệ thuật ở trường Đại học. Monet rời quân ngũ vào trường đại học, nhưng ông không thích phong cách hội họa truyền thống được dạy ở đây.

Năm 1862, Monet theo học nghệ thuật với Charles Gleyre ở Paris. Ông gặp Pierre - Auguste Renoir, người cùng ông sẽ sáng lập ra trường phái ấn tượng. Họ cùng nhau vẽ và tình bạn của họ kéo dài tới tận cuối đời.

Monet làm việc ở một xưởng vẽ và gặp gỡ Camille Doncieux. Họ cưới nhau vài năm sau đó. Camille Doncieux làm mẫu trong rất nhiều bức tranh của Monet, đặc biệt là Femmes dans le jardin, vẽ khoảng cuối những năm 1860. Monet cùng Camille chuyển về một ngôi nhà ở Argenteuil, gần sông Seine, và họ có đứa con đầu lòng. Rồi họ đến sống ở Vetheuil, nơi Camille qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1879. Monet đã vẽ cảnh Camille nằm chết trên giường. Sau đó, Monet chuyển về một ngôi nhà ở vùng Giverny vùng Haute - Normandie, nơi ông có một khu vườn lớn.

Năm 1872, Monet vẽ một phong cảnh ở Havre: Ấn tượng mặt trời mọc (Impression, soleil levant). Bức tranh ngày nay được treo tại bảo tàng Marmottan ở Paris. Bức tranh được giới thiệu với công chúng năm 1874 trong cuộc triển lãm ấn tượng đầu tiên. Cuộc triển lãm không thành công như mọng đợi của các họa sĩ và gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các nhà phê bình. Louis Leroy của báo Charivari đã mỉa mai, dùng tên bức tranh của Monet để chỉ phong cách cuộc triển lãm: Ấn tượng. Trong cuộc triển lãm thứ ba của nhóm năm 1876, chính các họa sĩ đã dùng từ này để chỉ phong cách của mình.

Năm 1892, Monet thành hôn với Alice Hoschede, người tình của ông trong thời gian hôn nhân với Camille.

Trong những năm 1880 và năm 1890, Monet vẽ một loạt những bức tranh cảnh nhà thờ ở Ruoen, với những góc nhìn và thời điểm khác nhau trong ngày. Hai mươi cái nhìn về nhà thờ Rouen đã được triển lãm lại galerie Durand - Ruel năm 1985. Ông cũng vẽ một sê ri tranh về những bó cỏ khô trên đồng.

Monet còn quay lại London nhiều lần. Và trong khoảng thời gian 1899 đến 1901 ông sống ở đó, ông đã miệt mài lao động trong xưởng vẽ tới tận 1904 để hoàn thành khoảng 100 bức tranh với đề tài sương mù London và trên sông Thames. Một bức trong những số đó đã được bán vào tháng 11 năm 2004 tại Christie's, New York với giá 15,8 triệu euro.

Ông mất ngày 5 tháng 12 1926 và được chôn cất tại nghĩa địa của nhà thờ Giverny.



Tác phẩm

1860-1869

-Un coin du studio (1861)
-La charrette (1865)
-Le chêne, forêt de Fontainebleau (1865)
-Plage à Honfleur (1865)
-Dejeuner sur Herbe (1866)
-Camille (1866)
Une femme au jardin (1867)
Femmes au jardin (1867)
La plage de Sainte-Adresse (1867)
Le terasse de Sainte-Adresse (1867)
Le jardin des princesses (1867)
Madame Gaudibert (1868)
La pie, Musée d'Orsay, Paris (1868)
Le déjeuner (1868)
Grenouillère (1869)
Bain à la Grenouillère (1869)
La Seine à Bourgival le soir (1869)

1870-1879

-Tác phẩm Camille Monet và con trai Jean của Claude Monet
-Camille (1870)
-Entrée port Trouville (1870)
-Plage à Trouville (1870)
-Hôtel des Roches Noires, Trouville (1870)
-La liseuse (1871)
-La Tamise à Westminster (1871)
-Impression soleil levant (1872)
-Le déjeuner (1873)
-Les coquelicots (1873)
-Soleil levant (1873)
-Boulevard des Capucines (1873)
-Bateaux quittant le port (1874)
-Le pont à Argenteuil (1874)
-Régates à Argenteuil (1875)
-Femme à l'ombrelle (1875)
-Train dans la neige (1875)
-Femme au métier (1875)
-Le bateau atelier (1876)
-La japonaise (1876)
-Le jardin (1876)
-La gare Saint-Lazare (1877)
-La Seine à Vétheuil (1878)
-La rue Montorgueil (1878)
-La rue St-Denis (1879)
-Nature: Pomme et raisin (1879)

1880-1889

-Tác phẩm Fishing Boats Leaving the Harbor, Le Havre của Claude Monet
-Les falaises des Petites Dalles (1880)
-Poire at raisin (1880)
-Jardin de l'artiste à Vertheuil (1881)
-Bouquet de Soleil (1881)
-L'arche d'Etretat (1883)
-Les falaises des Petites Dalles (1884)
-La corniche de Monaco (1884)
-La route rouge près de Menton (1884)
-Les villas à Bordighera (1884)
-Chân dung tự họa (1886)
-Belle-Ile (1886)
-Les Pyramides de Port Coton, Belle-Île-en-Mer (1886)
-Les rochers de Belle-Ile (1886)
-Rochers à Port-Goulphar, Belle-Île-en-Mer (1886)
-Tempête, côte de Belle-Ile (1886)
-Essai de figure en plein-air : Femme à l'ombrelle tournée vers -la droite (1886)
-Essai de figure en plein-air : Femme à l'ombrelle tournée vers la gauche (1886)
-Le barque (1887)
-Le barque à Giverny (1887)
-Antibes (1888)
-Le bassin aux Nympheas (1889)

1890-1899

-Tác phẩm Waterlilies của Claude Monet
-Meules, fin de l'été (1890)
-Cathédrale de Rouen (1890)
-Peupliers longeant l'Epte, Automne (1891)
-Meules à Chailly (1891)
-Meules, fin de l'été (1891)
-La cathédrale de Rouen. Le portail, temps gris (1892)
-La cathédrale de Rouen. Le portail vu de face (1892)
-La cathédrale de Rouen. Le portail, soleil matinal (1893)
-La cathédrale de Rouen. Le portail et la tour Saint-Romain, plein soleil (1893)
-La cathédrale de Rouen. Le portail et la tour Saint-Romain,effet du matin (1893)
-Cathédrale de Rouen (1894)
-Les falaises à Varengeville (1897)
-Nymphéas, effet du soir (1898)
-Nymphéas, harmonie verte (1899)
-Le bassin aux nympheas (1889
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
vuongthaivan vuongthaivan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 238
Mặc định

Raphael Sanzio

Raphael cùng với Leonardo Da Vinci, Michel Angelo, Titian trở thành những đại biểu xuất sắc nhất của mỹ thuật phục hưng Italia. Trong đó, nếu Da Vinci là thiên tài hội hoạ với nhiều kiếm tìm khám phá, xây dựng nhiều quy tắc và phát minh như phép phối cảnh (perspective) trong hội hoạ,



Danh hoạ Raphael Sanzio, thường gọi là Raphael là 1 trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất, hoạ sĩ số 1 của nhà thờ Thiên chúa giáo, tính hoa của thời đại Phục hưng Italia. Trong cuộc đời 37 năm ngắn ngủi của mình, Raphael đã làm nên 1 phong cách hội hoạ và 1 nhân cách có sức hấp dẫn lạ thường, không ngừng làm kinh ngạc và say mê những người yêu chuộng mỹ thuật trên khắp các châu lục.

