Register Calendar Member List FAQ
Fibe Design

 
Chợ thông tin thời trang Áo Quần Việt Nam > Trung tâm mua bán - trao đổi > Spam ? Quyền, nghĩa vụ, phạm vi hoạt động của Luật sư

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 08-06-2012, 10:48 PM
tholvt tholvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 255
Mặc định Quyền, nghĩa vụ, phạm vi hoạt động của Luật sư

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ
1. Luật sư - Anh là ai?
Theo Điều 2 Luật Luật sư (29/6/2006), “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. (Xem thêm Chương II Luật Luật sư).
2. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư:
Điều 21 Luật Luật sư quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư như sau:
Luật sư có các quyền:
a) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
b) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
c) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
d) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
Luật sư có các nghĩa vụ:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư;
b) Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
c) Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Phạm vi hành nghề của Luật sư:
Phạm vi hành nghề của Luật sư được quy định như sau:
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. (Điều 22 Luật Luật sư).
4. Những yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp của Luật sư:
Tuy luật không quy định, nhưng Luật sư được xem là một trong số những nghề được xã hội tôn trọng. Vì vậy, muốn được xã hội luôn luôn tôn trọng, tự bản thân những người hành nghề Luật sư cũng phải tự biết tuân thủ và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của mình. Mỗi Đoàn Luật sư có thể thống nhất với các thành viên những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng, nhưng nhìn chung, các Luật sư đều thống nhất những chuẩn mực cơ bản đạo đức nghề nghiệp có đặc điểm chung như sau:
- Giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp: Đối với luật sư việc giữ gìn phẩm giá và uy tín là bổn phận bắt buộc trong việc hoàn thành chức năng nghề nghiệp luật sư.
- Độc lập, trung thực, khách quan: Khi hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư phải bảo đảm tính độc lập, trung thực và tận tụy, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.
- Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống: Luật sư là người trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học pháp lý, do vậy khi hành nghề cũng như trong lối sống phải ứng xử có văn hoá tạo được sự tôn trọng của xã hội.
- Thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp.
Sưu tầm
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 08-06-2012, 10:48 PM
davidminhtang davidminhtang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 291
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

anh ơi
em rất muốn thực hiện giấc mơ của mình là trở thành một luật sư
nhưng nhiều lúc em thấy nản quáhọc luật rất nhiều,mà muốn trở thành luật sư thì phải là người thực sự có năng lực
em phải làm như thế nào để có thể thưch hiện được giấc mơ đó ak?
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 08-06-2012, 10:48 PM
johnhuynh426 johnhuynh426 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 264
Mặc định

Mình nghĩ trở thành một luật sư là một ước mơ đáng theo đuổi. Mình cũng có chung ước mơ như bạn, nhưng mình khác bạn ở chỗ là mình không thấy nản khi học luật. Ngược lại mình thấy học luật rất hay. Tuy học luật phải học nhiều môn, nhiều kiến thức, nhưng ở mỗi môn học mình đều thấy có sự liên quan với nhau. Hơn nữa, mình thấy cái hay của học luật là mọi thứ đều gắn với thực tế. Những cái mình học đều được thực thi trong cuộc sống. Mình cũng không coi trở thành luật sư là “giấc mơ” như bạn. Nếu bạn đang theo học luật thì bạn việc bạn trở thành luật sư là việc bạn xác định trong định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường của mình và đó là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Chỉ cần bạn tìm hiểu về nghề luật sư, chuẩn bị các hành trang của một người học luật, cố gắng từ từ và từng bước, nhưng quan trọng nhất là bạn phải có kiến thức cơ bản và kỹ năng công việc, bạn cần một người trong nghề dẫn dắt bạn ngay từ khi bạn còn ngồi trên giảng đường…Thời gian và sự cố gắng của bạn sẽ cho bạn hai chữ “năng lực” của luật sư mà bạn băn khoăn.
Cố lên nào, đâu phải đất nước này chỉ mình bạn học luật đâu, vậy mà người ta vẫn trở thành luật sư nhiều và còn giỏi giang, nổi tiếng nữa. Người ta cũng có những tháng ngày học luật như bạn và mình. Nếu bạn cứ nản vì sợ số lượng kiến thức luật nhiều như vậy thì bao giờ bạn mới tiến gần đến chứng chỉ hành nghề luật sư của bạn? Cố gắng nhiều bạn nhé!
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 08-06-2012, 10:48 PM
vuongthaivan vuongthaivan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 238
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn,
Mình đọc ước mơ của Bạn để trở thành một luật sư. Trước tiên, rất mong bạn cố gắng học để ước mơ của mình thành hiện thực. Còn việc học luật là biết cách học làm sao cho hiệu quả. Mình cam đoan với bạn rằng tất cả Các luật sư trên thế giới không ai có thể thuộc luật được đâu, mà người ta có cách học, cách tư duy sao cho hiệu quả trong công việc. Đối với việc học Luật mình có một số lời khuyên như sau:
Thứ nhất, Bạn học cách tư duy nghề luật. Theo mình cách tư duy để giải quyết 1 vụ việc hay 1 vụ án như sau:
Trước tiên, Bạn nghĩ đến Lẽ Công Bằng hay còn gọi là Justies of Law để xem vụ việc nay như thế nào? có đúng với xã hội, đạo đức không?
Thứ hai: Hình dung trong tư duy về cách Loại Luật nào sẽ áp dụng, quy phạm nào sẽ được sử dụng
Thứ ba, bạn mới tìm kiếm văn bản áp dụng đối với vụ việc đó.
đó là đôi điều của mình về cách thức học luật thôi, Nếu bạn quan tâm và muốn ước mơ của mình thành hiện thực thì hay trao đổi.:66:
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 08-06-2012, 10:48 PM
tholvt tholvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 255
Mặc định

đó chính là tư duy pháp luật. kĩ năng quan trọng nhất của Luật sư
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:54 AM - Diễn đàn được xây dựng bởi SANGNHUONG.COM
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.