tholvt
08-06-2012, 10:48 PM
QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ
1. Luật sư - Anh là ai?
Theo Điều 2 Luật Luật sư (29/6/2006), “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. (Xem thêm Chương II Luật Luật sư).
2. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư:
Điều 21 Luật Luật sư quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư như sau:
Luật sư có các quyền:
a) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
b) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
c) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
d) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
Luật sư có các nghĩa vụ:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư;
b) Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
c) Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Phạm vi hành nghề của Luật sư:
Phạm vi hành nghề của Luật sư được quy định như sau:
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. (Điều 22 Luật Luật sư).
4. Những yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp của Luật sư:
Tuy luật không quy định, nhưng Luật sư được xem là một trong số những nghề được xã hội tôn trọng. Vì vậy, muốn được xã hội luôn luôn tôn trọng, tự bản thân những người hành nghề Luật sư cũng phải tự biết tuân thủ và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của mình. Mỗi Đoàn Luật sư có thể thống nhất với các thành viên những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng, nhưng nhìn chung, các Luật sư đều thống nhất những chuẩn mực cơ bản đạo đức nghề nghiệp có đặc điểm chung như sau:
- Giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp: Đối với luật sư việc giữ gìn phẩm giá và uy tín là bổn phận bắt buộc trong việc hoàn thành chức năng nghề nghiệp luật sư.
- Độc lập, trung thực, khách quan: Khi hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư phải bảo đảm tính độc lập, trung thực và tận tụy, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.
- Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống: Luật sư là người trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học pháp lý, do vậy khi hành nghề cũng như trong lối sống phải ứng xử có văn hoá tạo được sự tôn trọng của xã hội.
- Thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp.
Sưu tầm
1. Luật sư - Anh là ai?
Theo Điều 2 Luật Luật sư (29/6/2006), “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. (Xem thêm Chương II Luật Luật sư).
2. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư:
Điều 21 Luật Luật sư quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư như sau:
Luật sư có các quyền:
a) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
b) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
c) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
d) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
Luật sư có các nghĩa vụ:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư;
b) Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
c) Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Phạm vi hành nghề của Luật sư:
Phạm vi hành nghề của Luật sư được quy định như sau:
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. (Điều 22 Luật Luật sư).
4. Những yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp của Luật sư:
Tuy luật không quy định, nhưng Luật sư được xem là một trong số những nghề được xã hội tôn trọng. Vì vậy, muốn được xã hội luôn luôn tôn trọng, tự bản thân những người hành nghề Luật sư cũng phải tự biết tuân thủ và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của mình. Mỗi Đoàn Luật sư có thể thống nhất với các thành viên những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng, nhưng nhìn chung, các Luật sư đều thống nhất những chuẩn mực cơ bản đạo đức nghề nghiệp có đặc điểm chung như sau:
- Giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp: Đối với luật sư việc giữ gìn phẩm giá và uy tín là bổn phận bắt buộc trong việc hoàn thành chức năng nghề nghiệp luật sư.
- Độc lập, trung thực, khách quan: Khi hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư phải bảo đảm tính độc lập, trung thực và tận tụy, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.
- Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống: Luật sư là người trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học pháp lý, do vậy khi hành nghề cũng như trong lối sống phải ứng xử có văn hoá tạo được sự tôn trọng của xã hội.
- Thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp.
Sưu tầm