Raphael cùng với Leonardo Da Vinci, Michel Angelo, Titian trở thành những đại biểu xuất sắc nhất của mỹ thuật phục hưng Italia. Trong đó, nếu Da Vinci là thiên tài hội hoạ với nhiều kiếm tìm khám phá, xây dựng nhiều quy tắc và phát minh như phép phối cảnh (perspective) trong hội hoạ, MIchelangelo tác giả của 1 khối lượng khổng lồ những tác phẩm nghệ thuật của cái bi thương nhưng hùng tráng, Titian để lại rất nhiều tác phẩm với màu sắc lộng lẫy thiết tha thì Raphael là người có tài tinh lọc những gì là tốt đẹp nhất trong mỹ thuật của các bậc tiền bối. Raphael là người có tài kết hợp cả những điều khó kết hợp nhất: rất xưa mà nay, huyền thoại với đời thường, thiêng liêng thánh thiện với trần gian gần gũi.. để làm nên những tác phẩm bất hủ với bố cục hoành tráng mang tính tổng hợp của các phong cách Phục hưng.

Raphael sinh năm 1483 tại Urbino. Thời gian hềc tập ở Urbino và Peruga, Raphael từng là học trò của danh hoạ Pietro Perugino (1450 – 1523). Thời kì mở đầu này, Raphael đã vẽ nhiều tranh chịu ảnh hưởng của thầy, có thể kể như : Thánh Niccolo (Saint Niccolo da Tolantino Altarpiece 1501. Bảo tang Capodimonte, Naples); Jesus chịu đóng đinh trên thánh giá (The Crucifixion 1502. Phòng tranh quốc gia London); Trao vương miện trinh nữ (Coronation of the Virgin 1503. Vatican); Lễ cưới trinh nữ (Marriage of the Virgin 1504, Phòng tranh Brera, Milan)

Năm 1504 Raphael tới Florence – Raphael đã gặp Leonardo da Vinci và Michelangelo đang làm việc ở đây. Raphael đã học tập những nghệ sĩ tài ba đã nổi tiếng này và sang tạo nên những tác phẩm của tiêng mình. Trong khoảng thời gian 4 năm ở Florence, Raphael đã vẽ nhiều tranh, trong đó có những bức nổi tiếng như: Đức Bà và hài Đồng lên ngôi với 5 thánh (the Madona and Child enthroned with 5 Saints – 1505. Bảo tàng Metropolitan, New York), Thánh Micheal và con rồng (Saint Micheal and dragon – 1505. Bảo tàng Louvre, Paris), Chân dung Angelo Doni (Portrait of Angelo Doni 1506. Phòng tranh Pitti, Florence), Hạ huyệt (The entombment 1507. Phòng tranh Borghese, Roma)

Năm 1508, Raphael được Giáo hoàng Julius II mời tới làm việc tại Roma. Chính ở đây, ông đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới như: Tranh luận về lễ ban phước (Dispute 1509 – 1510, Vatican, Roma), Trưọng Athenes (The School of Athènes, 1510 – 1511. Vatican, Roma). Đặc biệt là 1 loạt tranh tôn giáo rất đẹp như: Đức bà Alba (the Alba Madonna. 1511. Phòng tranh quốc gia Washington), đặc biệt nhất là bức Đức bà Sixtine ( The Sistine Madonna, 1512 – 1513. Bảo tàng Dresden). Kiệt tác này là đỉnh cao và sự tổng kết về tranh Thiên chúa giáo. Trướng Athenes là bức tranh tượng khổ lớn được Raphael vẽ tại phòng chữ ký (Stanza della Segnatura) của Giáo hoàng ở Vatican. Trong đó, ông đề cao triết học Hy Lạp cổ đại, một điều không thể chấp nhận được với Thiên chúa giáo thời Trung cổ. Tất cả các mặt: Phối cảnh, hình hoạ, bố cục, màu sắc… được Raphael giải quyết 1 cách hoàn hảo đến mẫu mực. Trên nền cao của ngôi đền nguy nga tráng lệ, đồng thời cũng là trung tâm của bức tranh, Raphael đã thể hiện 2 triết gia vĩ đại là Platon và Aristotles vừa đi vừa tranh luận. Đây chính là những người đặt nền móng cho triết học châu âu. Xung quanh và những bậc thang thấp là những học giả, những đại biểu của tư tưởng, khoa học, nghệ thuật của các thời kỳ sau đó, suốt chiều dày lịch sử 2000 năm tới thời Raphael. Hơn 50 nhân vật được diễn tả trong 1 bố cục gắn bó chặt chẽ với tương quan sáng tối lý tưởng làm nổi bật các nhân vật trên 1 nền kiến trúc tầng tầng lớp lớp trong sáng và sâu thẳm.

Hai năm sau, khi Raphael vẽ bức Trướng Athenes, ông vẽ bức Đức bà Sistine cho nhà thờ Saint Sixto. Bức tranh có bố cục tài tình khéo léo với 6 nhân vật, tạo nên tam giác ổn định bền vững như mong muốn trường tồn của nhà thờ. Đỉnh cao trang nghiêm đường bệ là hình Đức Mẹ Đồng trinh bế Chúa Hài đồng với những nét tâm lý sâu sắc qua từ dáng ngồi đến ánh mắt, như tiên báo một con người sinh ra để làm những việc lớn lao phi thường. Xung quanh gương mặt ngời sáng của Đức Mẹ và Chúa Hài đồng là vầng hào quang kỳ ảo, nếu ta nhìn kỹ sẽ thấy vầng hào quang này soi rõ vô vàn những khuôn mặt đang hướng về Chúa. Hai bên là các nhân vật Saint Sixto và Barbara đang tôn vinh Đức mẹ và Chúa hài đồng, tất cả đang bồng bềnh trên mây. Bên dưới cận cảnh bức tranh được kết bởi 2 thiên thần hướng thượng. Màu sắc ở đây cao nhã và tha thiết. Những hình ảnh hết sức tôn nghiêm nhưng lại gần gũi lạ thường. Bức tranh này là bản tổng kết tuyệt vời của Raphael về đề tài tôn giáo và tình mẹ con để mãi mãi về sau chưa ai có thể vượt qua.

