30-12-2013, 03:48 PM
|
Junior Member
|
|
Tham gia ngày: Dec 2013
Bài gửi: 3
|
|
Đôi điều về đồng phục học sinh
Có thể nói việc Bộ GD&ĐT ra văn bản chỉ đạo các trường không được bắt buộc học sinh, sinh viên mặc đồng phục hằng ngày đến trường đều làm cho tất cả phụ huynh vui mừng. Bởi từ nay, phụ huynh sẽ giảm được một khoản không nhỏ từ tiền mua dong phuc hoc sinh và họ có thể dùng số tiền này để trang trải vào chi phí học hành khác của con cái.
Ngày khai trường, nhìn cảnh các em học sinh đồng phục mới tinh xếp hàng ngay ngắn, thật đẹp mắt. Nhưng đằng sau cái sự rạng ngời đó là thêm bao gánh nặng chất lên vai phụ huynh. Hết đồng phục mặc hằng ngày, lại đến đồng phục thể dục thể thao, đồng phục lớp mặc những lúc đi dã ngoại... nên chi phí có khi lên tới cả triệu đồng. Nhiều gia đình tiết kiệm, thấy đồng phục năm trước của con còn mới nên không có ý định đăng ký mua nữa. Tuy nhiên, theo quy định của nhà trường vẫn phải đóng mỗi năm. Với gia đình khá giả thì không sao, nhưng với những hộ nghèo khó, lương chỉ vài triệu đồng/ tháng thì là cả một vấn đề to tát. Nhiều trường tàn nhẫn đến mức không cho học sinh vào trường chỉ vì không mặc đồng phục đúng như qui định của nhà trường. Nhiều phụ huynh bức xúc góp ý Hội Phụ huynh học sinh nhưng sự việc chẳng đi đến đâu. Vì một số gia đình giàu có không quan tâm đến chuyện… cỏn con này.
Đó là chưa nói tới việc các trường thu tiền mua đồng phục theo kiểu bát nháo, giá "trên trời”. Đồng phục đi học thường ngày của học sinh thu giá khoảng 500 -700 ngàn đồng/năm (tùy theo mỗi trường và mỗi khối), nhưng nếu đem ra tiệm may thì giá chỉ bằng phân nửa. Khổ nỗi phụ huynh bắt buộc phải đóng chứ không được mượn mẫu đem ra tiệm may. Cha mẹ không chịu đóng hoặc chậm đóng thì con cái sẽ gặp phiền toái trong việc học.
Nay Bộ GD&ĐT ra văn bản này tất nhiên người vui sướng nhất vẫn là phụ huynh. Mong rằng trong tương lai gần, phụ huynh sẽ tiếp tục nhận được những văn bản "tiết kiệm” như thế này của Bộ GD&ĐT để tất cả con em đều được đến trường, chứ không phải bỏ học giữa chừng vì gánh nặng của "phí”.
|