Chỉ sau 5 năm tới làm việc tại Roma, khi Giáo hoàng Julius II mất (1513) danh tiếng Raphael đã vang dội. Tài năng và sự uyên bác của ông đã ảnh hưởng to lớn tới giới hoạ sĩ trẻ ở Italia thời bấy giờ, Tiếp theo 7 năm cuối đời của ông, Raphael đã làm việc dưới thời Giáo hoàng Leon X, mặc dù phải đảm đương nhiều trọng trách, giám sát các công trình ở Vatican, ông vẫn lãnh đạo 1 tập hợp đông đảo các nghệ sĩ tài năng, trong đó có Jiulio Romano và Giovan Francesco Penni. Với hội họa Raphael tiếp tục sáng tạo nhiều tác phẩm đẹp và hoành tráng như: Bà Velata (La Donna Valata 1514, Phòng tranh Pitti, Florence), Đức mẹ ngồi ghế (the Madonna of the chair 1515, Phòng tranh Pitti, Florence), Đám cháy ở Borgo ( The fire in the Brogo 1515. Vatican), Mẻ lưới kì diệu ( the miraculous draught of fishes 1515, Bảo tàng Victoria và Albert, London)….

Raphael mất vào năm 1920 ở tuổi 37 trong vinh quang tuyệt đỉnh và sự nuối tiếc vô hạn của bạn bè và những người yêu thích tranh ông
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
davidminhtang davidminhtang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Titian


Nếu tác phẩm của một họa sĩ thể hiện cả một thời đại, người ta có thể nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Picasso và thế kỷ 16 ở phương Tây là thế kỷ của Titian, bậc thầy hội họa của thành phố Venise.

Lúc sinh thời, người ta thường gọi ông là Da Cadore theo nơi ông sinh trưởng. Titian đã đi vào huyền thoại và Arétin, người bạn thân của ông, là người đã góp phần tạo nên những giai thoại về ông

Nếu tác phẩm của một họa sĩ thể hiện cả một thời đại, người ta có thể nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Picasso và thế kỷ 16 ở phương Tây là thế kỷ của Titian, bậc thầy hội họa của thành phố Venise.

Chào đời ở Pieve di Cadore, trong lãnh thổ Cadore, gần Belluno (Veneto), cậu bé Titian (Tiziano Vecelli) chưa đầy 12 tuổi đã cùng người anh là Francesco rời làng mạc ở vùng biên giới Dolomites để đến Venise học nghề với họa sĩ làm tranh ghép Zuccato. Và ngày 27 tháng 8 năm 1576, khi danh họa Titian từ trần giữa lúc sáng tác bức tranh Pietà (Đau Thương), trong khi bệnh dịch hạch đang hoành hành ở thành phố Venise, sổ khai tử của tu viện cho biết tuổi của ông: 103. Nhưng ngày nay có người cho rằng Titian sinh năm 1488, nghĩa là ông chỉ sống đến 88 tuổi. Có sách lại cho là ông sinh năm 1485. Trong một bức thư gởi cho hoàng đế Philip II, ông nói mình sinh năm 1477. Cho đến nay, ngày sinh chính xác của Titian vẫn chưa được xác định dù hầu hết đều cho rằng ông sinh năm 1490.

Lúc sinh thời, người ta thường gọi ông là Da Cadore theo nơi ông sinh trưởng. Titian đã đi vào huyền thoại và Arétin, người bạn thân của ông, là người đã góp phần tạo nên những giai thoại về ông, qua những ghi chép về những hoạt động phong phú và những quan hệ rộng rãi của ông. Người ta kể rằng Hoàng Đế Charles Quint (Charles V của dòng họ Habsburg ở Áo, được phong làm hoàng đế nước Áo, Tây Ban Nha và Ý vào năm 1530) đã cúi xuống nhặt cây cọ ông đánh rơi và chặn đứng những lời xì xào bàn tán của những triều thần không đồng tình với sự tôn kính mà vua dành cho nhà danh họa, bằng một giọng nói như sấm rền: "Titian xứng đáng được César phục vụ".

Trong khi không một họa sĩ nào khác được lệnh vẽ chân dung của Charles Quint, vị hoàng đế có quyền uy tột bậc này đã trở thành người khách hàng quan trọng nhất và trung thành nhất của Titian, và trong ba năm cuối cùng của đời mình, khi đã từ bỏ ngai vàng và sống ẩn dật trong một tu viện, ông đã mang theo ít nhất 9 bức tranh của Titian. Những thư từ trao đổi giữa Titian và vị hoàng đế cho thấy cả hai đã coi nhau như bạn bè, dù rằng Titian vẫn nhớ đến những phép tắc vượt lên trên tình bạn và không quên "hôn bàn tay Công Giáo bách chiến bách thắng của hoàng đế", đấng quân vương đã tưởng thưởng cho ông bằng nhiều danh hiệu cao quý, từ tước kỵ sĩ đến tước vương công và chức thẩm phán tòa án tối cao, cho phép ông bổ nhiệm các công chúng viên và các quan tòa, giải thoát những người nô lệ hay hợp thức hóa những đứa con ngoài giá thú!

Gombricht cho rằng "Titian không có những kiến thức uyên bác như Leonard de Vinci, cũng không có cá tính mạnh mẽ như Michel-Ange và sức lôi cuốn như Raphael!". Thế nhưng ông đã đạt được vinh quang tột bậc vì tự bản thân ông đã là cả một "đại dương". Nhà văn André Malraux cho rằng: "Tác phẩm của Titian mang lại cho tất cả các họa sĩ một bài học và một sự giải thoát. Nó cởi bỏ sợi dây trói buộc đôi bàn tay của họ". Vô số bức tranh sao chép Titian và những bức phác thảo của các họa sĩ lừng danh như Rubens, Delacroix, Monet, Degas, Cézanne, Poussin, Vélasquez, Watteau cho thấy nhà danh họa của thành phố Venise đã có sức mê hoặc vượt thời gian như thế nào. Tất cả những họa sĩ này đều muốn tận dụng những bài học của Titian mà Victor Basch gọi là "kẻ biết tận dụng", "kẻ biết tiếp thu những yếu tố mà người khác đã sáng tạo ra" để tạo nên bản sắc độc đáo của mình. Titian đã biết tận dụng xưởng thí nghiệm ý tưởng tuyệt vời ở thành phố Venise lúc bấy giờ. Leonard de Vinci đã đến thành phố này vào năm 1500, Durer đã sống ở đây một năm (từ 1505 đến 1506), và những tranh khắc đã giúp cho tác phẩm của Raphael và Michel-Ange lưu hành rộng rãi.

Sau bốn, năm năm học nghề với Zuccato, Titian bị lôi cuốn bởi "các họa sĩ hiện đại" lúc bấy giờ, chuyển đến xưởng vẽ của Gentile Bellini, trở nên gần gũi với Giovanni Bellini và trở thành người cộng sự của họa sĩ Giorgione. Một cuộc cách mạng trong lãnh vực hội họa đã bắt đầu hình thành ở xưởng vẽ này và tầm vóc của nó có thể sánh được với cuộc cách mạng của Caravage ở thế kỷ sau. Thế nhưng trận dịch năm 1510 đã quật ngã Giorgione ở tuổi 32 và Titian còn lại một mình với một tham vọng lớn lao.

Cuối năm đó, Titian được phái đến Padoue – thành phố mới vừa được chiếm lại bởi vị vương công tương lai Gritti – để thương thuyết sau trận đánh Agnello, nơi các đạo quân của nước Cộng Hòa Venise thảm bại trước các đạo quân của Pháp và các đạo quân của hoàng đế theo liên minh Cambrai. Bức tranh "Những Phép Lạ Của Thánh Antoine" do Titian sáng tác trong khoảng thời gian này đã khẳng định những nguyên lý thẩm mỹ học mới thắng thế bấy lâu nay ở Rome. Khi Titian trở lại Venise – thành phố đã bắt đầu thịnh vượng và tạo được một thế độc lập đầy thách thức đối với nước Ý lúc bấy giờ – con đường dẫn tới vinh quang và sự giàu có đã mở rộng trước mắt ông.

Năm 1513, khi mới 23 tuổi, Titian đã là một họa sĩ nổi tiếng, được mời đến Rome, ông khéo léo lợi dụng chuyến đi này để đòi hỏi một chức vụ. Chẳng những ông đề nghị vẽ bức tranh "Battle of Cadore" để treo ở phòng họp của Hội Đồng Hồng Y – một điều mà, theo lời ông "cho đến lúc đó, chẳng có một người nào có ý định thực hiện" – mà ông còn muốn thế chỗ của Giovanni Bellini lúc ấy đã ngoài 90 tuổi, để trở thành họa sĩ chính thức của Venise với khoản trợ cấp suốt đời là 100 ducat mỗi tháng. Titian hứa "sẽ hoàn thành tác phẩm nhanh chóng và hoàn hảo đến mức mọi người ở Rome sẽ hài lòng". Thế nhưng ông đã bỏ ra 25 năm để hoàn thành bức tranh này và nó đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn vào năm 1577.

Titian sống như một ông hoàng. Đẹp trai, tao nhã, và quyết đoán, chàng họa sĩ trẻ Titian đã tạo lập sự nghiệp chẳng khác gì một đế chế, luôn luôn đòi hỏi những vinh dự lớn lao hơn và nhiều tiền bạc hơn. Chỉ trong vài năm, ông giàu có hơn bất cứ họa sĩ nào khác xưa nay. Một người cùng thời nhận xét rằng "ông có khả năng nói những câu đùa bỡn để tạo bầu không khí vui vẻ trong mọi buổi yến tiệc", còn Arétin nói rằng những bậc thang ở nhà ông mòn nhẵn vì bước chân của những nhân vật có quyền thế bậc nhất thời đó, "chẳng khác gì con đường dẫn tới điện Capitole mòn nhẵn dưới bánh xe của những chiến xa trở về trong chiến thắng".

Dù Titian chỉ mới ngoài 20 tuổi, những đơn đặt hàng được gởi tới từ khắp mọi nơi, không những từ Venise mà cả từ những thành phố và những cộng đồng tôn giáo "trên đất liền", và những nhân vật có thế lực nhất lúc ấy – từ Alfonso, anh trai của Isabelle d'Este đến Đức Giáo Hoàng và Frédéric de Gonzague, người đã giới thiệu ông với hoàng đế Charles Quint sau lễ đăng quang vào năm 1530 ở Bologne – đã trở thành những khách hàng quen thuộc của ông. Các bức chân dung do Titian vẽ vẫn còn đó như một bằng chứng cho những mối quan hệ rộng rãi và tài năng nghệ thuật của ông.
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
tholvt tholvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 255
Mặc định

Isaac Ilyich Levitan


Isaac Ilyich Levitan (tiếng Nga: Исаак Ильич Левитан) (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1860, mất ngày 4 tháng 8 năm 1900) là một họa sĩ tranh phong cảnh người Nga gốc Do Thái nổi tiếng. Với những tuyệt tác như Mùa thu vàng hay Rừng bạch dương, Levitan được coi là một trong những họa sĩ Nga nổi tiếng nhất vào cuối thế kỉ 19.




Tiểu sử

Isaac Levitan sinh năm 1860 trong một gia đình gốc Do Thái nghèo nhưng có học thức ở thị trấn Kibarty, tỉnh Kovno (nay là Kaunas, Litva). Năm Levitan lên 10 thì cả gia đình chuyển về Moskva.

Tháng 9 năm 1873, Isaac Levitan thi đỗ vào Trường hội họa, điêu khắc và kiến trúc Moskva nơi anh trai của ông, Avel, cũng đã theo học được hai năm. Ở trong trường, Levitan được học các họa sĩ phong cảnh nổi tiếng của Nga lúc bấy giờ là A. K. Savrasov, V. G. Perov và V. D. Polenov. Levitan học rất giỏi và được nhận học bổng của trường. Tuy vậy khi học được hai năm thì mẹ của Isaac mất, cha ông thì lâm bệnh nặng và không thể tiếp tục hỗ trợ bốn anh chị em Levitan học tập chỉ nhờ vào mỗi tiền công từ việc dạy thêm do ông đã phải nghỉ công việc trong ngành đường sắt, sau đó ông cũng mất năm 1877 vì bệnh thương hàn. Cả gia đình Levitan lâm vào cảnh nghèo túng, bản thân Isaac Levitan thường xuyên phải nhịn đói hoặc ngủ lại trường nhưng nhờ có sự hỗ trợ của các giáo sư vốn yêu quý tài năng của Levitan, ông mới có thể tiếp tục việc học tập. Do cuộc sống thiếu thốn và việc học tập vất vả, sức khỏe và tinh thần của Levitan đã bắt đầu giảm sút ngay từ những năm này. Ông tốt nghiệp năm 1885.

Sự nghiệp

Tháng 3 năm 1877, hai tác phẩm đầu tiên của Isaac Levitan được triển lãm và được báo chí đánh giá cao. Sau vụ mưu sát của Alexander Soloviev nhằm vào Nga hoàng Alexander II tháng 5 năm 1879, lệnh trục xuất hàng loạt người Do Thái ra khỏi các thành phố lớn của Đế quốc Nga buộc gia đình ông phải chuyển đến vùng ngoại ô Saltykovka nhưng vào mùa thu các quan chức chính quyền dưới áp lực của những người hâm mộ nghệ thuật đã cho phép ông quay trở lại Moskva.

Thập niên 1880, bức tranh Ngày thu. Sokolniki (Îñåííèé äåíü. Ñîêîëüíèêè) của Isaac Levitan được nhà sưu tập tranh hàng đầu nước Nga là Pavel Mikhailovich Tretyakov mua lại. Mùa xuân năm 1884, Levitan tham gia vào cuộc triển lãm tranh lưu động của nhóm họa sĩ Peredvizhniki (nhóm họa sĩ lưu động) và đến năm 1891 thì trở thành thành viên chính thức của nhóm này cùng với các họa sĩ nổi tiếng khác như I. N. Kramskoi, K. A. Korovin.

Trong thời gian còn học ở Trường hội họa, Isaac Levitan kết bạn cùng các họa sĩ K. A. Korovin, M. V. Nesterov, kiến trúc sư Fyodor Shekhtel và họa sĩ N. P. Chekhov, anh trai của nhà văn nổi tiếng A. P. Chekhov, sau đó tác giả tranh phong cảnh nổi tiếng Levitan và tác giả truyện ngắn nổi tiếng Chekhov đã trở thành những người bạn thân thiết, Levitan thường đến nghỉ tại nhà Chekhov trong những giai đoạn khủng hoảng về tinh thần.

Giai đoạn từ 1889 tới 1890 ông tới Pháp và Italia.

Ngay từ khi còn ở trường Levitan đã bộc lộ thiên hướng về tranh phong cảnh và phần lớn các tác phẩm sau này của họa sĩ đều tập trung vào đề tài phong cảnh nông thôn hoặc thiên nhiên nước Nga. Những tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga với sắc vàng chủ đạo, bức Rừng bạch dương vẽ lại những cánh rừng bạch dương Nga vào mùa xuân với sắc xanh chủ đạo hay bức Cái yên tĩnh vĩnh hằng miêu tả thiên nhiên hùng vĩ nhìn từ một nhà nguyện nhỏ bé nằm giữa một con sông nước Nga. Levitan là người vẽ trời rất đẹp, người ta đã ví Levitan vẽ trời đẹp như là Claude Monet vẽ nước2.

Năm 1897, Levitan được bầu vào Viện hàn lâm nghệ thuật Nga và năm 1898 ông trở thành người phụ trách xưởng tranh phong cảnh tại trường học cũ của mình. Tuy nhiên càng về sau, sức khỏe của Levitan càng yếu, ông thường xuyên bị viêm phổi và suy sụp về tinh thần. Vì vậy họa sĩ thường dưỡng bệnh tại gia đình của người bạn Chekhov ở Crimea. Tại đây đã có lần Levitan dùng súng tự tử nhưng không chết2. Tuy nhiên, Levitan chưa bao giờ truyền tâm trạng u tối của mình vào trong các bức tranh, hầu hết các bức tranh của Levitan, kể cả bức cuối cùng Hồ (hay Tổ quốc) đều mang màu sắc tươi tắn và miêu tả tuyệt vời vẻ đẹp của thiên nhiên nước Nga. Chưa kịp hoàn thành tác phẩm Hồ thì Levitan qua đời ngày 4 tháng 8 năm 1900 khi mới 40 tuổi.

Isaac Levitan ban đầu được chôn ở nghĩa trang của người Do Thái ở Dorogomilovo, nhưng sau đó ông được cải táng về nghĩa trang nổi tiếng ở Moskva, Nghĩa trang Novodevichy, mộ của ông nằm kế bên mộ của người bạn thân Chekhov. Ngoài những người bạn và đồng nghiệp, Levitan chưa bao giờ lập gia đình hay có con.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
davidminhtang davidminhtang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Paul Cézanne (1839 -1906)




Hoạ sĩ người Pháp Paul Cézanne (1839 -1906) được coi là cha đẻ của hội hoạ hiện đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều cây cọ nổi tiếng thế kỷ 20.


Henri Matisse thừa nhận chịu ảnh hưởng lớn về cách sử dụng màu sắc của Cézanne, và Picasso cũng nhờ ông mà phát triển thành công trường phái lập thể.

Tuy nhiên, lúc sinh thời, Cézanne không được giới phê bình chú ý và luôn phải chịu sự cô độc trong quá trình sáng tác cũng như trong cuộc sống. Bạn bè và gia đình xa lánh bởi họ ác cảm với tính cách khác biệt nơi ông.

Cézanne sinh ngày 19/1/1839, là con trai một chủ ngân hàng giàu có. Người đồng hành với ông thuở thiếu thời là Émile Zola, sau này trở thành tiểu thuyết gia nổi tiếng. Giống như bạn, Paul bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ rất sớm. Điều này làm bố ông vô cùng thất vọng. Năm 1862, sau hàng loạt những cuộc tranh cãi không đầu không cuối với gia đình, hoạ sĩ đã khăn gói lên đường sang Paris du học với chút vốn liếng ít ỏi gia đình dành cho.

Thời kỳ đầu, Cézanne thường vẽ với tông màu tối và đường nét đậm, thể hiện tâm trạng, sự lãng mạn của những thế hệ trước. Nhưng dần dần, ông đã vẽ sát với hiện thực hơn, không quá coi trọng những nguyên tắc cơ bản về bố cục cũng như màu sắc. Ông tiếp cận phong cách ấn tượng qua cách thể hiện ánh sáng ngoài trời, chứ không bó gọn trong khung cảnh của phòng. Nhờ thế, những bức hoạ về trang trại và nông thôn hiện lên rất rực rỡ, trong sáng ở tác phẩm của ông.

Khoảng thời gian từ 1874 đến 1877, trường phái ấn tượng không gặt hái thành công về mặt thương mại. Vì thế, hoạ sĩ rời bỏ Paris trở về quê nhà Aix – en - Provence năm 80 và không lâu sau, ông được thừa hưởng toàn bộ gia sản. Từ đó, ông trở nên độc lập về mặt tài chính, đồng thời cắt bỏ các mối quan hệ của mình để tập trung sáng tác. Tuy nhiên, ông gần như không bao giờ hài lòng với nỗ lực của mình. Các tác phẩm của Cézanne thường không hoàn chỉnh hoặc bị chính hoạ sĩ huỷ bỏ.
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
pluong pluong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 242
Mặc định

Vincent Willem van Gogh

Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử (De Grootste Nederlander) do đài KRO tổ chức, Vincent van Gogh được xếp thứ 10 và là nghệ sĩ có thứ hạng cao thứ 2 trong danh sách (sau họa sĩ Rembrandt xếp thứ 9).



Vincent Willem van Gogh (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890), thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng1. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới. Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.

Thời thanh niên, Van Gogh làm việc trong một công ty buôn bán tranh, sau đó là giáo viên và nhà truyền giáo tại một vùng mỏ nghèo. Ông thực sự trở thành họa sĩ từ năm 1880 khi đã 27 tuổi. Thoạt đầu, Van Gogh chỉ sử dụng các gam màu tối, chỉ đến khi được tiếp xúc với trường phái ấn tượng (Impressionism) và Tân ấn tượng (Neo-Impressionism) ở Paris, ông mới bắt đầu thay đổi phong cách vẽ của mình. Trong thời gian ở Arles miền Nam nước Pháp, Van Gogh kết hợp các màu sắc tươi sáng của hai chủ nghĩa này với phong cách vẽ của mình để tạo nên các bức tranh có phong cách rất riêng. Chỉ trong 10 năm cuối đời, họa sĩ đã sáng tác hơn 2000 tác phẩm, trong đó có khoảng 900 bức họa hoàn chỉnh và 1100 bức vẽ hoặc phác thảo. Phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác vào hai năm cuối đời, thời gian ông lâm vào khủng hoảng tinh thần tới mức tự cắt bên tai trái vì tình bạn tan vỡ với họa sĩ Paul Gauguin. Sau đó Van Gogh liên tục phải chịu đựng các cơn suy nhược thần kinh và cuối cùng ông đã tự kết liễu đời mình.

Người quan trọng nhất trong cuộc đời Van Gogh là em trai ông, Theo, người đã luôn lo lắng và hỗ trợ tài chính cho Van Gogh. Tình anh em giữa Vincent và Theo đã được ghi lại qua rất nhiều lá thư họ trao đổi kể từ tháng 8 năm 1872.

Sức khỏe và phong cách sáng tác

Van Gogh thường xuyên gặp phải các vấn đề về thần kinh, đặc biệt trong những năm cuối đời. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra trong việc tìm nguyên nhân thực sự cho chứng bệnh thần kinh của họa sĩ và tác động của nó lên các tác phẩm của ông. Người ta đã đưa ra khoảng 30 chẩn đoán khác nhau cho triệu chứng bệnh của Van Gogh26, trong đó phải kể tới chứng tâm thần phân liệt, rối loạn chức năng, giang mai, ngộ độc màu vẽ, động kinh và rối loạn chuyển hóa porphyrine cấp tính. Bất kì chứng bệnh nào trong số trên cũng có thể là thủ phạm dẫn tới sự suy nhược thần kinh của họa sĩ, tình trạng của ông còn bị làm trầm trọng thêm do ăn uống thiếu chất, lao lực, mất ngủ và nghiện rượu, nhất là rượu absinthe.

Cũng có nhiều giả thuyết y học được đưa ra để giải thích việc Van Gogh ưa dùng màu vàng trong các bức tranh của ông. Một giả thuyết cho rằng việc này có thể xuất phát từ chứng nghiện absinthe của Van Gogh, trong loại rượu này có chứa một loại neurotoxin tên là thujone. Việc hấp thụ thujone với liều cao có thể dẫn tới chứng thấy sắc vàng (xanthopsia). Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu năm 1991 đã chỉ ra rằng những người nghiện absinthe sẽ phải trở nên gần như vô thức nếu hấp thụ đủ lượng thujone gây chứng thấy sắc vàng. Cũng có giả thuyết cho rằng bác sĩ Gachet có thể đã kê đơn cho Van Gogh dùng mao địa hoàng (digitalis) để chữa chứng động kinh của ông. Việc này được suy đoán từ những bức chân dung bác sĩ Gachet của Van Gogh, bên cạnh người mẫu thường có vài cây hoa mao địa hoàng. Người dùng mao địa hoàng với liều lớn có thể dẫn tới triệu chứng quan sát thấy những điểm màu vàng có quầng xung quanh (giống như trong bức Đêm đầy sao)27.

Người ta còn đưa ra một giả thuyết cho thể trạng yếu của họa sĩ, đó là do ngộ độc chì. Các màu vẽ mà Van Gogh thường dùng đều có gốc chì, và một trong các triệu chứng của nhiễm độc chì đó là căng võng mạc dẫn tới thường xuyên nhìn thấy các quầng sáng, một đặc điểm thường thấy trong các tác phẩm cuối đời của họa sĩ.

Di sản và đánh giá

Van Gogh chết trong cảnh nghèo túng và chỉ mới có một chút danh tiếng trong giới nghệ thuật châu Âu. Tuy vậy các sáng tác của ông về sau đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các họa sĩ sau này, đặc biệt là các họa sĩ thuộc trường phái Dã thú (Fauvism) như Henri Matisse và các họa sĩ thuộc trường phải Biểu hiện Đức thuộc nhóm Die Brücke. Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng trong nghệ thuật thập niên 1950 cũng bắt nguồn từ việc phát triển các ý tưởng sáng tác của Van Gogh.

Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử (De Grootste Nederlander) do đài KRO tổ chức, Vincent van Gogh được xếp thứ 10 và là nghệ sĩ có thứ hạng cao thứ 2 trong danh sách (sau họa sĩ Rembrandt xếp thứ 9).

Các họa phẩm đắt giá

Sau khi mất, tranh của Van Gogh rất được các bảo tàng nghệ thuật và nhà sưu tầm cá nhân ưa thích, đặc biệt là trong thập niên 1980 và 1990. Khi đó tác phẩm của Van Gogh liên tục phá kỉ lục thế giới về giá bán, có thể kể tới các bức như Chân dung Bác sĩ Gachet, Hoa diên vĩ, Chân dung tự họa, Hoa hướng dương, Cánh đồng lúa mỳ và cây trắc bá,…
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
lananh_hiep lananh_hiep đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 264
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Leonardo di ser Piero da Vinci

Leonardo di ser Piero da Vinci (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý.


Leonardo di ser Piero da Vinci (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là "Leonardo di ser Piero da Vinci" có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci". Ông nổi tiếng với những bức họa cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức họa, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký họa, minh họa về khoa học, và bút ký.
Cuộc đời
Xuất thân và thời niên thiếu
Leonardo là người con không có giá thú của công chứng viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và người con gái nông dân 22 tuổi Catarina. Quan hệ của Catarina với Ser Piero dường như chấm dứt ngay sau khi bà sinh người con trai. Sau đó ít lâu bà kết hôn với người chủ một lò gốm, Accattabriga di Píaero del Vacca từ Vinci, và có thêm 5 người con.
Sau khi chia tay với Catarina, Ser Piero nhận nuôi dưỡng Leonardo. Ông kết hôn 4 lần, có thêm 9 người con trai và 2 người con gái với hai người vợ cuối của ông. Ser Piero là công chứng viên của nhiều gia đình danh tiếng trong thành phố và là người thành công trong nghề nghiệp. Thân chủ của ông bao gồm không những gia đình Medici mà còn gồm cả chính phủ thành phố (signoria) hay hội đồng quốc gia.
Leonardo lớn lên trong gia đình của cha ông và sống phần lớn thời gian thời thiếu niên tại thành phố Firenze. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Cha của Leonardo đưa một vài tranh vẽ của ông cho một người quen xem, Andrea del Verocchio, người ngay lập tức nhận ra được tài năng về nghệ thuật của Leonardo và được Ser Piero chọn làm thầy cho Leonardo.
Mặc dù không phải là một tài năng phát minh hay sáng tạo lớn trong nghệ thuật đương thời ở Firenze nhưng Verocchio cũng là một nghệ nhân hàng đầu trong nghề kim hoàn, điêu khắc và trong hội họa. Đặc biệt ông là một người thầy tài năng. Leonardo làm việc nhiều năm (khoảng 1470-1477) trong xưởng vẽ của ông cùng với Lorenzo di Credi và Pietro Perugino.
Năm 1476 ông bị buộc tội cùng với 3 người đàn ông khác đã có quan hệ tình dục với một người đàn ông 17 tuổi, Jacopo Saltarelli, là một người đàn ông mại ****************** được nhiều người biết. Sau 2 tháng trong tù ông được tuyên bố vô tội vì không có người làm chứng.
Chẳng bao lâu ông đã học hết tất cả những gì Verrocchio có thể dạy, thậm chí còn nhiều hơn thế nữa, nếu như có thể tin vào những câu chuyện thường được kể lại về các hình ảnh hay tượng được cho là do những người học trò của Verrocchio sáng tác. Giorgio Vasari, kiến trúc sư, họa sĩ và cũng là một nhà tiên phong trong số những người biên niên sử nghệ thuật cùng thời với Leonardo cũng đã tường thuật tương tự.
Bức tranh Rửa tội Christi do Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của Vallombrosa hiện có thể được xem tại Viện hàn lâm Firenze. Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa. Bức tranh được vẽ nguyên thủy bằng màu keo (tempera) này đã bị vẽ dầu chồng lên nhiều lần nên việc kết luận có sơ sở hiện nay là rất khó khăn. Một số ý kiến đáng tin cậy thiên về việc công nhận không những có bàn tay của Leonardo trên khuôn mặt của thiên thần mà còn trong nhiều phần về y phục và phong cảnh phía sau mang tính đặc trưng và có thể nhận thấy được trong các tác phẩm khác của ông. Tác phẩm này được hoàn thành vào khoảng năm 1470, khi Leonardo 18 tuổi.
Vào khoảng năm 1472 tên của ông có trong danh sách của phường hội họa sĩ thành phố Firenze. Ông sống và làm việc tại đây thêm 10 hay 11 năm và cho đến năm 1477 vẫn còn được gọi là học trò của Verrocchio. Thế nhưng trong năm này dường như ông đã được Lorenzo de Medici nâng đỡ và làm việc như là một nghệ sĩ độc lập dưới sự bảo trợ của Lorenzo de Medici từ năm 1482 cho đến năm 1483.
Thông qua lời giới thiệu của Lorenzo de Medici cho công tước Ludovico Sforza, người muốn đặt một tượng đài kỵ sĩ tôn vinh Francesco I Sforza, người khởi đầu cho triều đại Sforza tại Milano, Leonardo rời Firenze đến Milano vào khoảng năm 1483.
Milano
Bằng chứng đầu tiên được ghi lại cho thời gian làm việc của Leonardo tại Milano được xác định là năm 1487. Một vài nhà viết tiểu sử phỏng đoán là thời gian từ năm 1483 đến năm 1487 hay ít nhất là một phần của thời gian này được dùng cho những chuyến đi du lịch phương Đông, thế nhưng từ tất cả những người cùng thời với Leonardo đều không để lại một dấu vết nào về chuyến đi của Leonardo về phương Đông.
Trong những năm đầu tiên sau khi tiếm quyền, Ludovico bị tấn công dữ dội, đặc biệt là từ những người theo phái của chị dâu của ông, Bona của Savoie, mẹ của công tước trẻ tuổi Gian Galeazzo Sforza, người cầm quyền chính thống. Để chống lại những tấn công này, Ludovico đã dùng hằng loạt thi sĩ và nghệ sĩ thông qua các diễn văn công cộng, kịch nghệ, hình ảnh và khẩu hiệu để ca ngợi sự sáng suốt và tính tốt đẹp của sự giám hộ đồng thời truyền bá tính xấu xa của những người chống lại ông. Các ghi chép và dự án trong những bản viết tay của Leonardo là bằng chứng cho thấy ông cũng thuộc về số người nghệ sĩ này. Nhiều bức vẽ phác thảo như vậy hiện nay đang nằm trong Christ Church tại Oxford, một bức phác thảo vẽ một nữ phù thủy có sừng hay nữ quỷ đang xua chó tấn công Milano. Bức phác thảo này gần như chắc chắn ám chỉ việc người của nữ công tước Bona ám sát Ludovico không thành vào năm 1484.
Dịch hạch tại Milano trong thời gian 1484-1485 là dịp cho Leonardo trình nhiều dự án của ông lên Ludovico nhằm chia lại thành phố và tái xây dựng theo các nguyên tắc vệ sinh tốt hơn. Thời gian 1485-1486 dường như cũng là thời gian khởi đầu cho kế hoạch làm đẹp và củng cố pháo đài của ông, mặc dù không được toại nguyện. Sau đó là các kế hoạch và mô hình của ông trong dịp thi đua được công bố giữa các kiến trúc sư người Ý và người Đức để hoàn thành nhà thờ lớn của Milano. Văn kiện trả tiền cho ông vẫn còn tồn tại nằm trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1487 đến tháng 5 năm 1490. Cuối cùng thì không một dự án nào được tiến hành.
Bức tượng kỵ sĩ cao 7 mét, nhiệm vụ chính của Leonardo khi đến Milano được hoàn thành vào cuối năm 1493, vào lúc người do hoàng đế Maximilian I cử đến hộ tống cô dâu Bianca Maria Sforza về làm lễ cưới. Theo tường thuật thời bấy giờ thì đây là một công trình vĩ đại, nhưng các tường thuật này lại thiếu chính xác đến mức không thể kết luận được là tượng đài này phù hợp với phác thảo nào trong số nhiều bản vẽ phác thảo còn tồn tại cho đến ngày nay.
Trong khoảng thời gian từ năm 1495 đến năm 1497 Leonardo vẽ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông, bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie, theo yêu cầu của Ludovico Sforza. Năm 1980 nhà thờ cùng với bức tranh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vua Louis XII của Pháp, sau khi chiếm được Milano, đã đích thân đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và đã hỏi là có thể tháo gỡ ra khỏi tường nhằm mang về Pháp. Hai tháng sau khi vua Louis XII chiếm Milano, trong tháng 12 năm 1499, Leonardo cùng người bạn là Luca Pacioli rời thành phố Milano.
Firenze
Leonardo và Luca Pacioli dừng chân tại Mantua, nơi Leonardo được nữ công tước Isabella Gonzage tiếp đón nồng hậu. Khi nghe tin Ludovico kết cuộc đã bị lật đổ, hai người bạn từ bỏ kế hoạch trở về Milano và tiếp tục đi đến Firenze, thành phố đang bị sức ép từ nhiều vấn đề nội bộ và từ cuộc chiến tranh chống lại Pisa không có kết quả. Tại đây Leonardo nhận vẽ một bức tranh thờ cho nhà thờ Annunziata. Filippino Lippi, người thật ra đã nhận lời yêu cầu vẽ, đã nhường lại cho Leonardo. Mãi đến tháng 4 năm 1501 Leonardo mới hoàn thành bản phác thảo trên giấy. Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi cho bản vẽ trên giấy, Leonardo đã không hoàn thành bức tranh này và các tu sĩ Annunziata cuối cùng lại phải chuyển lời yêu cầu đến Filippino Lippi.
Trong mùa xuân năm 1502 ông bất ngờ về làm việc cho công tước Cesare Borgias. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1502 cho đến tháng 3 năm 1503 Leonardo, với tư cách là kỹ sư quân sự có quyền cao nhất, đã đi du hành qua một phần lớn miền trung nước Ý. Hai tháng sau khi Vito Luzza, một người dưới quyền của Cesare và là bạn của Leonardo, bị Cesare giết chết, Leonardo trở về Firenze. Ông đã để lại rất nhiều ghi chú và bản vẽ có ghi ngày tháng cũng như 6 tấm bản đồ lớn do ông tự vẽ bao gồm các vùng đất Maremma, Toscana và Umbria.
Trở về Firenze, ông được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa trang trí cho một trong những bức tường của đại sảnh nhà hội đồng thành phố. Michelangelo được trao nhiệm vụ vẽ một bức bích họa khác cũng trong cùng căn phòng. Ông hoàn thành phác thảo trên giấy trong vòng 2 năm (1504-1505) nhưng do có nhiều khó khăn về kỹ thuật trong lúc vẽ trên tường nên bức bích họa không được hoàn thành.
Trong thời gian này (1503-1506), theo một số nguồn khác là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa (hay còn gọi là La Gioconda) mà theo Vasari thì đây là bức chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của một người buôn bán tơ lụa tại Firenze. Lúc đương thời Leonardo đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo trên khắp các chặn đường đời sau đó. Sau khi Leonardo qua đời, vua François I của Pháp đã mua bức tranh này với giá là 4.000 đồng Florin vàng. Người ta nói là cho đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười trong bức tranh này.
Milano
Trong mùa xuân 1506, Leonardo chấp nhận lời mời khẩn thiết của Charles d'Amboise, thống đốc vùng Lombardia của vua Pháp, trở về lại Milano. Vua Pháp Louis XII gửi tin yêu cầu Leonardo hãy đợi ông đến Milano vì ông đã xem được một bức tranh Đức Mẹ nhỏ của Leonardo ở Pháp và hy vọng sẽ nhận được từ Leonardo các tác phẩm như vậy và ngoài ra có thể là một bức chân dung.
Tháng 9 cùng năm ông phải trở về Firenze vì việc riêng tư không vui. Cha Leonardo qua đời vào năm 1504 dường như không để lại di chúc. Sau đó Leonardo đã có tranh tụng với 7 người em trai cùng cha khác mẹ về việc thừa kế gia tài của cha ông và sau đó là của một người chú bác. Việc kiện tụng kéo dài nhiều năm và bắt buộc Leonardo phải nhiều lần tạm ngưng công việc ở Milano để về Firenze, mặc dù đã có nhiều thư của Charles d'Ambois, vua Louis XII, của những người thân quen và đỡ đầu có thế lực khác để thúc đẩy sớm kết thúc việc kiện tụng này. Trong một bức thư gửi Charles d'Amboise vào năm 1511, Leonardo đã nhắc đến việc kiện tụng sẽ sắp chấm dứt và viết về hai bức tranh Đức Mẹ mà ông sẽ mang về Milano. Người ta tin rằng một trong 2 bức tranh đó là bức Madonna Litta mà hiện nay một bản sao được trưng bày trong Viện bảo tàng Hermitage (Cung điện mùa Đông).
Vào tháng 5 năm 1507 vua Louis XII đến Milano và Leonardo chính thức chuyển sang phục vụ cho Louis XII với chức danh là họa sĩ triều đình và kỹ sư. Theo những ghi chép còn tồn tại, trong thời gian 7 năm Leonardo ở tại Milano (1506-1513) ông làm việc rất ít trong lĩnh vực hội họa và kiến trúc. Ông đã cùng nghiên cứu về giải phẫu học với giáo sư Marcantonio della Torre. Bức chân dung tự họa bằng phấn đỏ hiện đang ở trong Biblioteca Reale tại Torino có thể được vẽ vào khoảng thời gian này khi ông gần 60 tuổi.
Roma
Tháng 6 năm 1512 triều đại Sforza trở lại nắm quyền lực ở Milano. Chỉ trong vòng vài tháng sau đó Leonardo và các học trò của ông rời Milano đi đến Roma phục vụ cho gia đình Medici. Nhờ ảnh hưởng của Giuliano de Medici, một người bạn của Leonardo và là người em trai trẻ tuổi nhất của giáo hoàng, Leonardo được cư ngụ trong Tòa thánh Vatican và có một xưởng vẽ riêng. Theo các nguồn tài liệu đáng tin cậy còn tồn tại trong thời gian này Leonardo chỉ vẽ hai bức tranh panel nhỏ cho một viên chức trong tòa thánh. Qua nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu học Leonardo đã khám phá ra chứng xơ cứng động mạch ở người già. Thế nhưng các ghi chép của ông về đề tài này chưa từng được công bố và đã mất tích hằng trăm năm trước khi tái xuất hiện. Sau khi ở tại Roma gần 2 năm Leonardo chấp nhận lời mời của vua François I của Pháp đi đến nước Pháp.
Pháp
Trong thời gian hơn 2 năm còn lại của cuộc đời Leonardo sống trong lâu đài Clos Lucé gần Amboise. Ông đã vẽ nhiều bức tranh như Leda và thiên nga (hiện chỉ còn lại bản sao), phiên bản thứ hai của bức tranh Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Leonardo mất ngày 2 tháng 5 năm 1519.
Một số tác phẩm

*
Báo tin mừng (1475-1480)
*
Thánh mẫu Benois (1478-1480)
*
Đức mẹ đồng trinh trong hang đá (1483-86)
*
Người đàn bà và con chồn (1488-90)
*
Chân dung một nhạc sĩ (khoảng 1490)
*
Madonna Litta (1490-1491)
*
Bữa ăn tối cuối cùng (1498)
*
Mona Lisa (1503-1505/1507)
*
Leda và thiên nga (1508)
*
St. John the Baptist (khoảng 1514)
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 12-06-2012, 10:44 AM
johnhuynh426 johnhuynh426 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 264
Mặc định

tui xin gửi thêm vài bức tranh cụ thể của leonard

http://s384.photobucket.com/albums/o...1218024379.jpg

http://s384.photobucket.com/albums/o...t=anghiari.jpg

http://s384.photobucket.com/albums/o...1218024336.jpg

http://s384.photobucket.com/albums/o...1218024300.jpg

http://s384.photobucket.com/albums/o...1218024203.jpg
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:04 PM - Diễn đàn được xây dựng bởi SANGNHUONG.COM
© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.